Chia sẻ Hướng dẫn báo cáo gia công xuôi

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
  • Báo cáo về lượng hay trị giá:
- Căn cứ điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo Hàng GIA CÔNG cho thương nhân nước ngoài theo mẫu 15 ( NVL) và 16 ( Máy móc) Phụ lục V Thông tư 38/2015/TT-BTC. Mẫu này phản ánh trị giá của hai tài khoản 152 và 155

-Số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán: Theo nguyên tắc DN thực hiện hạch toán đối với NL, VT nhập khẩu vào tài khoản 152, thành phẩm xuất khẩu vào tài khoản 155 theo đúng giá gốc nguyên liệu, vật tư, theo quy định tại điều 25, 28 TT 200/2014/TT-BTC. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công không theo dõi trị giá thì được kết xuất số liệu theo số lượng từ hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp để lập báo cáo quyết toán theo lượng đối với nguyên liệu, vậy tư cần báo cáo theo quy định tại a.2 khoản 3 điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC

-Số liệu thể hiện trên BCQT theo tổng lượng từng loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của các HDGC trong kỳ báo cáo. ( Theo tên hàng căn cứ công văn 2733/TCHQ-GSQL

Kết luận: Ưu tiên báo cáo về trị giá, không có trị giá thì được lựa chọn lượng để báo cáo.
  • Mỗi hợp đồng 1 báo cáo hay tất cả hợp đồng trên 1 báo cáo:
- Tất cả các hợp đồng trên 1 báo cáo và phải thêm nội dung các hợp đồng theo tiêu chí : Số hợp đồng - Ngày hợp đồng - Ngày kết thúc.
  • Báo cáo về lượng cần thêm những cột nào.
- Phải thêm cột đơn vị tính.
  • Có báo cáo theo mã hàng không :
- Không. Theo công văn 2733/TCHQ-GSQL khoản 4 điểm a, cơ quan hải quan chỉ quản lý theo tên hàng . => Gộp các tên hàng trùng nhau của các hợp đồng làm 1.
  • Phần tài khoản điền gì?
- Nếu bạn theo dõi 152, 155 điền 152,155. Nếu bạn theo dõi 002 điền 002. Nếu bạn ko theo dõi mà chỉ chiết xuất phần mềm quản lý nội bộ không điền hoặc điền:" NVL" "TP".
  • Những hợp đồng nào cần báo cáo?
- Số liệu báo cáo là số liệu của tất cả các hợp đồng gia công chưa thực hiện báo cáo quyết toán đến hết năm tài chính, kể cả hợp đồng đang thực hiện.
-Thời điểm để chốt tồn nguyên liệu là ngày kết thúc năm tài chính.
  • Chuẩn bị chứng từ:
- Các hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công đã thực hiện ( Chưa báo cáo quyết toán, thanh khoản ) và các hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công đang thực hiện.
- Các bảng thông báo định mức, điều chỉnh định mức;
- Các danh mục sản phẩm không xuất trình cơ quan Hải quan.
- Các biên bản thỏa thuận có liên quan tới hợp đồng gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, biên bản thỏa thuận chuyển giao nguyên phụ liệu, sản phẩm sang hợp đồng gia công khác.
- Các tờ khai HQ nhập - xuất khẩu, chuyển giao nguyên phụ liệu, sản phẩm.
- Phiếu nhập kho, xuất kho đối với toàn bộ nguyên phụ liệu, sản phẩm của các hợp đồng gia công.
-Các chứng từ liên quan tới xử lý phế liệu phế thải ( Trong trường hợp ko có giám sát Hải quan thì căn cứ vào biên bản bàn giao của DN với đối tác xử lý môi trường)
- Báo cáo tài chính ( bản doanh nghiệp báo cáo với cơ quan thuế) và các khoản hạch toán chi tiết liên quan tới hợp đồng gia công ( Tài khoản ngoài bảng, tài khoản theo dõi chi tiết phí gia công ..)
- Báo cáo quyết toán theo mẫu 15/BCQT-NVL/GSQL ban hành theo phụ lục V thông tư38/2015/TT-BTC.
- Chứng từ chứng minh việc xử lý nguyên vật liệu dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng ( Điều 64 TT 38/2015/TT-BTC).
*** Chú ý: Đối với những hợp đồng gia công ko quy định phí gia công trên hợp đồng phải xuất trình bảng hạch toán chi phí gia công : ví dụ nhân công, điện nước ....
  • Các bước tiến hành.
+ Các bộ phận liên quan: Bộ phận XNK, Kế toán, Bộ phận kho, Bộ phận quản lý sản xuất. Bộ phận XNK thực hiện báo cáo quyết toán vì đây là bộ phận nắm rõ nhất những nội dung yêu cầu của báo cáo.
+ Các bước thực hiện:

- Bước 1: Lấy số liệu từ các bộ phận liên quan:
* Số liệu từ bộ phận kho, quản lý sản xuất, số liệu kiểm kê, phiếu xuất nhập kho.
*Số liệu từ bộ phận kế toán, số liệu tính chi phí sản xuất, hóa đơn chi phí gia công.
*Số liệu từ bộ phận xnk: Số liệu liên quan tới hợp đồng gia công, định mức, tờ khai.

