- Bài viết
- 1,008
- Reaction score
- 940
Trong quá trình làm việc với cán bộ Hải quan chúng ta không ít lần cảm thấy khó chịu hoặc bức xúc về một vấn đề nào đó khi các bên không tìm được tiếng nói chung. Đặt biệt, những bạn mới ra trường hoặc mới tiếp xúc lần đầu với Hải quan hay có cảm giác e sợ và tâm lý nhúng nhường trước ý kiến của Hải quan, dù không cần biết là đúng hay sai.
Tâm lý muốn hoàn thành công việc sao cho êm xuôi, nhanh gọn thì ai cũng muốn, nhưng khi làm việc cứ mang tâm lý mình là vai vế thấp hơn hoặc làm đại cho nó qua là không nên, cần phải có sự tôn trọng giữa hai bên và hiểu rõ được việc mình đang làm. Xét ở một mặt khác, chúng ta còn được gọi là khách hàng của Hải quan nữa mà và Hải quan đang phục vụ cho doanh nghiệp, cho các bạn.
Vậy khi làm việc với Hải quan hoặc gặp chuyện chúng ta cần xử lý như thế nào? Biết rằng tùy từng trường hợp cụ thể mà có các động thái khác nhau. Nhưng theo mình những điểm sau đây là cần thiết trong quá trình giải quyết chung các vấn đề khi làm việc với Hải quan:
1. Nắm rõ chính sách pháp luật của nhà nước: Tất cả chúng ta từ nhân viên đi làm cho tới cán bộ Hải quan đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Vì vậy đây là thước đo để kiểm tra ai đúng, ai sai. Nắm kỹ được phần này sẽ giúp các bạn có những động thái đúng và tâm lý chắc tiếp theo.
2. Nắm rõ kiến thức chuyên môn: Giúp bạn hiểu được bộ chứng từ mà bạn đang làm. Biết chỗ nào chưa hợp lý, chỗ nào bị thiếu. Đồng thời trong các quy định chính sách pháp luật cũng dùng nhiều từ chuyên ngành mà nắm được kiến thức chuyên môn sẽ hiểu được chính xác các từ này hơn. Từ đó hiểu được hàng mình đang thuộc quản lý của quy định, chính sách nào.
3. Nắm rõ ý công chức Hải quan muốn điều gì: Biết người biết ta thì vấn đề sẽ sớm được giải quyết. Ai cũng muốn hoàn thành xong công việc cả vì vậy cần xác định được những vướng mắc từ phía cán bộ Hải quan để đáp ứng một cách nhanh chóng và chính xác. Không phải lúc nào cũng chủ quan cho mình là đúng.
4. Cần có thái độ là lời lẽ lịch sự, tôn trọng với cán bộ Hải quan: Muốn người khác tôn trọng và có thiện cảm với mình thì trước tiên mình phải tôn trọng họ. Nếu đã giải thích rõ ràng mọi chuyện và làm mọi cách mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề thì bạn có thể lên trình bày với lãnh đạo hoặc xin "phiếu yêu cần nghiệp vụ” nếu cảm thấy mình đúng mà công chức không đồng ý (việc xin gặp lãnh đạo và xin giấy yêu cầu nghiệp vụ là tình huống cuối cùng lựa chọn, không phải hở tí là xin). Khi gặp một trường hợp khó mà tìm hiểu nhiều chỗ vẫn chưa ra thì có thể gửi công văn cho phòng giám sát quản lý và chi cục hải quan sở tại để hỏi thủ tục. Hạn chế tối đa trường hợp mình sai mà cứ cố gắng cho là mình đúng, vì khi đó tác hại sẽ nghiêm trọng hơn nếu có xảy ra.
5. “Hai bên cùng thắng”: Làm việc được cho mình nhưng cũng phải có đường đi cho người khác mới gọi là làm tốt công việc. Đừng cố ép họ bằng mọi giá phải làm việc có lợi cho mình mà bất lợi cho họ.
6. Có mối quan hệ với cán bộ là một lợi thế lớn: Lòng tin luôn là yếu tố quan trọng trong công việc, khi có lòng tin thì công việc sẽ được thực hiện nhanh và an tâm hơn. Còn nếu không có mối quan hệ từ trước thì cứ làm bình thường, người ta làm sao thi bạn làm như thế, đừng cố phá cách. Trước lạ rồi sau sẽ quen thôi.
Ở khía cạnh khác, bạn cũng đừng nghĩ công chức Hải quan là sung sướng, Họ cũng như chúng ta thôi, vẫn phải làm việc, vẫn chịu sự chỉ đạo và kiểm tra từ cấp trên, chịu trách nhiệm với các chính sách chính sách pháp luật, tài chính, quản lý thị trường, kinh tế... nhiều lúc làm sai còn phải vướng vào vòng lao lý. Hy vọng chia sẻ này giúp ích được cho các bạn, đặc biệt là các bạn mới ra trường, sắp phải làm việc trong môi trường hoàn toàn khác khi còn đi học và tiếp xúc lần đầu với cán bộ Hải quan. Các bạn có ý kiến nào khác cùng chia sẻ với mình nhé.
Tâm lý muốn hoàn thành công việc sao cho êm xuôi, nhanh gọn thì ai cũng muốn, nhưng khi làm việc cứ mang tâm lý mình là vai vế thấp hơn hoặc làm đại cho nó qua là không nên, cần phải có sự tôn trọng giữa hai bên và hiểu rõ được việc mình đang làm. Xét ở một mặt khác, chúng ta còn được gọi là khách hàng của Hải quan nữa mà và Hải quan đang phục vụ cho doanh nghiệp, cho các bạn.
Vậy khi làm việc với Hải quan hoặc gặp chuyện chúng ta cần xử lý như thế nào? Biết rằng tùy từng trường hợp cụ thể mà có các động thái khác nhau. Nhưng theo mình những điểm sau đây là cần thiết trong quá trình giải quyết chung các vấn đề khi làm việc với Hải quan:
1. Nắm rõ chính sách pháp luật của nhà nước: Tất cả chúng ta từ nhân viên đi làm cho tới cán bộ Hải quan đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Vì vậy đây là thước đo để kiểm tra ai đúng, ai sai. Nắm kỹ được phần này sẽ giúp các bạn có những động thái đúng và tâm lý chắc tiếp theo.
2. Nắm rõ kiến thức chuyên môn: Giúp bạn hiểu được bộ chứng từ mà bạn đang làm. Biết chỗ nào chưa hợp lý, chỗ nào bị thiếu. Đồng thời trong các quy định chính sách pháp luật cũng dùng nhiều từ chuyên ngành mà nắm được kiến thức chuyên môn sẽ hiểu được chính xác các từ này hơn. Từ đó hiểu được hàng mình đang thuộc quản lý của quy định, chính sách nào.
3. Nắm rõ ý công chức Hải quan muốn điều gì: Biết người biết ta thì vấn đề sẽ sớm được giải quyết. Ai cũng muốn hoàn thành xong công việc cả vì vậy cần xác định được những vướng mắc từ phía cán bộ Hải quan để đáp ứng một cách nhanh chóng và chính xác. Không phải lúc nào cũng chủ quan cho mình là đúng.
4. Cần có thái độ là lời lẽ lịch sự, tôn trọng với cán bộ Hải quan: Muốn người khác tôn trọng và có thiện cảm với mình thì trước tiên mình phải tôn trọng họ. Nếu đã giải thích rõ ràng mọi chuyện và làm mọi cách mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề thì bạn có thể lên trình bày với lãnh đạo hoặc xin "phiếu yêu cần nghiệp vụ” nếu cảm thấy mình đúng mà công chức không đồng ý (việc xin gặp lãnh đạo và xin giấy yêu cầu nghiệp vụ là tình huống cuối cùng lựa chọn, không phải hở tí là xin). Khi gặp một trường hợp khó mà tìm hiểu nhiều chỗ vẫn chưa ra thì có thể gửi công văn cho phòng giám sát quản lý và chi cục hải quan sở tại để hỏi thủ tục. Hạn chế tối đa trường hợp mình sai mà cứ cố gắng cho là mình đúng, vì khi đó tác hại sẽ nghiêm trọng hơn nếu có xảy ra.
5. “Hai bên cùng thắng”: Làm việc được cho mình nhưng cũng phải có đường đi cho người khác mới gọi là làm tốt công việc. Đừng cố ép họ bằng mọi giá phải làm việc có lợi cho mình mà bất lợi cho họ.
6. Có mối quan hệ với cán bộ là một lợi thế lớn: Lòng tin luôn là yếu tố quan trọng trong công việc, khi có lòng tin thì công việc sẽ được thực hiện nhanh và an tâm hơn. Còn nếu không có mối quan hệ từ trước thì cứ làm bình thường, người ta làm sao thi bạn làm như thế, đừng cố phá cách. Trước lạ rồi sau sẽ quen thôi.
Ở khía cạnh khác, bạn cũng đừng nghĩ công chức Hải quan là sung sướng, Họ cũng như chúng ta thôi, vẫn phải làm việc, vẫn chịu sự chỉ đạo và kiểm tra từ cấp trên, chịu trách nhiệm với các chính sách chính sách pháp luật, tài chính, quản lý thị trường, kinh tế... nhiều lúc làm sai còn phải vướng vào vòng lao lý. Hy vọng chia sẻ này giúp ích được cho các bạn, đặc biệt là các bạn mới ra trường, sắp phải làm việc trong môi trường hoàn toàn khác khi còn đi học và tiếp xúc lần đầu với cán bộ Hải quan. Các bạn có ý kiến nào khác cùng chia sẻ với mình nhé.
Quan tâm nhiều
H
Xin tư vấn địa chỉ lớp học xuất nhập khẩu tại Hà Nội
- Thread starter Hoàng Anh 181
- Ngày gửi
D
Bán hàng trên Alibaba khó lắm, dùng cả tài khoản...
- Thread starter Do Quoc Anh
- Ngày gửi
Học xuất nhập khẩu ở đâu hà nội, tphcm tôt nhất
- Thread starter Banhbeo
- Ngày gửi
Nỗi niềm nghề "chạy lệnh" trong xuất nhập khẩu
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
NHỮNG CHIA SẺ VỀ SALE LOGISTICS - SALE EXPORT
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
Lập Hội Sales Xuất Nhập Khẩu
- Thread starter Nghia Tran
- Ngày gửi
Sửa lần cuối: