Giải đáp CÁC CÂU HỎI VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH MMDS, GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU SẢN PHẨM DỊCH VỤ MMDS

Sunimex (Mr Lisa)

New Member
Bài viết
7
Reaction score
1
Trong quá trình thực hiện tư vấn thủ tục xin GPKD MMDS và GPNK sản phẩm MMDS – mật mã dân sự, vì thường xuyên tiếp nhận các câu hỏi của khách hang, trong đó có nhiều câu hỏi tương tự nhau. Do đó mình sẽ viết bài viết này nằm mục đích hướng dẫn cho các trường hợp thực tế và giải đáp các khó khan, vướng mắc phổ biến cho doanh nghiệp

Trước hết ta cần hiểu các định nghĩa và quy định quan trọng về MMDS quy định trong Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 và Nghị định 58/2016/ND-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 53/2016/ND-CP)

  • Điều kiện để kinh doanh sản phẩm mật mã dân sư – GPKD MMDS?
Doanh nghiệp phải có GPKD sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự - GPKD MMDS, khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ MMDS thuộc danh mục sản phẩm, dịch vụ MMDS

  • Nghị định 58/2016/ND-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 53/2018/ND-CP) quy định danh mục sản phẩm như thế nào
Nghị định 58/2016/ND-CP quy định 02 danh mục sản phẩm và 01 danh mục dịch vụ MMDS

  • Phụ lục I: Mục I – Danh mục sản phẩm MMDS
  • Phụ lục I: Mục II – Danh mục dịch vụ MMDS
  • Phụ Lục II: Danh mục sản phẩm MMDS xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép
HƯỚNG DẪN, GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ XIN GPKD MMDS VÀ GPNK SẢN PHẨM DỊCH VỤ MMDS

Câu 1: Doanh nghiêp mua sản phẩm MMDS thông qua 1 công ty khác trong nước để phân phối, kinh doanh, không nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Vậy công ty chúng tôi có phải xin GPKD sản phẩm MMDS hay không?


Trong trường hợp công ty không nhập khẩu sản phẩm mà mua từ một nhà nhập khẩu khác các sản phẩm thuộc Phụ lục I: Mục I – Danh mục sản phẩm MMDS để kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn phải có GPKD MMDS

Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm MMDS thuộc danh mục quy định tại Phụ lục I nhưng không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II, do đó có nhiều công ty đã vi phạm quy định (một cách không cố ý) khi kinh doanh sản phẩm MMDS mà chưa có GPKD

Câu 2: Doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm MMDS để tự sử dụng trong nội bộ công ty, không nhằm mục đích kinh doanh, có cần phải xin GPKD và GPNK sản phẩm dịch vụ MMDS hay không?

Căn cứ theo luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 và Nghị Định 58/2016/ND-CP thì
- Doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm MSDS thuộc danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thì phải có GPNK
- Doanh nghiệp được cấp GPNK sản phẩm mật mã dân sự khi đáp ứng đủ điều kiện mà GPKD sản phẩm MSDS là điều kiện bắt buộc.
Do vậy trong trường hợp sản phẩm mật mã dân sự của công ty bạn chỉ thuộc Phụ lục I của Nghị định 58/2016/ND-CP ( được sửa đổi và bổ sung bởi nghị định số 53/2018/ND-CP) thì công ty bạn không phải xin giấy phép kinh doanh MSDS và giấy phép nhập khẩu sản phẩm MSDS
- Trong trường hợp sản phẩm MSDS công ty bạn thuộc phụ lục II của nghị định 58/2016/ND-CP thì công ty bạn vẫn phải xin cả GPKD MSDS mới đủ điều kiện để được xin GPNK sản phẩm MSDS.

Câu 3: Sản phẩm của công ty dự định nhập khẩu để kinh doanh là thiết bị tường lửa (Firewall) có cả chức năng MMDS và an toàn thông tin mạng. Vậy doanh nghiệp có cần phải xin cả 2 loại GPKD, nhập khẩu sản phẩm MMDS (do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp) và GPKD nhập khẩu sản phẩm An toàn thông tin mạng (do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp) hay không?

Hai giấy phép trên không áp dụng đồng thời đối với cùng một loại sản phẩm, lý do như sau:

  • Căn cứ theo Điểm c, khoản 6, Điều 38 Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 thì sản phẩm MMDS không thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Căn cứ theo Khoản 1, Điều 42 của Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 thì sản phẩm MMDS không nằm trong phạm vi cấp GPKD sản phẩm dịch vụ an toàn thông tin mạng
Do vậy sản phẩm MMDS, đã được cấp giấy phép MMDS thì không phải xin giấy phép an toàn thông tin mạng nữa. Doanh nghiệp chỉ cần giấy phép MMDS là có thể nhập khẩu và kinh doanh đúng theo quy định.

Câu 4: Công ty chúng tôi kinh doanh sản phẩm là phần mềm bảo mật có tính năng mật mã dân sự và được cài đặt cho khách hang từ xa (thông qua cloud), vậy doanh nghiệp có phải xin GPND MMDS, GPNK MMDS hay không?

Sản phẩm phần mền có tính năng MMDS là sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm MMDS nên doanh nghiệp cần phải có GPKD MMDS theo quy định

Trong trường hợp doanh nghiệp bán phần mềm có tính năng MMDS cho khách hang thông qua cloud, doanh nghiệp không phải xin GPNK MMDS

Trong trường hợp doanh nghiệp bán phần mềm có tính năng MMDS được chứa trong một vật chứa trung gian(ổ cứng, thẻ thông minh, máy tính,..)và mô tả sản phẩm, HS Code trùng với sản phẩm được liệt kê trên Phụ lục II của Nghị định 58/2016 thì doanh nghiệp cần phải xin GPNK MMDS theo quy định

Câu 5: Làm thế nào để xác định được sản phẩm có tính năng MMDS và có phải xin giấy phép MMDS hay không?

Các sản phẩm và tính năng mật mã dân sự đều đã được liệt kê trong phụ lục I của Nghị định số 58/2016/ND-CP bao gồm:

1.Sản phẩm sinh khóa mật mã, quản lý hoặc lưu trữ khóa mật mã

2.Thành phần mật mã trong hệ thống PKI

3.Sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu trữ

4.Sản phẩm bảo mật dữ liệu trao đổi trên mạng

5.Sản phẩm bảo mật luồng IP và bảo mật kênh

6.Sản phẩm bảo mật thoại tương tự và thoại số

7.Sản phẩm bảo mật vô tuyến

Tuy nhiên các tính năng trên đây là kiến thức thuộc chuyên ngành mật mã nên tương đối khó. Qúy công ty có thể gửi yêu cầu qua email tới các địa chỉ sau để được giúp đỡ

Email: [email protected]

SĐT 0797 299 369

Câu hỏi 6: Doanh nghiệp đã đã liên hệ tới cổng thông tin điện tử của Cục QLMMDS & KĐSPMM – Ban Cơ yếu Chính phủ và được xác nhận là sản phẩm nhập khẩu không phải là sản phẩm MMDS, tuy nhiên cơ quan hải quan có yêu cầu xác nhận của Cục QLMMDS & KDSPMM – Ban cơ yếu Chính phủ dưới dạng văn bản, vậy doanh nghiệp cần phải làm gì?

Ngày 23/09/2016 Cục QLMMDS & KĐSPMM – Ban Cơ yếu Chính phủ đã có văn bản số 273/MMDSSKĐ-MMDS gửi cục giám sát quản lý về hải quan và tổng cục hải quan về việc hướng dẫn thực hiện nghị định 58/2016/NĐ-CP, theo đó trong trường hợp doanh nghiệp không khai báo mô tả chức năng mật mã trên tờ khai Hải Quan thì cơ quan Hải Quan không yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MSDS

Trong trường hợp cơ quan Hải Quan có nghi ngờ việc xác định hang hóa có hoặc không có chức năng mật mã thì Cục QLMMDS & KĐSPMM đề nghị cơ quan Hải Quan trực tiếp liên hệ với Cục QLMMDS & KĐSPMM thông qua cổng thông tin diện tử

Trong trường hợp doanh nghiệp cần xác định trước khi nhập khẩu (trước khi có tờ khai hải quan) về việc sản phẩm có phải là sản phẩm MMDS hay không, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Cục QLMMDS & KĐSPMM – Ban cơ yếu chính phủ hoặc liên hệ em để được hỗ trợ và đánh giá sơ bộ, cung cấp dịch vụ xin văn bản xác nhận sản phẩm không phải là sản phẩm MMDS, phục vụ thông quan sau này

Câu 7: Doanh nghiệp đã liên hệ với cổng thông tin điện tử của cục QLMMDS & KĐSPMM – Ban cơ yếu chính phủ và được xác nhận sản phẩm nhập khẩu là sản phẩm MMDS. Vậy doanh nghiệp có phải xin GPKD MMDS để được thông quan hay không?

