Chia sẻ [ Thủ Tục Nhập Khẩu ]- Điều Cần Biết Để Nhập Khẩu Hàng

Bài viết
16
Reaction score
2
Thủ tục nhập khẩu đang là điều rất nhiều bạn quan tâm khi mới bước chân vào kinh doanh các dòng hàng xuất nhập khẩu. Theo từng loại hàng hóa khác nhau mà quy trình nhập hàng khác nhau. Trong bài viết công ty Đại Dương chia sẻ khái quát về thủ tục nhập hàng hóa từ ngoài.



Thủ tục nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực khá rộng và có rất nhiều quy trình thủ tục nhập khẩu khác nhau. Như nhập gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư, tạm nhập tái xuất, … Thủ tục nhập khẩu hàng hóa cũng sẽ phức tạp hơn.

Và có thể hiểu đơn giản: Thủ tục nhập khẩu là để nhập một lô hàng, theo điều kiện kinh doanh.

Thủ tục nhập khẩu quan trọng như thế nào?
Khi nhập hàng về Việt Nam đều phải qua các bước làm thủ thủ tục nhập khẩu. Thủ tục này rất quan trọng:
  • Kiểm soát được nguồn gốc hàng hóa. Tránh trường hợp đưa hàng cầm vào nước ta.
  • Thủ tục cùng là hình thức xác nhận hàng hóa giữa hai bên mua và bên bán.
  • Kiểm tra được chất lượng hàng hóa.
  • Các hóa đơn chứng từ trong thủ tục nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp khai báo thuế, là bảo hiểm cho lô hàng.
Không thể nhập hàng mà không làm thủ tục tại hải quan. Đây là “cửa ngõ của hàng hóa” ra vào của quốc gia hoặc địa phương. Bởi vậy thủ tục này rất quan trọng không chỉ với doanh nghiệp. Mà nhà nước còn thông qua đó kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc trước đây thường được thực hiện bằng đường tiểu. Tuy nhiên, doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi kinh doanh do hàng hóa đi tiểu ngạch. Do không có giấy tờ, hóa đơn, bị quản lý gắt gao và dễ gặp nhiều rủi ro phát sinh. Những năm gần đây thủ tục nhập khẩu hàng cũng được đơn giản hóa. Vì vậy các doanh nghiệp đã chuyển sang nhập khẩu theo đường chính ngạch rất nhiều. Các thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc bao gồm:

Hợp đồng ngoại thương (bản sao)
Đó là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương). Trong bộ hồ sơ hải quan, hợp đồng thương mại là một trong những chứng từ bắt buộc phải xuất trình khi làm tờ khai.

Hóa đơn thương mại (bản gốc)
Hóa đơn thương mại là một chứng từ quan trọng trong ngoại thương. Hóa đơn ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng. Phương thức thanh toán hay chuyển hàng.

Phiếu đóng gói hàng hóa (bản gốc)
Phiếu đóng gói hàng hóa hay còn gọi là Packing list. Đây là một bảng kê khai đóng gói các loại hàng hóa. Khi nhìn vào Packing list, chúng ta có thể biết được có bao nhiêu loại hàng hóa. Và chúng được sắp xếp như thế nào. Vai trò của phiếu đóng gói hàng hóa dùng để để khai báo hãng vận chuyển phát hành vận đơn.

Chứng từ hỗ trợ thanh toán
Chứng từ bắt buộc để khai báo hải quan trong ngành xuất nhập khẩu. Thể hiện hàng hóa hải phù hợp với những gì mô tả trên P/L. Để người mua kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng (nhập khẩu). Từ đó để hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm khi xảy mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa.

Vận tải đơn
Vận tải đơn được xem là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó trong thủ tục nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Với chức năng này, vận tải đơn xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng. Đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.

