Oscar Le
Moderator
- Bài viết
- 1,850
- Reaction score
- 1,386
Incoterms đóng một vai trò nền tảng trong hoạt động buôn bán quốc tế, hậu cần, vận tải, thủ tục hải quan, thậm chí là thanh toán quốc tế. Liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ, chi phí và rủi ro mà các bên mua, bán trong kinh doanh quốc tế (lẫn trong nước nếu Incoterms được dẫn chiếu dùng).
Nhiều người gọi vui Incoterms là 'bảng cửu chương' của ngành mà các doanh nghiệp xnk cần ghi nhớ để thấy được vai trò quan trọng của văn bản này.
Incoterms không phải là văn bản pháp lý bắt buộc, chỉ là những tập quán buôn bán được hệ thống hoá từ những năm 30 của thế kỷ trước. Khi đã được dẫn chiếu áp dụng, và hợp đồng hai bên không có thoả thuận gì khác đi, nếu có mâu thuẫn và tranh chấp xảy ra, toà án/trọng tài kinh tế sẽ phân xử theo như Incoterms quy định.
Khi giảng dạy về phần này, tôi nhận thấy hiện nay, có rất nhiều nội dung của Incoterms còn mâu thuẫn với thực tế, phi thực tiễn và gây hiểu nhầm, dẫn đến rủi ro, thâm chí kiện tụng cho doanh nghiệp hai bên. Bên cạnh những khuyến cáo và các lưu ý sử dụng đã được đề cập, một vài điểm của Incoterms 2010 thiết nghĩ nên cần được sửa đổi trong lần cập nhật tiếp theo vào năm 2020 (nếu có). Một trong số đó được đề cập như bên dưới.
(A) Về quy tắc EXW - Giao hàng tại xưởng người bán.
Theo quy định của quy tắc này, người bán không có trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua khi giao hàng tại xưởng của mình. Tất cả các rủi ro và chi phí liên quan đến việc bốc hàng đều do người mua phải chịu. Đồng nghĩa với việc, rủi ro liên quan đến lô hàng đã chuyển từ người bán sang người mua kể từ lúc hàng còn nằm dưới kho. Hay hiển nôm na là lúc chưa bốc hàng lên containers. Và nếu người mua muốn người bán chịu trách nhiệm (chi phí và rủi ro) cho việc bốc hàng thì hai bên phải ghi rõ trong hợp đồng.
Vấn đề phát sinh trong thực tiễn là,
(1) Nhân công/phương tiện bốc hàng hiển nhiên là ở kho người bán. Người bán gần như lúc nào cũng là người phải triển khai thực hiện việc bốc hàng, chịu mọi rủi ro và chi phí cho việc này cho đến khi hàng đã vào cont và bấm seal đàng hoàng. Họ luôn tính chi phí và rủi ro của việc này vào giá hàng bán khi chào hàng cho người mua.
(2) Hay nói cách khác, không người mua nào triển khai nhân công và phương tiện bốc hàng "của họ" để bốc hàng lên xe/vào cont tại cơ sở người bán.
(3) Ít có hợp đồng buôn bán nào vừa ghi bán theo giá EXW lại vừa thòng thêm một câu "người bán phải chịu mọi rủi ro và chi phí cho việc bốc hàng lên xe/lên cont". Vì như vậy là dư thừa, vì thực tế, không cần câu này, thì người bán cũng phải biết "thân phận" và trách nhiệm hiển nhiên của mình và load hàng đàng hoàng vào cont.
(4) Khi có thiệt hại xảy ra trong quá trình bốc hàng lên xe/lên cont khiến người mua phải khiếu nại người bán. Không người bán nào dám nói với người mua câu này: "Thiệt hại đó anh tự chịu, vì theo Incoterms chúng tôi không chịu trách nhiệm cho việc bốc hàng lên xe". Người mua sẽ nói lời vĩnh biệt đồng thời người bán gần như là vào danh sách đen của tất cả các khách hàng trong ngành.
