Chia sẻ Cách chuẩn bị soạn thảo hợp đồng ngoại thương được tốt nhất.

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Làm sao soạn thảo hợp đồng đơn giản nhưng các vấn đề lại không mập mờ, mang lại an toàn và thuận lợi cho mình nhưng lại làm vừa lòng đối tác quả thực rất khó. Tùy từng công ty, từng đối tác, loại hàng mà hình thức và nội dung hợp đồng ngoại thương khác nhau. Nhưng nhìn chung để chuẩn bị cho việc soạn thảo hợp đồng ngoại thương được tốt chúng ta nên chú ý những điểm sau:

- Tham khảo hợp đồng mẫu


+ Tham khảo hợp đồng trước đây của công ty với các đối tác khác (nếu có): Soạn theo những điều khoản trước đây chúng ta đã thực hiện sẽ giúp ta hoàn thành hợp đồng mới tốt hơn.

+ Tham khảo hợp đồng của bên khác (thường là tìm trên mạng): Mục đích thu được của việc này chỉ là giúp ta định hình, xem văn phong và xác định các điểm chính trên hợp đồng của loại hàng đó. Vì các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những quy tắc và quy định riêng cho hợp đồng của họ.

+ Tham khảo tài liệu nghiệp vụ ngoại thương: Những điều khoản và quy định trong sách là những điều khoản chuẩn nhất và đầy đủ nhất, nhưng có thể sẽ dư thừa ở một số nội dung so với hợp đồng thực tế của bạn.

Lưu ý:
phải đọc hiểu hết nghĩa của từng câu trong hợp đồng, không thực hiện một cách máy móc, hiểu sơ sài, vì chỉ cần hiểu sai lệch nghĩa thì thiệt hại sẽ không lường trước được nếu không may có xảy ra tranh chấp.

- Nắm rõ mình là ai, cần gì!

+ Cần biết vị thế của công ty mình với đối tác, mối quan hệ với đối tác ra sao, nếu mình có ưu thế hơn thì văn phong phải mạnh mẽ, chặc chẻ, ràng buộc các điều khoản sao cho có lợi cho mình nhất. Ngược lại các điều khoản cần nhún nhường trong khoản cho phép khi mình đang cần đối tác.

+ Hiểu rõ mặt hàng mình đang giao dịch: Khi thực hiện thương mại mà không đúng loại hàng mình hoặc khách yêu cầu thì khả năng xảy ra thiệt hại và tranh chấp rất cao. Hàng hóa nhiều khi không sử dụng được.

- Am hiểu pháp luật

Quy định hiện hành của 2 bên hoặc điều luật được thỏa thuận trong điều khoản trọng tài: Cái này hơi khó vì phần luật pháp nếu làm kỹ cần phải có đội ngũ luật sư tư vấn riêng.

- Có cái nhìn bao quát về hoàn cảnh tự nhiên, xã hội...

Ví dụ: Biết được vài tháng tới (trong lúc sản xuất giao hàng), sẽ có mưa bão nên gây nhiều khó khăn cho sản xuất, không đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất thì khi đó các điều khoản trong hợp đồng nên được điều chỉnh phù hợp với vấn đề này.
 
Sửa lần cuối:

Tìm thành viên

Top