Chia sẻ Cách xây dựng mã nguyên vật liệu

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Tết giờ bận bịu, sắp đến báo cáo quyết toán năm tài chính nên cũng rất nhiều bạn PM hỏi mình về báo cáo quyết toán. Những câu hỏi rất muốn trả lời như :" Anh ơi hướng dẫn em báo cáo quyết toán với ạ" - Thật sự không trả lời được vì nó là cả 1 quá trình dài chuẩn bị. Một trong những cái vướng mắc đó là chúng ta bối rối trong quá trình clear mã nguyên vật liệu.

Hôm nay mình xin chia :" Cách xây dựng mã nguyên vật liệu".

Nói như đùa, xây dựng mã nguyên vật liệu có gì là khó ? Thật ư, không hề đơn giản. Mình đã đi nhiều và thấy một trong những vấn đề tồn tại nhức nhối nhất trong doanh nghiệp là cách xây dựng mã hàng: có những mã hàng mãi mãi không clear được, có những mã âm ảo, dương ảo, hoặc kế toán và xuất nhập khẩu không hề ăn khớp với nhau. Vậy xây dựng mã hàng như nào?

1. Nguyên tắc 1: Tuân theo quy trình sản xuất.

Hãy tìm hiểu quy trình sản xuất của nhà máy bạn, qua những bước chúng ta sẽ thấy được nó cần nguyên liệu gì, sản xuất ra sao. CHúng ta lọc được ra đâu là nguyên liệu chính đâu là phụ liệu, và đâu là vật tư đóng gói.Quá trình này giúp chúng ta không nhầm lẫn nguyên vật liệu, Khi phát sinh tên hàng lạ lạ nếu các bạn không nắm được quy trình sản xuất thì sẽ rối bời và sẽ dẫn tới sai lầm.

2. List thành bảng hệ thống nguyên vật liệu theo quy trình sản xuất:

Việc này giúp chúng ta tổng quan được nguyên vật liệu và hiểu biết được toàn bộ nguyên vật liệu chúng ta sẽ dùng để sản xuất sản phẩm đó.

3. Xây dựng bảng mã cho list nguyên vật liệu chúng ta đã lập ở bước 2.

Theo nguyên tắc : Mã hàng - Tên hàng -Đơn vị tính - HS code. Đây chính là bảng mã khung để ta khai báo hải quan.

4. Nhóm tất cả các tên hàng theo quy tắc gộp mã.

Những hàng nào chúng ta đa sử dụng để sản xuất, ta note riêng, những hàng hóa nào chúng ta sử dụng sơ cua ta cũng cho vào bảng theo dõi nhưng cũng ghi chú riêng. Ví dụ: Để sản xuất cái áo sơ mi nam 100% cotton chúng ta có mã vải , nhưng khi nhập chúng ta sẽ nhập vải đen vải trắng, vải xanh... chúng ta sẽ gộp thành 1 mã vải thôi. QUy tắc gộp mã : Cùng cách sử dụng, phục vụ cho cùng 1 sản phẩm, có cùng Hs code, có cùng đơn vị tính.

5. Đồng bộ mã Hải quan với kế toán.

Ví dụ: Vải đen - Mã Kế toán là 001Vai, Vải Trắng là 002 vải, Vải vàng là 003 vải. Chúng ta vẫn theo dõi song song Hai mã của 2 bộ phận nhưng chỉ cần chúng ta tham chiếu đúng sẽ luôn theo dõi được chính xác số lượng tồn.

17021927_1843204512597923_6181847523564150320_n.jpg

6. Làm định mức theo mã kế toán
16998874_1843204545931253_2282165043517035647_n (1).jpg



Nguồn: Phạm Thành Nam
 

Tìm thành viên

Top