Chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HÀNG GIA CÔNG

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
1. Khái niệm về gia công :

Có rất nhiều người đã khái niệm về gia công nhưng nhiều bạn mới vào nghề vẫn chưa nắm được. Các bạn nên hiểu 1 cách nôm na như này. Ta muốn xây nhà theo thiết kế riêng của mình và đã chuẩn bị đủ nguyên vật liệu và thuê thợ để thực hiện nó. Ở đây "ta" là người thuê gia công. "Thợ xây " chính là người nhận gia công. Như vậy:

+ Gia công là loại hình mà người nhận gia công thực hiện 1 quá trình hoặc cả quá trình sản xuất ra sản phẩm và nhận lại tiền công (phí gia công).

+ Người thuê gia công cung cấp một phần hoặc toàn bộ tài vật tư, tài liệu kỹ thuật, mẫu mã, bản vẽ ...và yêu cầu người nhận ra công làm theo yêu cầu.

+ Do đó vật tư do ta cung cấp cho thợ xây vẫn thuộc sở hữu của ta, máy móc công cụ ta cho thợ xây mượn để xây nhà thợ xây phải hoàn trả. Và ngôi nhà khi xây xong thợ xây sẽ bàn giao lại cho ta. Thợ xây chỉ được nhận về tiền xây nhà. Do đó mọi việc liên quan đến nguyên vật liệu và máy móc hay thành phẩm đều phải có sự đồng ý của người thuê gia công.

+ Vậy những nguyên vật liệu ta cung cấp hoặc chỉ định supplier giao cho thợ xây sẽ dưới hình thức không thanh toán. Nếu trong quá trình xây dựng thợ xây có tự mua ở ngoài thì phải kê bảng kê tự cung ứng và hạch toán nó vào tiền công để ta sẽ trả sau khi kết thúc việc xây nhà.

+ Nếu ta có thêm hạng mục khác cần thực hiện thì phải thể hiện bằng phụ lục hợp đồng. Bất kỳ sự thay đổi nào đều phải có sự chấp thuận của 2 bên bằng văn bản.

+ Gia công xuôi là thực hiện gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc doanh nghiệp chế xuất. Còn gia công ngược là thuê nước ngoài thực hiện gia công. Hai doanh nghiệp chế xuất làm gia công với nhau theo điều 76 thông tư 38 thì không phải làm thủ tục hải quan. Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp thường gia công với nhau thì doanh nghiệp chế xuất không phải làm thủ tục hải quan.

2. Đối tượng tham gia gồm:

Người thuê gia công; người nhận gia công; các supplier và các vendor.

3. Bộ hồ sơ gia công gồm :

+ Hợp đồng gia công : Hợp đồng có thể ở dạng văn bản, telex, hoặc fax nhưng phải có con dấu và chữ ký của hai bên. Các phụ lục hợp đồng nếu có. Nội dung hợp đồng ở điều 29 nghị định 187/2013/Nd-cp.

+ Bảng mã nguyên vật liệu (Theo khoản a điều 4 công văn 2733/Tchq-gsql thì cơ quan hải quan hiện tại chỉ quản lý tên hàng song hiện tại ta vẫn cần đăng ký mã nguyên vật liệu để nhập hệ thống Vnacss Vcis. Do đó thái sơn đã tích hợp #&mã#& trên tên hàng để diễn giải điều này).

+ Bảng mã thành phẩm: tương tự như bảng mã nguyên vật liệu.

+ Thông báo thực hiện hợp đồng gia công theo nghị định 134/2016/ndcp từ ngày 01/09/2016. Thực hiện thông báo trên hệ thống dự kiến bắt đầu vào ngày 14/11/2016.

+ Các bảng định mức sản phẩm.

4. Quy trình thực hiện hợp đồng gia công.

+ Đăng ký xin thực hiện hợp đồng gia công, kiểm tra nhà xưởng khi lần đầu thực hiện. Quy định tại luật hải quan, nghị định 08/2015/nd-cp. Cách thức tiến hành kiểm tra quy định tại điều 57 thông tư 38/2014/tt-btc. Hồ sơ gồm:

a. Hợp đồng gia công : bản tiếng anh và bản dịch và các phụ lục nếu có

b. Đơn xin thực hiện hd gia công.

c. Giải trình cơ sở sản xuất phù hợp thực hiện hợp đồng gia công.

E. Hồ sơ thương nhân : giấy chứng nhận đầu tư, đăng lý dấu, mẫu 08 đăng ký thuế.

+ Văn bản thông báo hợp đồng gia công ( từ ngày 01/09/2016 bắt buộc phải làm dự kiến 14/11/2016 sẽ thông báo trên bằng hệ thống).

+ Nhập máy hợp đồng trên hệ thống Vnacss Vcis, đăng ký mã máy móc, nguyên vật liệu, mã sản phẩm. Không cần nhập máy đối với định mức (điều 55 thông tư 38/2015/tt-btc) sau đó chuyển trạng thái " đã được duyệt".

