- Bài viết
- 1,008
- Reaction score
- 939
Mình xin đưa ra quan điểm về điểm giống và khác nhau về xuất xứ thuần túy và không thuần túy và diễn tả theo ý của mình cho các bạn dễ hình dung nên nhiều câu từ sẽ không giống trong thông tư nhé. Các bạn muốn xem nguyên văn thì tham khảo thông tư 21/2010/TT-BTC ngày 17/05/2016
- Hàng hóa nhập khẩu được xem là có xuất xứ thuần túy khi hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của 1 nước xuất khẩu là thành viên Asean.
Ví dụ:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng như: hoa quả, rau, cây, tảo biển, nấm và các loại cây trồng khác được trồng và thu hoạch tại quốc gia đó.
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó như: động vật có vú, chim, cá, bò sát, vi khuẩn, vi rút...
- Các sản phẩm chế biến từ động vật sống được đề cập tại tại điều trên
- Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại đó.
- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó.
- Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và có treo cờ của Nước thành viên đó, và các sản phẩm khác được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều kiện là Nước thành viên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế.
- Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó
- Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
+ Quá trình sản xuất tại nước đó; hoặc
+ Sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, với điều kiện chỉ phù hợp làm nguyên vật liệu thô.
2. Xuất xứ không thuần túy: Gồm 2 quy tắc
- Hàng hóa nhập khẩu được gọi là có xuất xứ không thuần túy nhưng được xem là có xuất xứ từ một nước thành viên khi không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên đó, nhưng đáp ứng được một trong 2 quy tắc sau: (Tùy theo khu vực FTA mà nhà xuất khẩu hàng hóa kiểm tra quy tắc thứ 2 - PSR nếu không nằm trong quy tắc này thì chọn quy tắc còn lại)
- Hàng hóa có hàm lượng các thành phần cấu thành nên giá trị hàng hóa thuộc khu vực Asean trong giá FOB của hàng hóa không được ít hơn 40% giá FOB của hàng hóa. Hay còn gọi là “hàm lượng giá trị khu vực (RVC)” phải ≥ 40%.
Ví dụ:
- Giá FOB của sản phẩm A được tạo thành từ: Chi phí B + Chi phí C + Chi phí D
- Trong đó chi phí B và chi phí C thuộc khu vực Asean; chi phí D ngoài khu vực Asean
=> Khi đó để thỏa mãn tiêu chí 1 thì: Chi phí B + chi phí C phải ≥ 40% giá FOB của hàng hóa
Tiêu chí 2: Chuyển đổi mã hàng hóa - CTC (chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ)
- Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó phải được thay đổi về tính chất so với hàng hóa thành phẩm. Tức là theo mã số HS thì mã HS của nguyên phụ liệu không có xuất xứ ban đầu phải khác mã số HS của sản phẩm thành phẩm ở cấp độ theo quy định, có thể là cấp 2 số (CC); cấp 4 số (CTH); 6 số (CTSH)
Ví dụ: Thay đối cấp 4 số (chỉ mang tính dễ hiểu, không chính xác mã HS)
- Nguyên liệu không có xuất xứ ban đầu có mã HS là: 1122.33.44
- Để thỏa mãn tiêu chí CTC cấp 4 số thì sản phẩm thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu trên phải có mã HS thay đổi 4 số đầu (1122) so với mã HS của nguyên liệu (vd thay đổi thành 1123.33.44; 1133.33.44...) Nếu chỉ thay đổi ở 4 số sau thì không được (vd thay đổi thành: 1122.55.44 hoặc 1122.33.55...)
+ RVC (40) hoặc RVC (35) nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá, tính theo công thức quy định tại khoản 1, Điều 5, Phụ lục 1, không nhỏ hơn 40% hoặc 35% tương ứng, và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên;
+ “CC” là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương);
+ “CTH” là chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đổi Nhóm);
+ “CTSH” là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm);
+ “WO” nghĩa là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên.
Các bạn tải phụ lục các mặt hàng cụ thể của "Quy tắc cụ thể mặt hàng" theo file bên dưới nhé.
- GIỐNG NHAU:
- KHÁC NHAU:
- Hàng hóa nhập khẩu được xem là có xuất xứ thuần túy khi hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của 1 nước xuất khẩu là thành viên Asean.