Thông thường các doanh nghiệp chỉ cần gửi tài liệu kỹ thuật của sản phẩm để được xác nhận sản phẩm có phải là sản phẩm MMDS hay không. Trong trường hợp đó bạn cần xác định tiếp sản phẩm MMDS nhập khẩu thuộc trường hợp nào trong 2 trường hợp sau:

TH1: Sản phẩm MMDS thuộc Phụ lục II của Nghị định 58/2016/ND-CP (trùng cả mã HS Code và mô tả sản phẩm) thì doanh nghiệp cần phải xin GPKD MMDS và GPNK để nhập khẩu

TH2: Sản phẩm MMDS thuộc Phụ lục I nhưng không thuộc Phụ lục II của Nghị định 58/2016/ND-CP (không trùng HS Code hoặc không trùng mô tả sản phẩm) thì doanh nghiệp không cần phải xin GPNK MMDS để nhập khẩu, nhưng sẽ cần xin GPKD MMDS nếu sản phẩm nhập về để kinh doanh

Câu 8: Doanh nghiệp nhập khẩu SIM điện thoại, mô tả hang hóa là “thẻ thông minh” và có mã HS 8523.52.00 thuộc Phụ lục II DANH MỤC SẢN PHẨM MMDS XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP ban hành theo Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính Phủ. Vậy chúng tôi có phải xin GPNK sản phẩm MMDS không?

Sản phẩm SIM điện thoại loại thông thường không có chức năng mã hóa mật mã nên không phải là sản phẩm MMDS, do đó không phải xin GPNK MMDS khi nhập khẩu (loại trừ một số loại SIM đặc biệt rất hiếm gặp như SIM M2M – Machine to Machine có tính năng mã hóa đối xứng hoặc phi đối xứng để bảo mật dữ liệu trong SIM, được nhúng thẳng vào SIM)

Liên quan đến SIM điện thoại, hiện có rất nhiều thông tin gây nhầm lẫn trên internet, thậm chí có trang web tư vấn trực tuyến khẳng định SIM điện thoại phải xin GPNK MMDS. Hiện tại chỉ có cục QLMMDS & KĐSPMM – Ban cơ yếu chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền khẳng định 1 sản phẩm có phải là sản phẩm MMDS hay không. Doanh nghiệp nên liên hẹ trực tiếp để xác minh đúng thẩm quyền

Câu 9: Doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh máy thanh toán POS (máy cà thẻ MasterCard, VisaCard, thẻ thanh toán nội địa), sản phẩm này có phải là sản phẩm MMDS hay không?

Máy thanh toán POS (máy cà thẻ MasterCard, VisaCard, thẻ thanh toán nội địa) thông thường sẽ có chức năng mã hóa (thông thường là mã hóa đối xứng) để bảo vệ PIN của thẻ. Do vậy đây là sản phẩm MMDS. Máy thanh toán POS không thuộc phạm vi của Phụ lục II - Nghị định 58/2016/NĐ-CP nên quý doanh nghiệp không phải xin GPNK sản phẩm MMDS nhưng phải xin GPKD sản phẩm MMDS để đủ điều kiện kinh doanh hợp pháp.

Câu 10: Doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh thiết bị phát Wi-Fi (thiết bị mạng nội bộ không dây Router Wifi hoạc Access Point) sản phẩm này có phải là sản phẩm MMDS hay không?

Thiết bị phát Wi-Fi (Router Wifi hoặc Access Point) thông thường có tính năng mã hóa đối xứng để bảo vệ mật khẩu do vậy sản phẩm này là sản phẩm MMDS (nếu có phạm vi song vượt 400m). Do HS Code của thiết bị phát song Wi-Fi là 8517.62.51 nên doanh nghiệp cần kiểm tra sản phẩm của mình thuộc trường hợp nào trong 2 trường hợp sau đây:

TH1: Trong trường hợp thiết bị phát Wi-Fi (Router Wifi hoặc Access Point) có tính năng bảo mật luồng IP hoặc bảo mật kênh thì doanh nghiệp phải xin cả GPKD và GPNK MMDS (trường hợp này rất hiếm gặp)

TH2: Trong trường hợp thiết bị phát Wifi (Router Wifi hoặc Access Point) không có tính năng bảo mật luồng IP hoặc bảo mật kênh thì doanh nghiệp không phải xin GPNK MMDS nhưng vẫn phải xin GPKD sản phẩm MMDS theo quy định

Câu 11: Trong trường hợp chúng tôi kinh doanh sản phẩm MSDS mà chưa có GPKD MMDS (không cố ý) thì chế tài xử phạt sẽ là như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định 58/2016/ND-CP thì mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh sản phẩm MMDS mà không có GPKD MMDS là 40.000.000 VNĐ – 50.000.000 VNĐ và có thể chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vât.

Trên đây là các quan điểm và hướng dẫn của mình. Doanh nghiệp xin vui long liên hệ khi có câu hỏi khác hoặc trường hợp quý chưa được liệt kê bên trên

SĐT: 0797 299 369

Email: [email protected]















 

Tìm thành viên

Top