5. Thủ tục hải quan.

5.1 Địa điểm làm thủ tục hải quan:

+ Chi cục hải quan đầu tư - gia công thuộc cục hải quan quản lý doanh nghiệp.

+ Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp.

(Nơi nào thuận tiện nhất thì làm căn cứ điều 58 thông tư 38/2015/tt-btc).

+ Thủ tục nhập khẩu theo điều 61 thông tư 38/2015/tt-btc.

+ Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo điều 86 thông tư 38/2015/tt-btc.

+ Thủ tục tái xuất giao hàng nội địa (nvl) theo khoản 3 điều 64 Thông tư 38.

+ Thủ tục nhập và xuất khẩu máy móc thiết bị theo điều 50 nghị định 08/2015/ndcp. Chú ý rằng thời hạn tạm nhập theo thời hạn hợp đồng gia công nhưng phải tuân theo điều 50 này tránh để quá hạn bị ăn phạt.

+ Thủ tục thanh lý nguyên vật liệu theo điều 21 thông tư 38/2015/tt-btc.

+ Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng máy móc theo điều 79 thông tư 38. Có thể đọc công văn 18195/btc để tham khảo. (cho tài sản cố định doanh nghiệp chế xuất).

+ Thủ tục thanh khoản theo điều 64 thông tư 38/2015/tt-btc.

+ Báo cáo quyết toán theo tên hàng và số lượng theo mẫu 15 và 16 phụ lục V thông tư 38. ( Căn cứ điều 25 và điều 28 thông tư 200/2014/tt-btc thì kế toán ko phải theo dõi đối với hàng không thanh toán theo tk 152 và 155). Theo điều 61 thông tư 38/2015/tt-btc.

+ Thủ tục hạch toán invoice hoặc hóa đơn theo thông tư 119/2014/tt-btc còn gọi là thông tư 7 nốt nhạc do đó KHÔNG NHẤT ĐỊNH PHẢI VIẾT HÓA ĐƠN NẾU GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI.

+ Xử lý phế liệu phế phẩm,nguyên liệu vật tư dư thừa máy móc thuê mượn theo điều 64 thông tư 38/2015/tt-btc.

5.2: Nguyên vật liệu nhập khẩu :

Bán thành phẩm, thành phẩm của quá trình gia công trước là nvl của quá trình gia công sau nhưng tham gia vào quá trình cấu thành sản phẩm. Các vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất và các vật liệu đóng gói. Tất cả nguyên vật liệu trên phải phù hợp giấy chứng nhận đầu tư và luận chứng kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Ví dụ : dn gia công may thì không thể nhập linh kiện điện thoại về mà gia công áo được.

6. Gia công xuôi:

Doanh nghiệp gia công nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất hoặc thương nhân nước ngoài.

6.1: Chính sách thuế:

+ Miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản 4 điều 12 nghị định 87/2010/nd-cp ( đã bị thay thế 1 phần bởi nghị định 134/2016/nd-cp cần đọc thêm).

+ Biểu thuế Vat 0% với hàng nhập khẩu theo quy định tại khoản 20 điều 4 thông tư 219/2013/tt-btc.

+ Miễn thuế xuất khẩu đối với nvl vật tư cấu thành sản phẩm nhập khẩu, biểu thuế vat 0% khoản 1 điều 9 thông tư 219/2013/tt-btc. Chịu thuế xk đối với các nvl có thuế xuất khẩu tự cung ứng mua từ nội địa ( Chú ý rằng : những mặt hàng thuộc danh mục tài nguyên thiên nhiên mới chịu thuế xuất khẩu). Quy định tại điều 3 công văn 5232/Tchq-vinacss.

+ Miễn thuế nk và vat đối với máy móc thiết bị thuê mượn dùng cho hợp đồng gia công.

6.2: Loại hình tờ khai:

a. Nhập khẩu: Theo công văn 2765/Tchq-gsql tham khảo cv 3283/Tchq-gsql

+ Nhập nvl nhập khẩu và tự cung ứng : E21 : dùng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp .
+ E11 : dùng riêng cho chế xuất thực hiện hợp đồng gia công (Chi cụ hà nam , cục bắc ninh đang thực hiện)
+ E23: Nhập nvl từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác. Thường dung cho chuyển giao đối ứng xuất E54.
+ A31: Tạm nhập tái chế ( Nta25) hoặc nhập sản phẩm gia công bị trả lại(Ngc23)
+ G13: tạ nhập miễn thuế ( gia công).

b. Xuất khẩu:

+ E52: xuất sp ra nước ngoài.
+ E56: Xuất sp trong nội địa
+ E54: xuất nvl từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác.
+ B13: xuất trả nvl hoặc tái xuất hàng tạ nhập tái chế của A31.
+ G23: xuất tái xuất máy móc thiết bị của hợp đồng gia công.


Tác giả: Phạm Thành Nam - www.xnkvietnam.net
 
Sửa lần cuối:

Tìm thành viên

Top