Giải đáp Ủy thác nhập khẩu (Góc nhìn trái chiều)

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
Ủy thác nhập khẩu là trường hợp 1 cá nhân, hộ cá thể hoặc công ty không đứng tên trực tiếp nhập khẩu thuê qua 1 đơn vị làm dịch vụ.
Dịch vụ XNK ủy thác cũng được coi là 1 hoạt động trong dịch vụ Logistics. Vậy góc nhìn trái chiều là gì?
Khi nhận làm dịch vụ này các bạn nên đặt các câu hỏi.

HỎI: "Tại sao khách hàng có công ty mà lại không đứng tên trực tiếp nhập khẩu? "

ĐÁP: Nhiều Sếp quá sành sỏi hoặc đã bị mất quá nhiều tiền khi trực tiếp nhập khẩu rồi nên họ muốn an toàn, muốn đẩy trách nhiệm sang cho bên ủy thác.
Những cái mất tiền là gì?
  • Mã HS, phân tích phân loại
  • Trị giá khai báo, tham vấn giá hay kiểm tra sau thông quan
  • Nhãn mác hàng hóa
  • Giấy phép, kiểm tra chuyên ngành
  • Chứng từ (Đặc biệt là CO)
Với dịch vụ Hải quan rẻ như cho thì họ không quan tâm đâu. Các nhà nhập kinh doanh họ có lợi nhuận thừa để trả cho phí đó cao hơn gấp đôi. Nhưng cái họ mất tiền hơn thế rất nhiều đó là tiền thuế.

HỎI: Khách hàng có hiểu về hoạt động Logistics không? Có hiểu về thủ tục hải quan không?

ĐÁP: Đối với khách hàng dạng này thì phải gặp gỡ trực tiếp để đánh giá.
Nếu KH mới chưa biết thì dễ làm việc hơn.
Nếu KH quá sành sỏi thì cần phải kiểm tra lại.

HỎI: Xử lý vấn đề trị giá khai báo, tham vấn & kiểm tra sau thông quan như thế nào?

ĐÁP:
Phương án 1. Trực tiếp tìm nguồn, đàm phán và ký kết hợp đồng với giá mua thực, lưu trữ toàn chứng từ để làm hồ sơ tham vấn

Phương án 2. Nếu KH có nguồn cung rồi thì lấy thông tin nhà cung cấp, kiểm tra lại giá mua, kiểm tra giá của các nhà cung cấp khác, kiểm tra giá bán tại VN,...
Sau đó ký kết hợp đồng và lưu trữ giống Phương án 1.

HỎI: Xử lý vấn đề mã HS, nhãn mác, giấy phép và KTCN như thế nào?

ĐÁP: Để làm được việc này thì đội Operation của bạn phải thực sự cứng.
  • Yêu cầu các thông tin về sản phẩm để kiểm tra kỹ và mã HS.
  • Sử dụng các quan hệ để kiểm tra những điểm "mù" cho sản phẩm đó là gì? Ví dụ ủy thác sản phẩm Vải . Có rất nhiều loại vải khác nhau với mã HS và mức thuế khác nhau mà nhìn mắt thường không thể phân biệt được, do đó cơ quan Hải quan thường yêu cầu phân tích phân loại sản phẩm. Nếu DN cố tình "lách" để hưởng mức thuế thấp thì sẽ là rủi ro cho bên ủy thác nhập khẩu.
  • Nhãn mác : Nghị định 43/2017 có ghi rất chi tiết. Nếu DN không ghi nhãn mác hoặc ghi sai có thể bị phạt lên đến 45 triệu. Chỉ mỗi lỗi này thôi cũng quá cả tiền dịch vụ ủy thác của bạn rồi.
  • Nắm được thủ tục nhập khẩu hàng và nắm được chi phí nếu mặt hàng phải xin giấy phép hoặc KTCN. Chi phí này khá lớn, nếu kiểm tra sai thì bên ủy thác nhập khẩu sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm.
HỎI: Các vấn đề khác liên quan đến hàng hóa và Logistics thì sao?

ĐÁP: Ghi chi tiết trong hợp đồng ủy thác về trách nhiệm của ủy thác và bên nhận ủy thác.

---------------
Toàn Tid.
 

Tìm thành viên

Top