Chia sẻ Vì sao sinh viên XNK ra trường thất nghiệp, hoặc bị các doanh nghiệp đánh giá thấp vì không đáp ứng

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
Vì sao sinh viên nói chung, hay sinh viên KINH TẾ ĐỐI NGOẠI nói riêng, học đúng chuyên ngành, thậm chí giỏi lý luận chuyên môn nhưng ra trường vẫn thất nghiệp, hoặc bị các doanh nghiệp đánh giá thấp vì không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp các bạn đang theo đuổi ngành xuất nhập khẩu, ngoại thương, logistics... có cái nhìn trực diện và thẳng thắn về những điểm yếu kém của mình trước khi bắt đầu làm việc tại các doanh nghiệp ngành này. Đồng thời là tiếng nói gửi đến các trường đào tạo ngành này.

Chưa bàn đến các yếu tố gây nên sự yếu kém cho sinh viên như kỹ năng mềm, thiếu kinh nghiệm làm việc, ngoại ngữ hay thái độ cá nhân chưa phù hợp..., đa số các trường hợp thất bại của sinh viên trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng chính là SỰ YẾU KÉM VỀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN.

Nói rõ hơn thế này, nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng chấp nhận tuyển dụng sinh viên chưa có kinh nghiệm, vì hoàn toàn có thể đào tạo các em theo kiểu vừa làm vừa học. Để làm được việc đó, các em ít nhất phải vững vàng phần lý luận chuyên môn. Sau đó, khi cọ sát với thực tế công việc tại doanh nghiệp, các em mới phần nào nắm bắt được việc của mình. Tức là, có bột mới gột được hồ.

Nói như vậy có nghĩa nhà trường phải chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp và xã hội khi đào tạo nghề rời xa thực tế?

Câu trả lời là: ĐÚNG! NHƯNG KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TRƯỜNG ĐH ĐỀU ĐÀO TẠO YẾU KÉM NHƯ VẬY.

Bỏ qua các trường đào tạo yếu kém, tôi chỉ đề cập đến các trường đào tạo giỏi, đào tạo sát thực tế tại doanh nghiệp. Nhưng các em sinh viên vẫn không bắt được ngay vào guồng công việc khi đi làm.

Vấn đề ở đây là: SỰ CHƯA TƯƠNG THÍCH

1. Doanh nghiệp tuyển người theo module công việc. Có nghĩa: Công việc A cần kiến thức số 1-2-3. Công việc B cần kiến thức số 2-3-4... Ở doanh nghiệp, một người làm một công việc.

2. Nhà trường thì đào tạo theo module Kiến thức. Có nghĩa: Kiến thức 2 có thể áp dụng cho công việc A, công việc B. Ở trường, mỗi giáo viên dạy một phân môn. Mỗi giáo viên không dạy một công việc.

Như vậy nhà trường và doanh nghiệp không gặp gỡ nhau chính ở điểm này. Và hệ lụy là các em sinh viên, dù giỏi; giáo viên, dù giỏi chuyên môn thực tế thật sự nhưng cuối cùng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp.

Giải pháp đề xuất là.

1. Lãnh đạo Khoa ở các trường Đại học, trong xây dựng chương trình giảng dạy, nếu đã thiết kế từng module kiến thức tốt rồi, thì nên bố trí thêm các buổi ĐÀO TẠO THEO TỪNG NGHỀ. Tức là, giúp các em vận dụng kiến thức đã học vào từng vị trí công việc cụ thể. Giúp các em tránh được việc bỡ ngỡ, học nhiều nhưng không biết áp dụng vào từng công việc cho mạch lạc.

2. Bản thân giảng viên phải ngồi lại với nhau, để học tập chuyên môn lẫn nhau, liên tục cập nhật đổi mới công việc từ doanh nghiệp để áp dụng vào bài giảng. Và cốt yếu, phải cho các em biết, module Kiến thức đó được dùng cho những công việc gì.

3. Với các em sinh viên, phải đào sâu học hỏi và nối kết các kiến thức đã học. Đừng là trang giấy trắng, để ai muốn vẽ thế nào thì vẽ. Phải biết phản biện và lắng nghe.

Vài dòng chia sẻ đến các anh chị em đồng nghiệp và các em sinh viên!

Nguồn: Lê Sài Gòn
https://www.simex.edu.vn - Trung tâm đào tạo XNK Thực hành Chuyên sâu số 1 Việt Nam
 

tdp

New Member
Bài viết
8
Reaction score
0
đa số các trường hợp thất bại của sinh viên trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng chính là SỰ YẾU KÉM VỀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, sinh viên việt nam rất giỏi lý thuyết, trước khi ra trường ít đc va chạm thực tế
 

Ms Lemon

New Member
Bài viết
8
Reaction score
0
bài chia sẻ rất hay ạ. Thanks. Vậy mới nói học nữa học mãi, học 16,17 năm mà ra trường khi đi làm vẫn phải học thêm
 

Tìm thành viên

Top