Vận đơn được kí và phát hành theo bộ gồm các bản gốc và bản sao. Khi thanh toán hàng qua thẻ tín dụng, người bán thường phải xuất trình toàn bộ vận đơn gốc mới được thanh toán tiền hàng. Để được nhận hàng, người nhận hàng phải xuất trình một bản vận đơn gốc cho người vận chuyển. Vận đơn cũng là một chứng từ cần thiết để nộp hải quan khi thông quan hàng hóa.

Giấy chứng nhận xuất xứ (1 bản gốc)
Thông thường, nước nhập khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu trình chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa.

Hàng cấm nhập, giấy xin phép
Trước khi nhập khẩu hàng, doanh nghiệp phải tìm hiểu trước đó có thuộc hàng cấm hay không. Nếu là hàng cấm sẽ phải làm thủ tục xin giấy phép như nào. Khi tìm hiểu về hàng nhập khẩu, bạn cần làm rõ những câu hỏi sau đây:
  • Hàng có bị cấm nhập khẩu không?
  • Hàng có cần giấy phép nhập khẩu không? Nếu có, của cơ quan nào?
  • Hàng có cần kiểm tra chất lượng không? Nếu có, của cơ quan nào?
Để tìm hiểu cụ thể về mặt hàng nào bị cấm nhập, hay phải xin giấy phép, bạn có thể tìm đọc Nghị định 187/2013/NĐ-CP (lưu ý các Phụ lục), và thông tư 04/2014/TT-BTC.

Sau bước kiểm tra, mặt hàng muốn nhập không bị cấm, không cần giấy phép, hoặc sẽ thu xếp được giấy phép, bạn có thể yên tâm tìm hiểu tiếp các bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

Hợp đồng ngoại thương
Khi mua hàng với đối tác nước ngoài thì bước đầu tiên sẽ là tìm hiểm và đàm phán về lô hàng. Sau đó hai bên đi sẽ ra quyết định ký hợp đồng. Trong đó có một số điều khoản chính như sau:
  • Tên hàng
  • Quy cách hàng hóa
  • Số lượng / trọng lượng hàng
  • Giá cả
  • Cách đóng gói
Các điều khoản quan trọng khác:
  • Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW…),
  • Thời gian giao hàng
  • Thanh toán: thời hạn, phương thức thanh toán: bằng điện chuyển tiền (TT) hay tín dụng thư (L/C)…
  • Chứng từ hàng hóa người bán phải gửi người mua
Thủ tục hải quan
  • Đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện FOB và CIF, bạn đều phải tự làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. Bạn có thể từ làm hoặc thuê công ty dịch vụ thông quan làm thay.
  • Đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục và chuyển hàng đến kho. Bên nhập khẩu phải cung cấp chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.
  • Để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa trong bước này, cần có bộ chứng từ để làm hồ sơ hải quan. Thông thường sau khi hàng xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán hàng gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc.
Chuyển hàng về kho
Sau khi hàng đã nhập về thì thủ tục còn lại sẽ là chuyển về kho.

Bước cuối cùng trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam là chuyển hàng hóa về kho.Thông thường bên mua thuê xe container hoặc xe tải nhỏ và chuyển cho họ lệnh giao hàng mà đơn vị vận tải biển cấp. Tiếp theo, đơn vị vận tải sẽ vào cảng hoặc kho CFS để làm nốt thủ tục hải quan tại kho bãi, rồi lấy hàng chở về địa điểm đích cho bạn.

Tổng kết
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu ở Việt Nam không hề đơn giản với những bạn chưa có kinh nghiêm. Bởi vậy, các bạn có thể nhờ các công ty xuất nhập khẩu để thuận lợi hơn cho công việc. Công ty Đại Dương với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành logictics. Chúng tôi sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của bạn về cung cấp dịch vụ nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất về các thủ tục.

Liên hệ ngay với Đại Dương để nhận được hỗ trợ nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc với chi phí tốt nhất. Hotline: 0877 883 388
 

Tìm thành viên

Top