PHÂN BIỆT HÀNG THƯỜNG VÀ HÀNG CHỈ ĐỊNH

Quang Trần

New Member
Bài viết
7
Reaction score
0
Thuật ngữ freehand và nominated (hàng thường và hàng chỉ định) được dùng trong các hãng tàu và các công ty giao nhận để chỉ hàng hóa các nhân viên bán hàng (Sales) theo đuổi.
Hoạt động xuất nhập khẩu và vận tải hàng hóa, thuật ngữ hàng thường và hàng chỉ định được nhiều dân sale sử dụng để phân biệt loại hàng hóa vận chuyển của khách hàng.
Vậy làm sao để phân biệt hàng thường và hàng chỉ định, theo dõi thông tin Melody mang đến cho các bạn dưới đây.
Khái niệm hàng thường và hàng chỉ định
Hàng thường
Tên tiếng anh là Freehand, là những hàng hóa do người bán (shipper) tự book tàu và trả cước theo điều kiện C trên Incoterms. Mọi vấn đề tự việc lựa chọn hãng tàu, tất cả các khâu, đóng gói đều do shipper tự mình chuẩn bị và làm việc. Take care lô hàng đó tới tay khách hàng đã cam kết cho người bán trong hợp đồng.

Nếu doanh nghiệp là forwarder, nhân sale sẽ chủ yếu làm hàng Freehand, vì nhờ phương thức này nhân viên mới có được hoa hồng, đồng thời có quyền lựa chọn hãng tàu và lịch trình phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Mặt khác, nhân viên kinh doanh của hãng tàu thường sẽ có thể làm được cả hàng chỉ định và hàng thường.
Hàng chỉ định
Hay còn lại là hàng nominated, theo định nghĩa mặt hàng này thường xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ở điều kiện giao hàng này, người mua sẽ là người quyết định hãng tàu và trả cước. Người bán sẽ chỉ trả chí local tại đầu xuất hàng hóa và nhận lệnh booking từ người mua. Trong một số trường hợp hàng chỉ định, người mua sẽ chỉ định hãng tàu vận chuyển và người bán sẽ phải thanh toán cước tàu.
Các forwarder nếu sử dụng hình thức vận chuyển này sẽ không có thêm hoa hồng.
Phân biệt hai loại hàng hóa
Cách phân biệt dễ nhất hai hình thức này chính là dựa vào bộ chứng từ hoặc dựa vào cước vận chuyển quốc tế.
*Dựa vào điều kiện incoterm
Đối với hàng thường, doanh nghiệp sẽ có hai điều kiện giao hàng là C và D. doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu phí và có quyền lựa chọn forwarder vận chuyển hàng hóa.
Đối với hàng Nominated thì sẽ có hai điều kiện giao hàng là E và F. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp xuất khẩu không phải trả cước vận chuyển quốc tế sang đến nước nhập khẩu. Rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa được chuyển giao cho nước nhập khẩu ngay tại cảng của nước xuất khẩu. Việc thanh toán cước vận chuyển quốc tế sẽ do nước nhập khẩu đảm nhiệm.
*Dựa vào cước vận chuyển quốc tế
Đối với lô hàng có cước vận chuyển quốc tế là trả trước (freight prepaid) thì sẽ là hàng freehand, vì bên xuất khẩu chịu trách nhiệm book tàu và cước vận chuyển đã được trả trước tại nước xuất khẩu.
Đối với lô hàng có cước vận chuyển quốc tế là trả sau (freight collect) thì sẽ là hàng nominated, vì bên nhập khẩu chịu trách nhiệm book tàu và trả cước phí vận chuyển tại cảng đến.
Xem thêm: https://melodylogistics.com/ph-n-biet-freight-prepaid-va-freight-collect-950.html
Bộ chứng từ cần có khi vận chuyển hàng thường và hàng chỉ định
Bộ chứng từ đi hàng thường và hàng chỉ định về cơ bản không khác nhau nhiều, bao gồm các giấy tờ sau
  • Invoice (hóa đơn thương mại) và packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
  • C/O Certificate of Origins (nếu có)
  • Bill of Lading (vận đơn) và Delivery Order
  • Tờ khai hải quan,…
Tuy nhiên các điều kiện khác nhau sẽ dẫn đến cách giao hàng khác nhau, chẳng hạn như, giao nhận theo FOB và CIF giống nhau đối với hàng xuất. Tuy nhiên, nếu giao nhận theo điều kiện FOB thì nhà xuất khẩu phải giao hàng tại bãi CY hàng xuất mới hết trách nhiệm. Còn nếu giao nhận theo điều kiện CIF thì nhà xuất khẩu chỉ hoàn thành trách nhiệm khi hàng được giao tại bãi CY hàng nhập.

Melody vừa mang đến một số thông tin về giao nhận hàng hóa hàng thường và hàng chỉ định, hy vọng sẽ mang đến một số thông tin kiến thức cơ bản cho các bạn, nếu bạn có nhu cầu về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, cước vận chuyển liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc để lại thông tin liên hệ tại đây :https://melodylogistics.com/lien-he-5.html

Kết nối với chúng tôi qua Zalo OA: zalo.me/2105215369263167450
 

Tìm thành viên

Top