Nhưng nếu người bán hàng cư xử theo mục số (4), họ đúng hay sai? Câu trả lời là họ hoàn toàn đúng theo như quy tắc EXW quy định. Và nếu kiện ra, người mua sẽ thua.
Vậy, trong lúc chờ ICC cập nhật bản Incoterms mới cho phù hợp thực tiễn, là một người mua, chúng ta nên làm gì? Ngược lại, là một người bán, chúng ta hành xử thế nào cho đúng?
Với người mua, lúc đóng hàng, nên bố trí nhân viên của mình ở kho người bán (phối hợp với bên kiểm định) để theo dõi đóng hàng, để đảm bảo hàng trước khi vào cont là đạt chất lượng/số lượng. Nhất là, các đơn hàng giá trị lớn, việc giao dịch là lần đầu, hoặc việc đóng hàng là phức tạp, nhiều rủi ro.
Hoặc người mua khuyến nghi người bán chuyển sang dùng điều kiện FCA giao tại xưởng và ghi trong hợp đồng chuyện làm thủ tục hải quan để người mua lo. Như vậy, vừa có thể đảm bảo được bản chất của quy tắc EXW vừa khiến người bán chịu trách nhiệm cho việc bốc hàng lên xe/lên cont.
Với người bán, mặc dù bản chất của EXW vô tình bảo vệ người bán, nhưng nếu người bán suy nghĩ, hành xử và chối bỏ trách nhiệm như mục số (4), có thể người bán sẽ thắng trong lần giao dịch/khiếu kiện đó. Nhưng họ sẽ mất sạch khách hàng vì làm ăn không giống ai.
Chân thành chia sẻ,
Nguồn: Lê Sài Gòn
Nhiều người gọi vui Incoterms là 'bảng cửu chương' của ngành mà các doanh nghiệp xnk cần ghi nhớ để thấy được vai trò quan trọng của văn bản này.
Incoterms không phải là văn bản pháp lý bắt buộc, chỉ là những tập quán buôn bán được hệ thống hoá từ những năm 30 của thế kỷ trước. Khi đã được dẫn chiếu áp dụng, và hợp đồng hai bên không có thoả thuận gì khác đi, nếu có mâu thuẫn và tranh chấp xảy ra, toà án/trọng tài kinh tế sẽ phân xử theo như Incoterms quy định.
Khi giảng dạy về phần này, tôi nhận thấy hiện nay, có rất nhiều nội dung của Incoterms còn mâu thuẫn với thực tế, phi thực tiễn và gây hiểu nhầm, dẫn đến rủi ro, thâm chí kiện tụng cho doanh nghiệp hai bên. Bên cạnh những khuyến cáo và các lưu ý sử dụng đã được đề cập, một vài điểm của Incoterms 2010 thiết nghĩ nên cần được sửa đổi trong lần cập nhật tiếp theo vào năm 2020 (nếu có). Một trong số đó được đề cập như bên dưới.
(A) Về quy tắc EXW - Giao hàng tại xưởng người bán.
Theo quy định của quy tắc này, người bán không có trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua khi giao hàng tại xưởng của mình. Tất cả các rủi ro và chi phí liên quan đến việc bốc hàng đều do người mua phải chịu. Đồng nghĩa với việc, rủi ro liên quan đến lô hàng đã chuyển từ người bán sang người mua kể từ lúc hàng còn nằm dưới kho. Hay hiển nôm na là lúc chưa bốc hàng lên containers. Và nếu người mua muốn người bán chịu trách nhiệm (chi phí và rủi ro) cho việc bốc hàng thì hai bên phải ghi rõ trong hợp đồng.