Ví dụ:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng như: hoa quả, rau, cây, tảo biển, nấm và các loại cây trồng khác được trồng và thu hoạch tại quốc gia đó.
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó như: động vật có vú, chim, cá, bò sát, vi khuẩn, vi rút...
- Các sản phẩm chế biến từ động vật sống được đề cập tại tại điều trên
- Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại đó.
- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó.
- Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và có treo cờ của Nước thành viên đó, và các sản phẩm khác được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều kiện là Nước thành viên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế.
- Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó
- Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
+ Quá trình sản xuất tại nước đó; hoặc
+ Sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, với điều kiện chỉ phù hợp làm nguyên vật liệu thô.
2. Xuất xứ không thuần túy: Gồm 2 quy tắc
- Hàng hóa nhập khẩu được gọi là có xuất xứ không thuần túy nhưng được xem là có xuất xứ từ một nước thành viên khi không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên đó, nhưng đáp ứng được một trong 2 quy tắc sau: (Tùy theo khu vực FTA mà nhà xuất khẩu hàng hóa kiểm tra quy tắc thứ 2 - PSR nếu không nằm trong quy tắc này thì chọn quy tắc còn lại)
- Quy tắc chung:
- Hàng hóa có hàm lượng các thành phần cấu thành nên giá trị hàng hóa thuộc khu vực Asean trong giá FOB của hàng hóa không được ít hơn 40% giá FOB của hàng hóa. Hay còn gọi là “hàm lượng giá trị khu vực (RVC)” phải ≥ 40%.
Ví dụ:
- Giá FOB của sản phẩm A được tạo thành từ: Chi phí B + Chi phí C + Chi phí D
- Trong đó chi phí B và chi phí C thuộc khu vực Asean; chi phí D ngoài khu vực Asean
=> Khi đó để thỏa mãn tiêu chí 1 thì: Chi phí B + chi phí C phải ≥ 40% giá FOB của hàng hóa
Tiêu chí 2: Chuyển đổi mã hàng hóa - CTC (chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ)
- Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó phải được thay đổi về tính chất so với hàng hóa thành phẩm. Tức là theo mã số HS thì mã HS của nguyên phụ liệu không có xuất xứ ban đầu phải khác mã số HS của sản phẩm thành phẩm ở cấp độ theo quy định, có thể là cấp 2 số (CC); cấp 4 số (CTH); 6 số (CTSH)
Ví dụ: Thay đối cấp 4 số (chỉ mang tính dễ hiểu, không chính xác mã HS)
- Nguyên liệu không có xuất xứ ban đầu có mã HS là: 1122.33.44
- Để thỏa mãn tiêu chí CTC cấp 4 số thì sản phẩm thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu trên phải có mã HS thay đổi 4 số đầu (1122) so với mã HS của nguyên liệu (vd thay đổi thành 1123.33.44; 1133.33.44...) Nếu chỉ thay đổi ở 4 số sau thì không được (vd thay đổi thành: 1122.55.44 hoặc 1122.33.55...)
- Quy tắc cụ thể mặt hàng - PSR
+ RVC (40) hoặc RVC (35) nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá, tính theo công thức quy định tại khoản 1, Điều 5, Phụ lục 1, không nhỏ hơn 40% hoặc 35% tương ứng, và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên;
+ “CC” là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương);
+ “CTH” là chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đổi Nhóm);
+ “CTSH” là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm);
+ “WO” nghĩa là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên.
Các bạn tải phụ lục các mặt hàng cụ thể của "Quy tắc cụ thể mặt hàng" theo file bên dưới nhé.
Đính kèm
-
5.1 MB Lượt xem: 2,047
Quan tâm nhiều
C/O có hóa đơn bên thứ ba như thế nào là hợp lệ?
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
Một số lỗi hay gặp khi khai C/O trên Comis
- Thread starter Oscar Le
- Ngày gửi
Phải khai báo C/O ở VCCI bằng phần mềm mới COMIS từ...
- Thread starter Oscar Le
- Ngày gửi
Cách kiểm tra tính hợp lệ của C/O một cách chi tiết.
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
Tính hợp lệ đối với ngày tàu chạy thực tế và trên...
- Thread starter lưu tâm
- Ngày gửi
BỘ HỒ SƠ XIN CẤP C/O GỒM NHỮNG GÌ?
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
Sửa lần cuối: