Chia sẻ Quy trình mua hàng rời - Phần 2

Trung

Member
Bài viết
88
Reaction score
110
Theo như lời hứa bữa trước tại link: http://webxuatnhapkhau.com/quy-trinh-mua-hang-roi.t654.html#post-855. Mình post tiếp chủ đề này nhé

Bước 2:
4. Tốc độ làm hàng: tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, điều kiện phương tiện, kho bãi, nhân công mà bạn quy định điều kiện làm hàng sao cho hợp lý. Thông thường bên mình hay quy định là CQD vì: tập quán xếp dỡ của CQD tại Bourbon là khoảng 200 tấn 1 ngày. Nghĩa là 1 ngày bạn phải dỡ tối thiểu 200 tấn hàng từ tàu, nếu ít hơn sẽ bị phạt. Bên mình có thuê kho sẵn ở Bourbon, 1 ngày dỡ hàng vô kho thì 200 tấn không phải khó. Tuy nhiên, nếu không có kho sẵn hoặc kho quá nhỏ thì phải cân đối lại điều kiện xếp dỡ sao cho hợp lý, tránh để bị phạt tàu.
5. Chứng từ: cần quy định đầy đủ các chứng từ cần thiết cho việc khai hải quan.
- Đặc biệt, bạn nên yêu cầu seller gửi chứng từ bằng file scan màu trước, vì bữa này cơ quan kiểm dịch thực vật yêu cầu đăng ký kiểm dịch trực tuyến luôn, họ yêu cầu khi đăng ký phải sử dụng chứng từ gốc được scan màu. Bạn xem quy trình đăng ký trực tuyến ở đây nhé: http://webxuatnhapkhau.com/huong-da...uc-vat-tren-he-thong-1-cua-quoc-gia.t642.html
- Một điểm nữa là phải yêu cầu seller gửi phyto gốc về sớm, theo quy định mình phải đăng ký kiểm dịch thực vật với phyto bản gốc trước lúc tàu vào phao số 0 Vũng Tàu( vào đây để tiến hành kiểm dịch thực tế hàng hóa), nếu dk sau thời điểm này sẽ bị phạt
6. Điều khoản giao hàng chậm: nên quy định mức phạt cụ thể nếu seller delay giao hàng, đây là điều cần thiết nhằm mục đích bắt buộc seller phải tuân thủ thời gian giao hàng. Trường hợp họ giao hàng trễ, mình phải mua hàng giá cao ở nơi khác thì mức phạt này xem như bồi thường thiệt hại cho việc này. Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên mà đưa ra tỷ lệ phạt. Ví dụ:
An extension of latest shipment is allowed up to a period of 8 days, in case beneficiary do exercise this option, a shipment extension penalty to apply and deductible from the invoice amount at the rate of:
+ 0.5PCT of the invoice amount for 1, 2, 3 or 4 additional days
+ 1.0PCT of the invoice amount for 5 or 6 additional days
+ 1.5PCT of the invoice amount for 7 or 8 additional days


Bước 3: Mua bảo hiểm: đối với hàng nông sản đi tàu về, bạn mua bảo hiểm bình thường, tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Phải mua bảo hiểm ngay sau khi ký hợp đồng và gửi chứng từ hàng hóa cho bảo hiểm để phòng hờ tổn thất xảy ra trên đường đi
- Trước khi shipper ship hàng lên tàu, phải yêu cầu họ gửi P&I của tàu, khả năng đi biển của tàu để bảo hiểm kiểm tra, nếu bảo hiểm đồng ý thì mới cho ship hàng lên con tàu đó
- Nếu tàu già phải mua thêm bảo hiểm tàu già cho hàng hóa, phí bảo hiểm tàu già sẽ charge lại người bán
- Nếu hàng hóa dễ bị hấp hơi hay ẩm mốc thì rất khó đòi bồi thường từ bảo hiểm, họ sẽ đưa vào tổn thất do tính chất hàng hóa và từ chối bồi thường. Trong trường hợp này, trước khi ship hàng, dùng mọi cách để mua bằng được bảo hiểm cho việc hấp hơi, ẩm móc của hàng hóa
- Nếu hàng về các cảng lớn như Phú Mỹ, SP PSA, nếu nhận hàng hàng bằng phương thức từ tàu bốc sang sà lan sau đó từ sà lan vận chuyển về kho thì phải mua thêm bảo hiểm nội địa cho sà lan này.
- Thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn vì việc bồi thường bảo hiểm chỉ được diễn ra khi phí bảo hiểm được thanh toán đúng hạn. Ví dụ: công ty A mua bảo hiểm trong tháng 10 cho nhiều lô hàng tại công ty bảo hiểm Bảo Việt. Bảo Việt quy định toàn bộ phí bảo hiểm của tháng 10 phải được thanh toán trước ngày 15/11. Nếu công ty A thanh toán trễ hơn ngày 15/11, mọi bồi thường cho toàn bộ tổn thất phát sinh trong tháng 11 sẽ không được chấp nhận


Cũng như lần trước, vẩn còn 1 số phần như thủ tục hải quan, quy trình giao nhận hàng hóa, thủ tục đòi bồi thường bảo hiểm... mình sẽ post tiếp theo sau đó ở bài viết sau. Tuy nhiên mạn phép xin 20 like của các bạn để lấy động lực viết tiếp nha. hehe
 

Tìm thành viên

Top