Câu hỏi NVHQ - tự luận 2018:
Công ty TNHH A đã gửi hồ sơ xác định trước xuất xứ hàng hóa tới TCHQ và nhận kết quả mã số HS là mã B. Sau đó không đồng tình với kết quả từ TCHQ, công ty A có làm công văn đề nghị xem xét lại kết quả xác định trước mã số hàng hóa. Tuy nhiên TCHQ vẫn giữ nguyên kết quả mã số hàng hóa là B.
Sau đó công ty A tiến hành NK mặt hàng nói trên với mã hs code là C, tờ khai hải quan bị chi cục hải quan tiến hành ấn định thuế, vậy chi cục trưởng chi cục hải quan có quyền ấn định thuế hay không? Vì sao?
Đáp án của bạn Mỹ Linh Kiều:
Công ty A đã gửi hồ sơ xác định trước hs code cho tổng cục hải quan, thì phải có nghĩa vụ & trách nhiệm kê khai, tính thuế hàng hóa theo kết quả xác định hs code mà TCHQ ban hành, Đồng thời khi TCHQ gửi lại văn bản thông báo kết quả xác định trước hs code cho công ty A 1 lần nữa, công ty đã không tiến hành tiếp tục phản hồi về tổng cục hoặc các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền cấp trên; đồng nghĩa với việc chấp nhận kết quả hs code từ hải quan.
Tuy nhiên sau đó tiến hành khai báo hàng hóa theo 1 hs code khác dẫn đến tăng-giảm số tiền thuế phải nộp.
Căn cứ theo khoản 3, điều 3, nghị định số 3/2013/NĐ-CP thì:
"3. Người nộp thuế bị cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
b) Từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định về việc cung cấp các tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan để xác định số thuế phải nộp; không chứng minh hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
c) Cơ quan hải quan có đủ cơ sở chứng minh việc khai báo trị giá hải quan của người nộp thuế không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp;
đ) Các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật;
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền ấn định thuế quy định tại khoản này."
Như vậy, trường hợp công ty A là trường hợp điểm a: "Khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế" & điểm d: "Các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật;". Cơ quan hải quan căn cứ vào điểm a và d có thẩm quyền để thực hiện ấn định thuế, chi cục trưởng chi cục hải quan là người trực tiếp có thẩm quyền ấn định.
Người khai hải quan có nghĩa vụ nộp đủ số thuế tăng+20% số tiền thuế tăng và tiền phạt chậm nộp theo quy định của pháp luật nếu có.
Công ty TNHH A đã gửi hồ sơ xác định trước xuất xứ hàng hóa tới TCHQ và nhận kết quả mã số HS là mã B. Sau đó không đồng tình với kết quả từ TCHQ, công ty A có làm công văn đề nghị xem xét lại kết quả xác định trước mã số hàng hóa. Tuy nhiên TCHQ vẫn giữ nguyên kết quả mã số hàng hóa là B.
Sau đó công ty A tiến hành NK mặt hàng nói trên với mã hs code là C, tờ khai hải quan bị chi cục hải quan tiến hành ấn định thuế, vậy chi cục trưởng chi cục hải quan có quyền ấn định thuế hay không? Vì sao?
Đáp án của bạn Mỹ Linh Kiều:
Công ty A đã gửi hồ sơ xác định trước hs code cho tổng cục hải quan, thì phải có nghĩa vụ & trách nhiệm kê khai, tính thuế hàng hóa theo kết quả xác định hs code mà TCHQ ban hành, Đồng thời khi TCHQ gửi lại văn bản thông báo kết quả xác định trước hs code cho công ty A 1 lần nữa, công ty đã không tiến hành tiếp tục phản hồi về tổng cục hoặc các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền cấp trên; đồng nghĩa với việc chấp nhận kết quả hs code từ hải quan.
Tuy nhiên sau đó tiến hành khai báo hàng hóa theo 1 hs code khác dẫn đến tăng-giảm số tiền thuế phải nộp.
Căn cứ theo khoản 3, điều 3, nghị định số 3/2013/NĐ-CP thì:
"3. Người nộp thuế bị cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
b) Từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định về việc cung cấp các tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan để xác định số thuế phải nộp; không chứng minh hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
c) Cơ quan hải quan có đủ cơ sở chứng minh việc khai báo trị giá hải quan của người nộp thuế không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp;
đ) Các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật;
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền ấn định thuế quy định tại khoản này."
Như vậy, trường hợp công ty A là trường hợp điểm a: "Khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế" & điểm d: "Các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật;". Cơ quan hải quan căn cứ vào điểm a và d có thẩm quyền để thực hiện ấn định thuế, chi cục trưởng chi cục hải quan là người trực tiếp có thẩm quyền ấn định.
Người khai hải quan có nghĩa vụ nộp đủ số thuế tăng+20% số tiền thuế tăng và tiền phạt chậm nộp theo quy định của pháp luật nếu có.