- Bài viết
- 1,008
- Reaction score
- 940
Không ít lần các bạn đi mở tờ khai nhưng bị Hải quan trả tờ khai lại và yêu cầu chỉnh sửa tên hàng, yêu cầu khai báo lại rõ ràng hơn… Điều này rất bất tiện và tốn thời gian. Đôi khi chính việc khai báo không rõ ràng này còn dẫn tới tờ khai của bạn bị bẻ luồng. Vậy nên việc khai báo tên hàng thật đầy đủ, rõ ràng ngay từ đầu là rất cần thiết.
Để làm được điều trên các bạn cần lưu ý những điểm sau:
1. Khai tên hàng phải dùng ngôn ngữ quốc gia, không dùng từ địa phương, không được viết sai chính tả.
Chắc chắn một điều ngôn ngữ địa phương sẽ không được phổ biến và không được sử dụng trong biểu thuế vì vậy nó vừa khó cho bạn trong việc tra mã HS vừa khiến cho Hải quan đôi khi không hiểu bạn đang làm thủ tục về mặt hàng nào.
Lưu ý: Có thể khai bằng tên tiếng anh nếu, tên hàng đó không thể dịch sang tiếng việt hoặc nó đã được việt hóa và hiểu như tiếng việt.
2. Tên hàng phải kèm theo chất liệu.
Cùng một sản phẩm nhưng chất liệu cấu tạo khác nhau sẽ được phân mã HS vào những chương khác nhau.
Vd: Mã HS bu lông bằng thép : 7314
Mã HS bu lông bằng đồng: 7415
3. Tên hàng kèm mô tả chi tiết kích thước, hình dán, kết cấu, thông số kỹ thuật.
- Phần này càng chi tiết càng tốt các bạn ah. Nhiều khi giải thích chi tiết phần này thôi cũng đủ hình dung hình ảnh sản phẩm của bạn là như thế nào. Từ đó thủ tục sẽ rất nhanh chóng và đơn giản cho ta và cho Hải quan.
Vd: Lưỡi cưa vòng có dạng cuộn: 82022010
Lưỡi cưa thẳng: 82029100
- Kích thước: có những sản phẩm phải ghi rõ dài, rộng, dày… bao nhiêu, phải đổi đơn vị tính ra đơn vị tính trong phần mềm khai báo.
Vd: Nhập 1 đoạn dây điện dài 10 feet thì cần quy đổi nó ra thành m, đồng thời ghi chú 1 feet = bao nhiêu m.
4. Tên hàng kèm cách vận hành, phương thức hoạt động.
Bạn sử dụng thiết bị đó như thế nào: loại cầm tay hay dùng xe đẩy (bình chữa cháy…); Loại hoạt động bằng điện hay bằng pin (các dụng cụ cầm tay….); Loại dùng một lần hay tái dùng nhiều lần (bình ga….); Công suất ra sao (dây điện, thiết bị điện….); Đều là những điểm cần nói kèm với tên gọi.
5. Công dụng, mục đích sử dụng.
Tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm nó sẽ được áp vào những mã khác nhau và hưởng mức thuế suất khác nhau.
Vd: Kéo dùng trong may vá sẽ có mã HS khác với kéo dùng trong cắt sửa móng tay, móng chân.
Xi năng dùng trong xây dựng khác với xi măng dùng để hàn răng.
6. Nếu là bộ gồm nhiều thiết bị.
Đây là phần nhiều bạn hay mắc lỗi trong khai báo hải quan. Bạn làm thủ tục cho 1 bộ thiết bị hoặc dụng cụ nào đó thì cần phải liệt kê từng món trong bộ đó ra: nêu tên gọi, số lượng, chất liệu. Nhiều bạn chỉ kể vài tên rồi sau đó ghi ….. là không được. Nếu nó quá dài không ghi đủ chỗ thì bạn có thể khai vào mục ghi chép khác hoặc khai thêm HYS đính kèm vào tờ khai.
7. Ghi chính xác mã hiệu, ký hiệu, model của hàng hóa.
Điều này giúp xác định giá, giúp việc kiểm hóa được thuận tiện hơn và các vấn đề kiểm tra sau thông quan sau này.
8. Tình trạng hàng hóa.
Phải khai báo rõ là hàng cũ hay hàng mới 100%. Nó ảnh hưởng tới việc bạn có được nhập khẩu hay không, có vi phạm khi xuất nhập nhập mặt hàng đã qua sử dụng hay không.
9. Một số thông tin khác.
- Đối với một số mặt hàng: các bạn có thể khai kèm theo quy cách đóng gói, số giấy phép xuất nhập khẩu, số lô hàng....
- Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 thì ngoài dòng mô tả hàng hóa, bạn phải nhập thêm mã số tại Chương 98 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi vào ô này.
- Trường hợp áp dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất đã được thông quan trước đó thì ghi số văn bản thông báo.
Tùy vào loại hàng mà chúng ta cần xác định và khai báo một cách đầy đủ thông tin nhất có thể, hy vọng giúp ích được các bạn trong vấn đề khai báo tên hàng với cơ quan Hải quan.
Để làm được điều trên các bạn cần lưu ý những điểm sau:
1. Khai tên hàng phải dùng ngôn ngữ quốc gia, không dùng từ địa phương, không được viết sai chính tả.
Chắc chắn một điều ngôn ngữ địa phương sẽ không được phổ biến và không được sử dụng trong biểu thuế vì vậy nó vừa khó cho bạn trong việc tra mã HS vừa khiến cho Hải quan đôi khi không hiểu bạn đang làm thủ tục về mặt hàng nào.
Lưu ý: Có thể khai bằng tên tiếng anh nếu, tên hàng đó không thể dịch sang tiếng việt hoặc nó đã được việt hóa và hiểu như tiếng việt.
2. Tên hàng phải kèm theo chất liệu.
Cùng một sản phẩm nhưng chất liệu cấu tạo khác nhau sẽ được phân mã HS vào những chương khác nhau.
Vd: Mã HS bu lông bằng thép : 7314
Mã HS bu lông bằng đồng: 7415
3. Tên hàng kèm mô tả chi tiết kích thước, hình dán, kết cấu, thông số kỹ thuật.
- Phần này càng chi tiết càng tốt các bạn ah. Nhiều khi giải thích chi tiết phần này thôi cũng đủ hình dung hình ảnh sản phẩm của bạn là như thế nào. Từ đó thủ tục sẽ rất nhanh chóng và đơn giản cho ta và cho Hải quan.
Vd: Lưỡi cưa vòng có dạng cuộn: 82022010
Lưỡi cưa thẳng: 82029100
- Kích thước: có những sản phẩm phải ghi rõ dài, rộng, dày… bao nhiêu, phải đổi đơn vị tính ra đơn vị tính trong phần mềm khai báo.
Vd: Nhập 1 đoạn dây điện dài 10 feet thì cần quy đổi nó ra thành m, đồng thời ghi chú 1 feet = bao nhiêu m.
4. Tên hàng kèm cách vận hành, phương thức hoạt động.
Bạn sử dụng thiết bị đó như thế nào: loại cầm tay hay dùng xe đẩy (bình chữa cháy…); Loại hoạt động bằng điện hay bằng pin (các dụng cụ cầm tay….); Loại dùng một lần hay tái dùng nhiều lần (bình ga….); Công suất ra sao (dây điện, thiết bị điện….); Đều là những điểm cần nói kèm với tên gọi.
5. Công dụng, mục đích sử dụng.
Tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm nó sẽ được áp vào những mã khác nhau và hưởng mức thuế suất khác nhau.
Vd: Kéo dùng trong may vá sẽ có mã HS khác với kéo dùng trong cắt sửa móng tay, móng chân.
Xi năng dùng trong xây dựng khác với xi măng dùng để hàn răng.
6. Nếu là bộ gồm nhiều thiết bị.
Đây là phần nhiều bạn hay mắc lỗi trong khai báo hải quan. Bạn làm thủ tục cho 1 bộ thiết bị hoặc dụng cụ nào đó thì cần phải liệt kê từng món trong bộ đó ra: nêu tên gọi, số lượng, chất liệu. Nhiều bạn chỉ kể vài tên rồi sau đó ghi ….. là không được. Nếu nó quá dài không ghi đủ chỗ thì bạn có thể khai vào mục ghi chép khác hoặc khai thêm HYS đính kèm vào tờ khai.
7. Ghi chính xác mã hiệu, ký hiệu, model của hàng hóa.
Điều này giúp xác định giá, giúp việc kiểm hóa được thuận tiện hơn và các vấn đề kiểm tra sau thông quan sau này.
8. Tình trạng hàng hóa.
Phải khai báo rõ là hàng cũ hay hàng mới 100%. Nó ảnh hưởng tới việc bạn có được nhập khẩu hay không, có vi phạm khi xuất nhập nhập mặt hàng đã qua sử dụng hay không.
9. Một số thông tin khác.
- Đối với một số mặt hàng: các bạn có thể khai kèm theo quy cách đóng gói, số giấy phép xuất nhập khẩu, số lô hàng....
- Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Chương 98 thì ngoài dòng mô tả hàng hóa, bạn phải nhập thêm mã số tại Chương 98 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi vào ô này.
- Trường hợp áp dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất đã được thông quan trước đó thì ghi số văn bản thông báo.
Tùy vào loại hàng mà chúng ta cần xác định và khai báo một cách đầy đủ thông tin nhất có thể, hy vọng giúp ích được các bạn trong vấn đề khai báo tên hàng với cơ quan Hải quan.
Quan tâm nhiều
ĐỊNH MỨC VÀ TỶ LỆ HAO HỤT NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG...
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi
Điều kiện giao hàng DPU INCOTERMS 2020 Bản tóm lược...
- Thread starter Nguyên Đăng Việt Nam
- Ngày gửi
M
Sửa tờ khai khi tờ khai đã thông quan do sai số lượng
- Thread starter Mr.Hoang
- Ngày gửi
R
Khai hủy tờ khai trên cổng thông tin dịch vụ công...
- Thread starter richkingng
- Ngày gửi
E
Các bước đăng ký kiểm dịch thực vật online cho hàng...
- Thread starter Elena-TPG
- Ngày gửi
Cách khai phí D/O phí vệ sinh cont và phí CIC/EIS...
- Thread starter Chaien
- Ngày gửi