- Bài viết
- 1,008
- Reaction score
- 940
Chia sẽ của thầy: Lê Sài Gòn
Tôi có nhận lời giúp và hướng dẫn một em sinh viên bên ĐHK*, chuyên ngành ngoại thương làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Tôi tư vấn cho em đề tài số 1. Em nộp tên đề tài và nhận email của GVHD bác bỏ đề tài này với lý do như trong hình.
Tôi xin chia sẻ thêm một chút về ngành nghề ngoại thương, xuất nhập khẩu để các bạn hiểu thêm câu chuyện tôi muôn chia sẻ. Ngành của chúng tôi là học cách để bán được một lô hàng ra nước ngoài và ngược lại. Ví dụ như chúng tôi phải tìm khách, ký hợp đồng với khách, thuê tàu bè, đem hàng ra cảng, làm thủ tục hải quan, đóng thuế má, giao lên tàu, mua bảo hiểm cho hàng, rồi nhận thanh toán của khách... nôm na là như vậy. Chúng tôi có thể xuất hiện dưới nhiều vai trò, là chủ hàng xnk, là hãng tàu, là các cty dịch vụ logistics, là cơ quan công quyền và quản lý nhà nước nữa... Và tất cả công việc gần như đều mang yếu tố nước ngoài, nhất là đối tượng hàng hóa mua bán và chủ thể sở hữu hàng hóa.
Như vậy, có thể thấy rằng, nhóm đề tài 1 2 3 là nhóm đề tài sát sườn nhất mà sinh viên ngành chúng tôi gần như bắt buộc phải am hiểu, thực hành và có cơ hội được cọ sát trước khi vào thực tiễn công việc. Ngành ngoại thương chủ yếu rơi vào các công việc này. Nếu nói về kỹ thuật làm việc ngành ngoại thương, là phải nói về những điều tôi nêu ở trên. Còn nếu nói khác đi hoặc cao xa quá, nó hóa ra lại xa vời thực tế. Mà xa rời thực tế thì không phải là đi thực tập!
Nhưng tôi không hiểu lý do vì sao, giáo viên này lại dám bác bỏ những đề tài này và cho rằng nó không mang tính thực tiễn. Nếu là chủ quan tự ý giáo viên này đề ra những mục loại bỏ này, thì giáo viên đó đã làm sai nguyên tắc vì tôi cam đoan, không một trường đại học nào dạy về ngoại thương lại đi cấm các em làm những đề tài này. Nhóm 1 2 3 bị cấm trong khi nhóm 4, một nhóm đề tài chả liên quan đến hoạt động ngoại thương và chuyên ngành của em sinh viên này lại được giáo viên xem xét chấp nhận??!! Và tôi không tin một trường lớn như ĐHK* lại có những chủ trương, chỉ đạo sai như vậy trong việc xác định đề tài thực tập cho các em.
Ngoài vấn đề chuyên môn, tôi cũng không chấp nhận việc giáo viên bác đề tài của các em vì trùng lắp, dễ sao chép và... thiếu tính sáng tạo.
1. Việc trùng lắp là hiển nhiên, vì chưa đến 30 đề tài trong ngành này mà có đến hàng ngàn sinh viên, qua hàng mấy chục khóa, làm sao tránh khỏi việc đề tài lặp lại. Trách nhiệm của giáo viên là kết hợp cùng doanh nghiệp để giúp các em lãnh hội, củng cố và điều chỉnh những hạn chế, sai sót của các em trong quá trình thực tập, trong chính chuyên môn được giảng dạy ở nhà trường, chứ không phải bắt các em tìm cái mới, cái lạ trên trời, dưới ruộng... Giáo viên phải vượt qua sự nhàm chán để phát hiện điểm nổi bật của các em trong chính sự lặp lại đó trong bài báo cáo thực tập!
2. Sao chép là việc của sinh viên. Việc của giáo viên là cảnh báo trước, phát hiện sao chép và triệt hạ những đứa lười biếng, sao chép. Tôi chắc chắn 100% rằng sv mà muốn sao chép thì đề tài nào mà không có sẵn trên mạng để nó sao chép. Đầy ra! Quan điểm của tôi là thà nó sao chép mà nó hiểu được việc, làm được việc, còn hơn là nó tự làm tự vẽ một cái quái quỷ gì mà chẳng giúp ích được cho công việc trong lương lai.
3. Tôi cần một sinh viên hiểu việc, nhớ việc và thuần việc thì càng tốt. Chứ tôi không cần một em sáng tạo giai đoạn này. Đi thực tập nó không phá hại cty là mừng rồi. Ở đó mà sáng tạo. Viết bài mà đào sâu hiểu sâu thì tốt. Còn mấy đứa sáng tạo trong bài viết chỉ là những đứa nói chuyện trên mây, trong ngành này.
Anh chị em giáo viên nào mà đọc được bài viết của tôi thì xin hãy quán xuyến chuyên môn, am hiểu thực tiễn và đặc biệt là nên đặt mình vào vị trí của sinh viên để hiểu sự khó khăn của các em mà giúp đỡ các em cho đúng vai trò của người chèo lái!
Tôi có nhận lời giúp và hướng dẫn một em sinh viên bên ĐHK*, chuyên ngành ngoại thương làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Tôi tư vấn cho em đề tài số 1. Em nộp tên đề tài và nhận email của GVHD bác bỏ đề tài này với lý do như trong hình.
Tôi xin chia sẻ thêm một chút về ngành nghề ngoại thương, xuất nhập khẩu để các bạn hiểu thêm câu chuyện tôi muôn chia sẻ. Ngành của chúng tôi là học cách để bán được một lô hàng ra nước ngoài và ngược lại. Ví dụ như chúng tôi phải tìm khách, ký hợp đồng với khách, thuê tàu bè, đem hàng ra cảng, làm thủ tục hải quan, đóng thuế má, giao lên tàu, mua bảo hiểm cho hàng, rồi nhận thanh toán của khách... nôm na là như vậy. Chúng tôi có thể xuất hiện dưới nhiều vai trò, là chủ hàng xnk, là hãng tàu, là các cty dịch vụ logistics, là cơ quan công quyền và quản lý nhà nước nữa... Và tất cả công việc gần như đều mang yếu tố nước ngoài, nhất là đối tượng hàng hóa mua bán và chủ thể sở hữu hàng hóa.
Như vậy, có thể thấy rằng, nhóm đề tài 1 2 3 là nhóm đề tài sát sườn nhất mà sinh viên ngành chúng tôi gần như bắt buộc phải am hiểu, thực hành và có cơ hội được cọ sát trước khi vào thực tiễn công việc. Ngành ngoại thương chủ yếu rơi vào các công việc này. Nếu nói về kỹ thuật làm việc ngành ngoại thương, là phải nói về những điều tôi nêu ở trên. Còn nếu nói khác đi hoặc cao xa quá, nó hóa ra lại xa vời thực tế. Mà xa rời thực tế thì không phải là đi thực tập!
Nhưng tôi không hiểu lý do vì sao, giáo viên này lại dám bác bỏ những đề tài này và cho rằng nó không mang tính thực tiễn. Nếu là chủ quan tự ý giáo viên này đề ra những mục loại bỏ này, thì giáo viên đó đã làm sai nguyên tắc vì tôi cam đoan, không một trường đại học nào dạy về ngoại thương lại đi cấm các em làm những đề tài này. Nhóm 1 2 3 bị cấm trong khi nhóm 4, một nhóm đề tài chả liên quan đến hoạt động ngoại thương và chuyên ngành của em sinh viên này lại được giáo viên xem xét chấp nhận??!! Và tôi không tin một trường lớn như ĐHK* lại có những chủ trương, chỉ đạo sai như vậy trong việc xác định đề tài thực tập cho các em.
Ngoài vấn đề chuyên môn, tôi cũng không chấp nhận việc giáo viên bác đề tài của các em vì trùng lắp, dễ sao chép và... thiếu tính sáng tạo.
1. Việc trùng lắp là hiển nhiên, vì chưa đến 30 đề tài trong ngành này mà có đến hàng ngàn sinh viên, qua hàng mấy chục khóa, làm sao tránh khỏi việc đề tài lặp lại. Trách nhiệm của giáo viên là kết hợp cùng doanh nghiệp để giúp các em lãnh hội, củng cố và điều chỉnh những hạn chế, sai sót của các em trong quá trình thực tập, trong chính chuyên môn được giảng dạy ở nhà trường, chứ không phải bắt các em tìm cái mới, cái lạ trên trời, dưới ruộng... Giáo viên phải vượt qua sự nhàm chán để phát hiện điểm nổi bật của các em trong chính sự lặp lại đó trong bài báo cáo thực tập!
2. Sao chép là việc của sinh viên. Việc của giáo viên là cảnh báo trước, phát hiện sao chép và triệt hạ những đứa lười biếng, sao chép. Tôi chắc chắn 100% rằng sv mà muốn sao chép thì đề tài nào mà không có sẵn trên mạng để nó sao chép. Đầy ra! Quan điểm của tôi là thà nó sao chép mà nó hiểu được việc, làm được việc, còn hơn là nó tự làm tự vẽ một cái quái quỷ gì mà chẳng giúp ích được cho công việc trong lương lai.
3. Tôi cần một sinh viên hiểu việc, nhớ việc và thuần việc thì càng tốt. Chứ tôi không cần một em sáng tạo giai đoạn này. Đi thực tập nó không phá hại cty là mừng rồi. Ở đó mà sáng tạo. Viết bài mà đào sâu hiểu sâu thì tốt. Còn mấy đứa sáng tạo trong bài viết chỉ là những đứa nói chuyện trên mây, trong ngành này.
Anh chị em giáo viên nào mà đọc được bài viết của tôi thì xin hãy quán xuyến chuyên môn, am hiểu thực tiễn và đặc biệt là nên đặt mình vào vị trí của sinh viên để hiểu sự khó khăn của các em mà giúp đỡ các em cho đúng vai trò của người chèo lái!
Quan tâm nhiều
H
Xin tư vấn địa chỉ lớp học xuất nhập khẩu tại Hà Nội
- Thread starter Hoàng Anh 181
- Ngày gửi
D
Bán hàng trên Alibaba khó lắm, dùng cả tài khoản...
- Thread starter Do Quoc Anh
- Ngày gửi
Học xuất nhập khẩu ở đâu hà nội, tphcm tôt nhất
- Thread starter Banhbeo
- Ngày gửi
Nỗi niềm nghề "chạy lệnh" trong xuất nhập khẩu
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
NHỮNG CHIA SẺ VỀ SALE LOGISTICS - SALE EXPORT
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
Lập Hội Sales Xuất Nhập Khẩu
- Thread starter Nghia Tran
- Ngày gửi