Vấn đề phát sinh trong thực tiễn là,
(1) Nhân công/phương tiện bốc hàng hiển nhiên là ở kho người bán. Người bán gần như lúc nào cũng là người phải triển khai thực hiện việc bốc hàng, chịu mọi rủi ro và chi phí cho việc này cho đến khi hàng đã vào cont và bấm seal đàng hoàng. Họ luôn tính chi phí và rủi ro của việc này vào giá hàng bán khi chào hàng cho người mua.
(2) Hay nói cách khác, không người mua nào triển khai nhân công và phương tiện bốc hàng "của họ" để bốc hàng lên xe/vào cont tại cơ sở người bán.
(3) Ít có hợp đồng buôn bán nào vừa ghi bán theo giá EXW lại vừa thòng thêm một câu "người bán phải chịu mọi rủi ro và chi phí cho việc bốc hàng lên xe/lên cont". Vì như vậy là dư thừa, vì thực tế, không cần câu này, thì người bán cũng phải biết "thân phận" và trách nhiệm hiển nhiên của mình và load hàng đàng hoàng vào cont.
(4) Khi có thiệt hại xảy ra trong quá trình bốc hàng lên xe/lên cont khiến người mua phải khiếu nại người bán. Không người bán nào dám nói với người mua câu này: "Thiệt hại đó anh tự chịu, vì theo Incoterms chúng tôi không chịu trách nhiệm cho việc bốc hàng lên xe". Người mua sẽ nói lời vĩnh biệt đồng thời người bán gần như là vào danh sách đen của tất cả các khách hàng trong ngành.
Nhưng nếu người bán hàng cư xử theo mục số (4), họ đúng hay sai? Câu trả lời là họ hoàn toàn đúng theo như quy tắc EXW quy định. Và nếu kiện ra, người mua sẽ thua.
Vậy, trong lúc chờ ICC cập nhật bản Incoterms mới cho phù hợp thực tiễn, là một người mua, chúng ta nên làm gì? Ngược lại, là một người bán, chúng ta hành xử thế nào cho đúng?
Với người mua, lúc đóng hàng, nên bố trí nhân viên của mình ở kho người bán (phối hợp với bên kiểm định) để theo dõi đóng hàng, để đảm bảo hàng trước khi vào cont là đạt chất lượng/số lượng. Nhất là, các đơn hàng giá trị lớn, việc giao dịch là lần đầu, hoặc việc đóng hàng là phức tạp, nhiều rủi ro.
Hoặc người mua khuyến nghi người bán chuyển sang dùng điều kiện FCA giao tại xưởng và ghi trong hợp đồng chuyện làm thủ tục hải quan để người mua lo. Như vậy, vừa có thể đảm bảo được bản chất của quy tắc EXW vừa khiến người bán chịu trách nhiệm cho việc bốc hàng lên xe/lên cont.
Với người bán, mặc dù bản chất của EXW vô tình bảo vệ người bán, nhưng nếu người bán suy nghĩ, hành xử và chối bỏ trách nhiệm như mục số (4), có thể người bán sẽ thắng trong lần giao dịch/khiếu kiện đó. Nhưng họ sẽ mất sạch khách hàng vì làm ăn không giống ai.
Chân thành chia sẻ,
Nguồn: Lê Sài Gòn
Quan tâm nhiều
Một số mẫu Booking tham khảo cho hàng xuất
- Thread starter Oscar Le
- Ngày gửi
ÔN TẬP INCOTERMS 2000 DỄ NHỚ VÀ DỄ HIỂU HƠN
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
N
[Sinh viên] Giải bài tập tính trị giá hải quan
- Thread starter nhattao
- Ngày gửi
SO SÁNH INCOTERMS 2000 VÀ INCOTERMS 2010 (ĐIỂM...
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
L
Tại sao nhà xuất nhập khẩu phải thuê Forwarder (FWD)?
- Thread starter luuvanbi
- Ngày gửi
Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu của một...
- Thread starter hermione120995
- Ngày gửi
Sửa lần cuối: