Help NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ TRUNG QUỐC BẰNG ĐƯỜNG BỘ

Kieuluu

New Member
Bài viết
15
Reaction score
1
E chào Anh/ Chị ah
Anh/ Chị xin tư vấn giúp e: Hiện tại bên e muốn nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về bằng đường bộ sử dụng phương thức DAP nhưng phải đóng thuế nhà thầu từ đầu Trung Quốc. Nên bên công ty mẹ muốn không phải đóng thuế đó và thay đổi phương thức giao hàng chỉ đến cửa khẩu thôi, từ của khẩu về nhà máy bên em (Bình Dương) tự chịu chi phí vận chuyển. Như vậy anh/ chị cho e hỏi bên e sử dụng phương thức giao hàng nào phù hợp cho trường hợp này ah ?.
Em có tham khảo thì nếu đường bộ giao đến cửa khẩu thì sử dụng phương thức DAF, CPT. Nhưng e vẫn mơ hồ không biết sử dụng phương thức nào cho đúng trong trường hợp này và ngoài đóng thuế NK, VAT bên e phải đóng thêm thuế gì nữa không ah ?
Nhờ anh/ chị tư vấn giúp em trường hợp này với ah. E cảm ơn anh/ Chị nhiều
 

Charlie_Vietnam

New Member
Bài viết
14
Reaction score
9
INCOTERMS 2000

D
elivered At Frontier (viết tắt DAF). Đây là một điều kiện trong Incoterms, thường được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ hay đường sắt. Theo điều kiện DAF thì:

Bên bán phải:
  • Giao hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trước trên biên giới đó, sau khi đã hoàn thành các thủ tục về xuất khẩu lô hàng hoá đó cũng như nộp thuế xuất khẩu và các thuế, phí, lệ phí khác liên quan tới xuất khẩu lô hàng.
  • Cung cấp cho bên mua các chứng từ cần thiết sao cho người mua có thể nhận hàng tại biên giới đó.
Bên mua phải:
  • Nhận hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên giới đó.
  • Trả tiền cước chuyên chở tiếp từ biên giới tới kho hàng của mình.
  • Hoàn thành thủ tục nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu cũng như các thuế và phí, lệ phí khác liên quan đến nhập khẩu lô hàng.
  • Chịu mọi rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của mình ở địa điểm giao hàng trên biên giới.
 

phatarty

Active Member
Bài viết
142
Reaction score
82
Hi Bạn
Nếu bạn sử dụng term DAF thì bạn mở tk nhập, đóng thuế NK, VAT (nếu có),
Thuê FWD chuyên handle hàng tại cửa khẩu để làm thủ tục nhập khẩu và đưa hàng từ bên Trung Quốc sang Việt Nam,
Thuê vận tải chuyển hàng về nhà máy là okay.
 

ngô luyến

New Member
Bài viết
18
Reaction score
6
Chào bạn! khi bạn đã nhận hàng đc về đến cửa khẩu rồi và muốn có nhu cầu vận chuyển từ cửa khẩu về kho nhà máy tại bình dương thì liên hệ mình nhé. Bên mình chuyên vận chuyển hàng nội địa nên dịch vụ đảm bảo và giá thành cạnh tranh. Liên hệ với mình qua sdt 0979068161, hoặc có thể kết bạn zalo với mình qua số này luôn. Rất mong được hợp tác cùng bạn và quý công ty! Trọng trọng cảm ơn!
 

Kieuluu

New Member
Bài viết
15
Reaction score
1
INCOTERMS 2000

D
elivered At Frontier (viết tắt DAF). Đây là một điều kiện trong Incoterms, thường được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ hay đường sắt. Theo điều kiện DAF thì:

Bên bán phải:
  • Giao hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trước trên biên giới đó, sau khi đã hoàn thành các thủ tục về xuất khẩu lô hàng hoá đó cũng như nộp thuế xuất khẩu và các thuế, phí, lệ phí khác liên quan tới xuất khẩu lô hàng.
  • Cung cấp cho bên mua các chứng từ cần thiết sao cho người mua có thể nhận hàng tại biên giới đó.
Bên mua phải:
  • Nhận hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên giới đó.
  • Trả tiền cước chuyên chở tiếp từ biên giới tới kho hàng của mình.
  • Hoàn thành thủ tục nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu cũng như các thuế và phí, lệ phí khác liên quan đến nhập khẩu lô hàng.
  • Chịu mọi rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của mình ở địa điểm giao hàng trên biên giới.
Cảm ơn A Charlie rất nhiều.

Vì e đang phân vân là, DAF là điều khoản incoterm 2000 thì hiện tại có được áp dung không ah ? Nếu không thì liệu mình sử dụng điều kiện CPT cho yêu cầu bên e giao hàng đến cửa khẩu được không ah ?
Cảm ơn a
 

Kieuluu

New Member
Bài viết
15
Reaction score
1
Hi Bạn
Nếu bạn sử dụng term DAF thì bạn mở tk nhập, đóng thuế NK, VAT (nếu có),
Thuê FWD chuyên handle hàng tại cửa khẩu để làm thủ tục nhập khẩu và đưa hàng từ bên Trung Quốc sang Việt Nam,
Thuê vận tải chuyển hàng về nhà máy là okay.
Cảm ơn bạn Phatarty nhiều

Vì mình đang phân vân là, DAF là điều khoản incoterm 2000 thì hiện tại có được áp dung không ah ? Nếu không thì liệu mình sử dụng điều kiện CPT cho yêu cầu bên mình giao hàng đến cửa khẩu được không ah ?
Cảm ơn bạn
 

Charlie_Vietnam

New Member
Bài viết
14
Reaction score
9
INCOTERMS là tập quán thương mại Quốc Tế được sử dụng trong các hoạt động thương mại buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau (trong nước và ngoài nước).

INCOTERMS đưa ra tập quán thống nhất chung trong các giao dịch thương mại, cụ thể là các khoản phí, lệ phí, phân chia rủi ro, trách nhiệm giữa các bên.

Khi áp dụng một điều kiện trong INCOTERMS bất kỳ, nghĩa là 02 bên đồng ý lấy điều kiện đó làm quy chuẩn để ràng buộc cũng như thực hiện những quyền lợi và trách nhiệm của nhau trong vấn đề giao hàng.

Do đó, các INCOTERMS không phủ định lẫn nhau, nó tùy thuộc vào bạn muốn chọn phương thức giao hàng theo tập quán nào, của INCOTERMS năm nào, thì bạn phải ghi rõ trong hợp đồng. Nếu bạn không ghi rõ tập quán (điều kiện INCOTERMS mà bạn muốn sử dụng) của INCOTERMS của năm nào, rất có thể INCOTERM đó sẽ không được công nhận để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương, lúc đó tùy thuộc vào các điều khoản/ điều kiện khác trên hợp đồng làm cơ sở giải quyết tranh chấp.

VD:

FOB INCOTERMS 2000: giao hàng qua lan can tàu là hết trách nhiệm
FOB INCOTERMS 2010: giao hàng an toàn nằm trên boong tàu là hết trách nhiệm

- Giả sử bạn ghi FOB HCM PORT (mà không dẫn chiếu đến INCOTERMS của năm nào), thì khi cẩu trục gắp hàng từ dưới đất, đi đu đưa đi qua lan can tàu và bị rơi hàng xuống, thì lúc này không có cơ sở để giải quyết tranh chấp. Vì người bán có thể viện dẫn đến INCOTERMS 2000 là hàng đã vượt qua lan can tàu rồi nên hết trách nhiệm, việc rớt hàng xuống boong tàu không còn thuộc trách nhiệm của người bán.

- Do đó, bạn phải ghi đầy đủ: FOB HCM PORT INCOTERMS 2010. Như vậy trường hợp bị rơi hàng ở trên, người bán phải có trách nhiệm giải quyết và bồi thường thiệt hại cho bạn, vì theo INCOTERMS 2010 bắt buộc hàng phải nằm an toàn trên boong con tàu thì người bán mới hết trách nhiệm.

Thân.
 

Charlie_Vietnam

New Member
Bài viết
14
Reaction score
9
NÊN XÀI DAF THAY VÌ CPT

DAF INCOTERMS 2000: Người bán phải có trách nhiệm trả phí và giao hàng an toàn đến điểm chỉ định tại cửa khẩu. Quá trình bốc xếp hàng hóa từ xe của người bán qua xe của người mua, thì sẽ do người mua chịu trách nhiệm.

