Chia sẻ Kinh nghiệm về công bố bao bì thực phẩm

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
Mình xin phép được chia sẻ bài viết của bạn Phuong Tran tại Goldtrans.com.vn

Dạo gần đây mình thấy nhiều bạn hỏi về thủ tuc nhập bát, đĩa, chai, lọ, …Trên diễn đàn mình thấy cũng nhiều cao thủ làm thủ tục tư vấn nhưng chưa thấy bài nào chia sẻ thông tin để các bạn muốn nhập hiểu đươc rõ vấn đề. Mình có ít thông tin hy vọng là giúp ích đươc cho các bạn.

1. BAO BÌ THỰC PHẨM LÀ GÌ? CẦN CÔNG BỐ HỢP QUY HAY CÔNG BỐ PHÙ HỢP?

Đầu tiên phải hiểu, bao bì thực phẩm là gì và phải công bố hợp quy hay công bố phù hợp?

Nghị định 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, không có nhắc tới bao bì thực phẩm, tuy nhiên trong các QCVN lại chỉ rõ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu là: Những dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải tiến hành công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. (Đã quy định rõ trong điều 3, chương II, NĐ 38/2012/ NĐ – CP).

2. CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ PHÙ HỢP KHÁC GÌ NHAU? CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN CẤP CÔNG BỐ?

Mọi người thường nghe tới công bố hợp quy với điều hòa, tủ lạnh,…còn đa số thực phẩm công bố tại cục ATTP là công bố phù hợp vậy công bố hợp quy có khác gì không?

Về cơ bản quy trình, thời hạn công bố có hiêu lưc là như nhau.

Bước 1: Mang mẫu đi test tại các trung tâm kiểm nghiệm được công nhận kết quả
  • Miền Bắc: Viện kiểm nghiệm quốc gia, Trung tâm kỹ thuât 1,…
  • Miền Nam: Trung tâm kỹ thuật 3,…
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ công bố theo Nghị định 38/2012/ NĐ-CP và Thông tư 19/2012/TT-BYT

- Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam có ngành nghề kinh doanh sản phẩm làm công bố: scan bản gốc
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm: scan bản gốc
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ
- Nhãn phụ sản phẩm lưu hành tại Việt Nam
- Bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp
- Kế hoạch giám sát định kỳ
- Phương thức đánh giá hợp quy (đối với CB hợp quy)
- Báo cáo đánh giá hợp quy
- Quy cách bao gói, tên địa chỉ nhà sản xuất
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có).

Bước 3: Nhập hồ sơ và up file đính kèm lên hệ thống điện tử của cục an toàn thực phẩm: Website: http://congbosanpham.vfa.gov.vn

Cục An toàn thực phẩm là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý và công bố.

Bước 4: Thực hiện nộp lệ phí : thanh toán bằng hình thức Keypay (trên website của cục ghi rõ).
  • Đối với thực phẩm thường: 500.000 VND/sản phẩm
  • Đối với thực phẩm chức năng: 1.500.000 VND/sản phẩm
  • Đối với bao bì thực phẩm: 500.000 VND/sản phẩm
Bước 5: Cục xử lý và ra công bố bản mềm

Thời hạn công bố: 3 năm hoặc 5 năm đối với hồ sơ có chứng chỉ HACCP
  • CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ PHÙ HỢP KHÁC GÌ NHAU?
- Công bố hợp quy: Là dựa trên các quy chuẩn có sẵn. Đối với các sản phẩm bao bì thực phẩm đều có QCVN đi kèm để đánh giá chất lượng

- Công bố phù hợp : dùng cho các sản phẩm chưa có quy chuẩn cụ thể mà phải dựa trên đánh giá các chỉ tiêu thành phần, công dụng của sản phẩm....

Hiểu ngắn gọn thì là thay vì phải dựa vào thành phần, công dụng các sản phẩm để công bố phù hợp với quy định về ATTP của Việt Nam thì công bố hợp quy sẽ dựa vào các quy chuẩn kỹ thuật có sẵn để công bố.

Vậy. Quy chuẩn kỹ thuật nào quy định rõ về điều này?

3. CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO BAO BÌ, DỤNG CỤ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THỰC PHẨM.

Các bạn hãy tham khảo các quy chuẩn sau để hiểu rằng sản phẩm của mình cần phải thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật nào nhé:

- QCVN 12-1 : 2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- QCVN 12-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- QCVN 12-3 : 2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- QCVN 12-4:2015/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Tuy nhiên, trước khi các bạn đọc các quy chuẩn trên, để tránh câu hỏi thế nào là lòng nông, lòng sâu mình khuyên các bạn hãy đọc QĐ 46/2007/QĐ – BYT: Quyết định về việc ban hành “ Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm” để hiểu về cách chia lòng nông, lòng sâu, lòng phẳng trước nhé.

Cuối cùng là để đảm bảo cho việc hồ sơ mình “chuẩn không cần chỉnh” nữa thì hãy theo dõi NĐ 43/2017/NĐ – CP quy định về nhãn hàng hóa có hiệu lực từ hôm nay thay cho Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 nhé.

Liên hệ mình để được chia sẻ nhiều hơn hoăc theo dõi những bài chia sẻ cụ thể hơn nhé. Chúc các bạn tiến hành các thủ tục xin giấy phép thuận lợi.

Mình là Phương bên Công ty Goldtrans.
Zalo/ Skype: 0984072861/ phuongtrank9
Email: [email protected]
 

Oscar Le

Moderator
Bài viết
1,850
Reaction score
1,385
PHẦN 2: TẠI SAO CÙNG 1 LOẠI SẢN PHẨM LẠI CẦN CÓ TỚI 2 BỘ CÔNG BỐ? VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN CỦA 1 BỘ CÔNG BỐ BAO BÌ THỰC PHẨM LÀ GÌ?

Căn cứ Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có kèm theo Quy định Giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, trong đó từ điểm 4.14 đến 4.16 có quy định rõ:

“4.14. Dụng cụ chứa đựng có lòng nông phẳng là dụng cụ bằng gốm hoặc thủy tinh có độ sâu bên trong không quá 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn.

4.15. Dụng cụ chứa đựng bằng gốm có lòng sâu là dụng cụ bằng gốm có
độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm:
- Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 1,1 lít;
- Cỡ lớn: có dung tích từ 1,1 lít đến 3 lít;
- Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên;
- Cốc, chén: dụng cụ bằng gốm cỡ nhỏ có lòng sâu (có dung tích khoảng
240 ml) thường được sử dụng để đựng đồ uống như cà phê, chè ở nhiệt độ cao.

4.16. Dụng cụ chứa đựng bằng thủy tinh có lòng sâu là dụng cụ bằng thủy tinh có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm:
- Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 600 ml;
- Cỡ lớn: có dung tích từ 600 ml đến 3 lít;
- Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên.”


>>> Đây chính là lý do tại sao bát, lọ, cốc, chén,… bằng gốm, thủy tinh lại cùng 1 chất liệu, một nhà sản xuất, 1 nhà nhập khẩu lại phải chia thành nhiều bộ công bố.

Nhân tiện đây mình chia sẻ luôn với các bạn về điều không thể thiếu đối với 1 bộ hồ sơ công bố bao bì thực phẩm:
Đó không chỉ là kết quả kiểm nghiệm mà còn phải có hình ảnh thùng đựng sản phẩm. Cái điều tưởng chừng như quá đơn giản, nhưng lại không thể không có.

Vậy cứ có ảnh thùng đựng sản phẩm là được?

Không nhé. Hình ảnh thùng được chấp nhận là hình ảnh thùng có các thông tin từ nhà sản xuất như tên nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất,…
Anh, chị, em lưu ý điều này nhé.
12.jpg
 

Tìm thành viên

Top