- Bước 2:
* Tập hợp số liệu đã thu thập từ những bộ phận liên quan , lập bảng thống kê nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm của từng khách hàng hàng trong từng tháng dựa trên bảng kiểm kê của kho;
* Tính tổng nguyên vật liệu, thành phẩm của từng tháng để xác định số liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, tồn cuối kỳ.
  • Chi tiết các cột.
- Cột 5: Tồn đầu kỳ chính là tồn cuối kỳ của năm tài chính trước đó. Thời điểm chốt thông thường là 31/12.
- Cột 6: Nhập trong kỳ:
+ Nhập theo tờ khai: E21,E23,G51.
+ Nhập từ sản xuất
* Sản xuất trả lại NVL : Xuất NVL vào sản xuất nhưng sản xuất không sử dụng hết lại trả ngược về kho.
* Thành phẩm từ 155 của quá trình trước chuyển thành NVL của quá trình sau.
( Giải thích: Ví dụ NVL A xuất vào sx ra TP B; B vừa là thành phẩm xuất trả đối tác thuê gia công, vừa tham gia vào quá trình sản xuất tiếp ra C , Lúc này chúng ta chuyển B từ 155 sang B 152 qua phiếu giao hàng nội bộ và hạch toán phí gia công nội bộ).
- Cột 7: Xuất trong kỳ:
+ Xuất theo tờ khai:
- E52, E56 . ( Định mức chung * SL thành phẩm xuất khẩu - coi như vào sản xuất đã bao gồm hao hụt. Ở đây chúng ta ngầm hiểu sẽ xuất theo tờ khai còn đối với KT đó là xuất vào sản xuất. Bao gồm cả 154 : dở dang và TP tồn kho)
- B13: Tái xuất NVL lỗi hỏng.
- A42: Chuyển tiêu thụ nội địa, chuyển mục đích sử dụng.
- G61: Tạm xuất NVL
- E54: Chuyển giao NVL
- Xuất đi gia công ngoài, gia công lại.
+ Tiêu hủy phế liệu ngoài định mức ( Chưa qua bước xuất kho)
+ Cột 8: Tồn cuối kỳ: 5+6-7.
  • 155:
- Cột 5: tồn đầu kỳ: Tồn đầu kỳ chính là tồn cuối kỳ của năm tài chính trước đó. Thời điểm chốt thông thường là 31/12.
- Cột 6: Nhập trong kỳ:
+ Nhập từ sản xuất:
- Do quy tắc nhập trước xuất trước nên có nhập mới có xuất, chính xác đây là lượng nhập thực tế từ sản xuất nhưng chúng ta bóc tách ra như sau: "Nhập theo tờ khai: E52, E56 + Tồn tại 155"
+ Nhập theo tờ khai: A31 : NGC 23 - Hàng gia công bị trả lại, A31 NTA25: Tạm nhập tái chế .
+ Nhập E41 Nhập G51 nếu có
+ Nhập SP gia công ngoài, lại ko phát sinh tờ khai.
- Cột 7: Xuất trong kỳ:
+ Theo tờ khai: E52,E56, G61,B13 ( của A31 - NTA25)
+ Xuất sang 152 :Thành phẩm từ 155 của quá trình trước chuyển thành NVL của quá trình sau.
( Giải thích: Ví dụ NVL A xuất vào sx ra TP B; B vừa là thành phẩm xuất trả đối tác thuê gia công, vừa tham gia vào quá trình sản xuất tiếp ra C , Lúc này chúng ta chuyển B từ 155 sang B 152 qua phiếu giao hàng nội bộ và hạch toán phí gia công nội bộ).
+ Tiêu hủy phế phẩm.
- Cột 8: Tồn cuối kỳ: 5+6-7
- Cột 9: Ghi chú : NVL tiếp tục đưa vào thực hiện HĐGC.
CHÚ Ý: 154 ko phải báo cáo

Nguồn: Phạm Thành Nam
 

Tìm thành viên

Top