Chia sẻ Vận đơn hàng không hay Air Waybill (AWB), Cách sử dụng AWB

Bài viết
236
Reaction score
59
Vận đơn hàng không hay Air Waybill (AWB)
Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, bạn sẽ nhận được một giấy gửi hàng (air consignment note) hay còn gọi là Vận đơn hàng không.

Vận đơn hàng không hay còn gọi là Air Waybill (AWB) là loại chứng từ các hãng hàng không hoặc FWD sẽ phát hành cho bạn nhằm xác nhận việc họ đã nhận vận chuyển lô hàng của bạn bằng máy bay.

Vì như nói ở trên, AWB có chức năng xác nhận việc vận chuyển nên ta cũng có thể xem nó như một biên nhận hàng hóa (receipt of goods) của hãng hàng không cho bạn

Thường thì các điều khoản của AWB hoàn toàn là do hãng hàng không đơn phương áp dụng, trừ khi đơn hàng của bạn thực sự lớn để đàm phán.

Chức năng chính của một AWB
  • Biên lai giao hàng hay biên nhận hàng hóa
  • Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển được kí kết giữa shipper và carrier
  • Là hóa đơn thanh toán cước vận chuyển và các phí liên quan
  • Là chứng từ bảo hiểm.
  • Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hóa.
  • Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.
AWB không phải là chứng từ sở hữu, cho nên không thể mua bán hay chuyển nhượng được như vận đơn đường biển.

Nếu muốn thanh toán bằng tín dụng thư (L/C), trên hợp đồng sẽ cần có những điều khoản bổ sung quy định rõ về vấn đề này và nhờ ngân hàng chấp nhận “ký hậu” vào AWB để lấy hàng.

Sử dụng Air Waybill như thế nào?
Trình tự phát hành
Sau khi shipper giao hàng và hoàn tất việc thông quan, hãng hàng không/Forwarder sẽ phát hành vận đơn hàng không.

Để có thông tin cho AWB, shipper có trách nhiệm điền các thông tin một cách chính xác. Shipper sẽ phải chi trả mọi chi phí phát sinh trong trường hợp có sai lệch thông tin. Các thông tin phải được điền bằng tiếng Anh. Tùy vào hãng hàng không, thông tin có thể được điền bằng tay hoặc trực tuyến (ví dụ: sử dụng các ứng dụng đặc biệt).

Do tốc độ máy bay là rất lớn nên thời gian vận chuyển rất ngắn, cho nên, để đảm bảo CNEE có thể nhanh chóng lấy hàng, bộ AWB và chứng từ hàng hóa cũng có thể gửi kèm với hàng hóa. Tuy nhiên, AWB cùng các chứng từ liên quan cũng có thể được gửi cho CNEE bằng chuyển phát nhanh nếu được thỏa thuận từ trước

Khi hàng đến sân bay đích, CNEE hoặc Forwarder của họ có thể đến văn phòng của hãng hàng không để nhận các chứng từ trên (hoặc mang chứng từ nhận được từ chuyển phát nhanh) để lấy hàng.

Một bộ AWB sẽ được phát hành thành nhiều bản cho mỗi bên như Carrier, CNEE, Shipper

Một bộ AWB bao gồm?
Một bộ AWB thường có ít nhất là 9 bản (hoặc 12-14 bản), trong đó có 3 bản gốc (original), và 6 bản copy trở lên.

Bản gốc (Original) số 1: màu xanh lá cây, dành cho người vận chuyển. Bản xanh lá cây dùng làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển và là chứng từ kế toán. Bản này có chữ kí của shipper

Bản gốc (Original) số 2: màu hồng, dành cho CNEE. Bản hồng được gửi cùng lô hàng tới CNEE khi nhận hàng

Bản gốc (Original) số 3 màu xanh da trời, dành cho Shipper. Bản xanh da trời đóng vai trò như một biên nhận hàng hóa và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển được kí kết giữa shipper và carrier. Bản này có chữ ký của cả carrier và shipper

Ngoài 3 bản gốc, các bản copy còn lại lần lượt là

Bản sao số 4 hay còn gọi là biên lai giao hàng: màu vàng dành cho người vận chuyển cuối. Bản vàng là sự xác nhận từ người nhận hàng rằng đã nhận hàng từ người vận chuyển. Bản này phải có chữ ký của CNEE

Từ bản số 5, các bản sao thường có màu trắng:

Bản sao số 5: dành cho sân bay đến, có sẵn.
Bản sao số 6: dành cho người vận chuyển thứ 3, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay thứ 3.
Bản sao số 7: dành cho người vận chuyển thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay thứ 2.
Bản sao số 8: dành cho người vận chuyển thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của người vận chuyển đầu tiên giữ lại khi làm hàng.
Bản sao số 9: dành cho đại lý, bản này được người đại lý hay người vận chuyển phát hành giữ lại.
Bản sao số 12 -14: (nếu phát hành), là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết.

Cách tra cứu AWB
có hai cách để bạn có thể tra cứu thông tin và tình trạng lô hàng của mình đó là:
  1. Vào trực tiếp website của carrier: Trong mục tracking, nhập số vận đơn để tra cứu
  2. Vào các trang web chuyên dùng để tracking ví dụ track-trace.com và nhập số vận đơn để tra cứu
Các loại AWB
Trên thực tế, có hai loại AWB là MAWB VÀ HAWB. Vậy MAWB và HAWB là gì? Phân biệt MAWB và HAWB như thế nào?

Thực ra cả MAWB và HAWB đều là vận đơn hàng không, nhưng được cấp bởi 2 bên khác nhau tương tự HBL và MBL trong vận chuyển đường biển:
  • HAWB hay House Air Waybill: Vận đơn hàng không do forwarder cấp
  • MAWB hay Master Air Waybill: Vận đơn hàng không do chính hãng hàng không cấp
Trong trường hợp hợp bạn book qua Forwarder, Forwarder sẽ phát hành MAWB cho bạn. Về phần mình, forwarder sẽ phải book qua hãng hàng không và được cấp MAWB.

NỘI DUNG VÀ MẪU VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
Mẫu vận đơn hàng không do IATA quy định. Dưới đây là mẫu và nội dung AWB của KoreanAir và UPS để bạn đọc có thể tham khảo.
Một số nội dung chi tiết trên mặt trước của mẫu AWB trên như sau:

Số vận đơn (AWB number)
Sân bay xuất phát (Airport of departure)
Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address)
Người gửi hàng (Shipper)
Người nhận hàng (Consignee)
Ðại lý của người vận chuyển (Issuing carrier’s agent)
Tuyến đường (Routine)
Thông tin thanh toán (Accounting information)
Tiền tệ (Currency)
Mã thanh toán cước (Charges codes)
Cước phí và chi phí (Charges)
Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
Thông tin làm hàng (Handing information)
Số kiện (Number of pieces)
Các chi phí khác (Other charges)
Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
Cước và chi phí trả sau (Collect)
Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box)
Ô dành cho người vận chuyển (Carrier of execution box)
Ô chỉ dành cho người vận chuyển ở nơi đến (For carrier of use only at destination)
Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người vận chuyển (Collect charges in destination currency, for carrier of use only).

Mẫu Air Waybill

Mẫu Air Waybill

Mặt trước:
  • Shipper name and address: Tên và địa chỉ cú Shipper
  • Consignee name and address: Tên và địa chỉ CNEE
  • AWB number: Số vận đơn
  • Airport of departure: Sân bay khởi hành
  • Issuing carrier’s name and address: Tên và địa chỉ của carrier
  • Issuing carrier’s agent: Ðại lý của carier
  • Routine: Tuyến bay
  • Accounting information: Thông tin thanh toán
  • Currency: Tiền tệ
  • Charges codes: Mã thanh toán cước
  • Charges: Cước và chi phí liên quan
  • Declare value for carriage: Giá trị kê khai vận chuyển
  • Declare value for customs: Giá trị khai báo hải quan
  • Amount of insurance: Số tiền bảo hiểm
  • Handing information: Thông tin làm hàng
  • Number of pieces: Số kiện
  • Other charges: Các chi phí khác
  • Prepaid: Cước và chi phí trả trước
  • Collect: Cước và chi phí trả sau
  • Shipper of certification box: Ô ký xác nhận của người gửi hàng
  • Carrier of execution box: Ô dành cho người chuyên chở
  • For carrier of use only at destination: Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến
  • Collect charges in destination currency, for carrier of use only: Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở.
Mặt sau (Chỉ có ở bản gốc)
  • Trách nhiệm của người chuyên chở
  • Các điều kiện hợp đồng vận chuyển
So sánh AWB và B/L
Sự giống nhau giữa AWB và B/L

B/L (Bill of lading): Vận đơn đường biển, là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.
" style="box-sizing: border-box; border-bottom: 1px dotted rgb(0, 0, 0) !important; text-decoration: none !important; color: rgb(0, 0, 0) !important;">B/L

  • Chức năng: biên nhận hàng hóa và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa Carrier và shipper:
  • Hình thức: Có các trường thông tin giống nhau: thông tin shipper, CNEE
  • Chủng loại: có House Bill và Master Bill
Sự khác nhau giữa AWB và B/L

Tiêu chíAWBVận đơn đường biển
Khả năng mua bán, chuyển nhượngKhông thể dùng để mua bán, chuyển nhượngCó thể mua bán và chuyển nhượng nếu là vận đơn theo lệnh
Thời điểm phát hànhPhát hành sau khi giao hàng cho người gửi hàngPhát hành sau khi tàu khởi hành
Số lượngÍt nhất 9 bản, trong đó 3 bản gốc3 gốc hoặc 1 surrender hoặc 1 seaway
Các điều kiện Incoterms được dùngTất cả điều kiện giao hàng Incoterms 2020 trừ FAS, FOB Tất cả điều kiện giao hàng Incoterms 2020
Cơ sở pháp lý điều chỉnhCông ước Vacsava 1929, Nghị định thư Hague 1955, Công ước Guadalajara 1961, Nghị định thư Guatemala 1971, Nghị định thư Montreal 1975, …Công ước Brussel 1924, Quy tắc Hague 1931, Nghị định thư Visby 1968, Nghị định thư SDR 1979, Công ước Hamburg 1978
Vậy là bạn đã biết thêm một loại Bill nữa rồi đó. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Air Waybill – Một loại bill khá phổ biến trong xuất nhập khẩu.

Bạn thấy những thông tin về Air Waybill đã đầy đủ chưa? Bạn đã từng sử dụng Air Waybill? Hãy để lại chia sẻ của mình dưới comment để mọi người cùng biết nhé!

Bạn muốn Vận chuyển hàng hóa quốc tế qua đường hàng không? Liên hệ Nguyên Đăng ngay!
——————————————
Nguyen Dang Viet Nam Co., Ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
 
Sửa lần cuối:

Tìm thành viên

Top