CPT INCOTERMS 2000 & 2010: Người bán giao hàng cho nhà xe của người bán là hết trách nhiệm về an toàn của hàng hóa. Mặc dù người bán phải trả phí cho nhà xe của người bán để vận chuyển đến cửa khẩu. ==> Điểm chuyển rủi ro giao hàng quá tuyệt vời cho người bán. Nếu nhà xe của người bán gặp tai nạn, thì bạn phải tự làm việc với nhà xe đó để đòi quyền lợi, người bán giao hàng cho nhà xe xong coi như hết trách nhiệm về an toàn hàng hóa, chỉ chịu trách nhiệm trả phí cho nhà xe đó chạy đến cửa khẩu
 

Kieuluu

New Member
Bài viết
15
Reaction score
1
INCOTERMS là tập quán thương mại Quốc Tế được sử dụng trong các hoạt động thương mại buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau (trong nước và ngoài nước).

INCOTERMS đưa ra tập quán thống nhất chung trong các giao dịch thương mại, cụ thể là các khoản phí, lệ phí, phân chia rủi ro, trách nhiệm giữa các bên.

Khi áp dụng một điều kiện trong INCOTERMS bất kỳ, nghĩa là 02 bên đồng ý lấy điều kiện đó làm quy chuẩn để ràng buộc cũng như thực hiện những quyền lợi và trách nhiệm của nhau trong vấn đề giao hàng.

Do đó, các INCOTERMS không phủ định lẫn nhau, nó tùy thuộc vào bạn muốn chọn phương thức giao hàng theo tập quán nào, của INCOTERMS năm nào, thì bạn phải ghi rõ trong hợp đồng. Nếu bạn không ghi rõ tập quán (điều kiện INCOTERMS mà bạn muốn sử dụng) của INCOTERMS của năm nào, rất có thể INCOTERM đó sẽ không được công nhận để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương, lúc đó tùy thuộc vào các điều khoản/ điều kiện khác trên hợp đồng làm cơ sở giải quyết tranh chấp.

VD:

FOB INCOTERMS 2000: giao hàng qua lan can tàu là hết trách nhiệm
FOB INCOTERMS 2010: giao hàng an toàn nằm trên boong tàu là hết trách nhiệm

- Giả sử bạn ghi FOB HCM PORT (mà không dẫn chiếu đến INCOTERMS của năm nào), thì khi cẩu trục gắp hàng từ dưới đất, đi đu đưa đi qua lan can tàu và bị rơi hàng xuống, thì lúc này không có cơ sở để giải quyết tranh chấp. Vì người bán có thể viện dẫn đến INCOTERMS 2000 là hàng đã vượt qua lan can tàu rồi nên hết trách nhiệm, việc rớt hàng xuống boong tàu không còn thuộc trách nhiệm của người bán.

- Do đó, bạn phải ghi đầy đủ: FOB HCM PORT INCOTERMS 2010. Như vậy trường hợp bị rơi hàng ở trên, người bán phải có trách nhiệm giải quyết và bồi thường thiệt hại cho bạn, vì theo INCOTERMS 2010 bắt buộc hàng phải nằm an toàn trên boong con tàu thì người bán mới hết trách nhiệm.

Thân.
Cảm ơn A rất nhiều ah
 

Kieuluu

New Member
Bài viết
15
Reaction score
1
NÊN XÀI DAF THAY VÌ CPT

DAF INCOTERMS 2000: Người bán phải có trách nhiệm trả phí và giao hàng an toàn đến điểm chỉ định tại cửa khẩu. Quá trình bốc xếp hàng hóa từ xe của người bán qua xe của người mua, thì sẽ do người mua chịu trách nhiệm.

CPT INCOTERMS 2000 & 2010: Người bán giao hàng cho nhà xe của người bán là hết trách nhiệm về an toàn của hàng hóa. Mặc dù người bán phải trả phí cho nhà xe của người bán để vận chuyển đến cửa khẩu. ==> Điểm chuyển rủi ro giao hàng quá tuyệt vời cho người bán. Nếu nhà xe của người bán gặp tai nạn, thì bạn phải tự làm việc với nhà xe đó để đòi quyền lợi, người bán giao hàng cho nhà xe xong coi như hết trách nhiệm về an toàn hàng hóa, chỉ chịu trách nhiệm trả phí cho nhà xe đó chạy đến cửa khẩu
Em cảm ơn a rất nhiều. Kiến thức a thật là rộng và chuẩn. Cảm ơn những chia sẻ của a. Chúc a có nhiều thành công trong công việc ah
Nhờ a mà e được trau dồi thêm kiến thức
Thân ái!
 

Tìm thành viên

Top