Thảo luận Vận Tải Đa Phương Thức – Xu Thế Tất Yếu Trong Thời Đại 4.0

XNK ĐẠI DƯƠNG

New Member
Bài viết
22
Reaction score
2
Vận tải đa phương thức với vai trò là cầu nối hoạt động thương mại cho thị trường vận tải trong nước và quốc tế. Vận tải trong thời đại 4.0 cần phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của thị trường. Không chỉ trở thành phương thức vận tải phổ biến bên cạnh các phương thức vận tải truyền thống (đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và vận tải biển). Mà còn phải thực hiện được sự kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn.

Phương thức vận tải đa phương tiện được hình thành. Nhằm làm cho quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn hơn, nhanh chóng hơn, mức độ tin cậy cao hơn và đơn giản hơn. Như vậy mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi nói trên của thị trường vận tải hàng hóa. Vậy vận tải đa phương thức là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số đặc điểm của phương thức vận chuyển đang được nhiều doanh nghiệp tin dùng.


Khái niệm chung về vận tải đa phương thức
Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích 2 từ “intermodal transportation” và “multimodal transportation” dưới một tên gọi là vận tải đa phương thức. Nhưng có thể hiểu đơn giản là cách vận chuyển hàng hóa từ hai phương thức vận tải trở lên. Có 2 loại hình vận tải đa phương thức.
  • “Vận tải quốc tế” là vận tải từ nơi người kinh doanh tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam. Vận chuyển đến một địa điểm được chỉ định để giao hàng ở nước ngoài và ngược lại.
  • “Vận tải nội địa” là vận tải được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
Có 5 Phương thức vận tải:
  • Đường Bộ
  • Đường Thủy (Gồm thủy nội địa và vận tải biển)
  • Đường Sắt
  • Đường hàng không
  • Đường ống (Chuyên dùng cho hàng hóa: dầu mỏ, khí đốt,..)
Phương tiện vận tải là loại phương tiện sử dụng để vận tải. Ví dụ: tàu thủy, xà lan, ôtô, máy bay.
Vận tải đa phương thức có đặc điểm riêng nào ?
Một số đặc điểm của vận tải đa phương thức
  • Là cách vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải do một người vận tải. Và tổ chức cho toàn bộ quá trình vận tải từ điểm cảng xuất phát đến điểm cảng đích.
  • Phương thức vận tài này là do cá nhân hoặc tổ chức ủy quyền cho người khác kí hợp đồng vận tải nhiều hình thức. Và hoạt động như là một bên chính chứ không phải là một đại lý. Có trách nhiệm về hàng hóa theo hợp đồng, người gửi hàng trả phí khi sử dụng dịch vụ.
  • Đối với vận tải quốc tế, nơi nhận hàng và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau.
  • Quá trình vận tải phải có từ 2 phương thức vận tải trở lên.
✅ Ưu điểm
  • Vận tải đa phương thức sử dụng từ 2 phương thức vận chuyển trở lên. Nhưng chỉ thể hiện trên một hợp đồng và một chứng từ nên thủ tục gọn và nhanh chóng.
  • Người kinh doanh hình thức vận tải này phải chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Khách hàng có thể yên tâm hơn về độ an toàn của hàng hóa.
  • Phương thức vận tải này cho phép chuyên chở nhiều loại hàng. Được vận chuyển hàng hóa với một khối lượng, kích cỡ lớn.
  • Độ an toàn cao, hiếm khi xảy ra thiệt hại khi vận chuyển theo vận tải đa phương thức này.
❌ Nhược điểm
  • Vận tải kiểu này đòi hỏi cao về cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng.
  • Trong một số mô hình của vận tải thường có tốc độ chuyên chở chậm. Cách vậy chuyển này chịu nhiều ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh.
  • Phương thức vận tải đa phương tiện hạn chế với một số hàng hóa nhanh hỏng. Chất lượng hàng giảm theo thời gian.

Nhu cầu phát triển và thực trạng vận tải đa phương thức ở Việt Nam
Do nhu cầu vận chuyển dẫn đến phát triển phương thức vận chuyển
  • Kết hợp sử dụng nhiều phương tiện vận tải khác nhau, có nhiều mức độ thân thiện với môi trường khác nhau.
  • Việc đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế thúc đẩy giải quyết vấn đề quá tải trọng đối với một số phương thức vận tải, thông qua việc điều chỉnh cân đối tỷ trọng vận tải giữa các phương thức vận tải.
  • Tiêu chuẩn hóa quy trình vận chuyển hàng hóa bằng container, trailer, pallet,… Nhằm tận dụng lợi thế về quy mô của các đơn vị vận tải.
  • Toàn cầu hóa thương mại và sản xuất phục vụ cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mô hình khai thác ở Việt Nam
  • Mô hình vận tải đường bộ kết hợp đường sắt.
  • Mô hình vận tải đường biển kết hợp đường hàng không.
  • Mô hình vận tải đường bộ kết hợp đường hàng không.
  • Mô hình vận tải đường sắt kết hợp đường bộ.
  • Mô hình vận tải hỗn hợp. Là hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường nội thủy đến cảng biển của nước xuất khẩu. Sau đó chở bằng đường biển tới cảng biển của nước nhập khẩu.
  • Mô hình cầu lục địa. Là hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó. Tiếp đó hàng được vận chuyển trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác.
Lợi ích của vận tải đa phương thức
Các giá trị cốt lõi mang lại có thể kể đến như:
  • Giảm chi phí xuất nhập khẩu, giúp giảm giá thành hàng hóa và chi phí sản xuất.
  • Mở rộng mạng lưới vận tải và có hiệu quả kinh tế cao.
  • Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng hàng hóa.
  • Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh chóng với thị trường. Đặc biệt là thị trường quốc tế thông qua mạng lưới vận tải lớn và có tính liên kết cao.
  • Thắt chặt quan hệ hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp và giảm thiểu những chứng từ không cần thiết cho quá trình vận chuyển hàng.
Tổng kết
Bài viết dưới đây là tổng hợp kiến thức của tôi về vấn đề vận tải đa phương thức. Như thường lệ tôi rất mong ý kiến của các bạn để bài viết được cải thiện hơn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho công việc của các bạn. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau !
 

Tìm thành viên

Top