Chia sẻ BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN QUỐC TẾ CƠ BẢN - XUẤT NHẬP KHẨU

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Để chứng minh với nhà nhập khẩu về việc đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong sẽ chuẩn bị bộ chứng từ gồm: Chứng từ về hàng; chứng từ vận tải và chứng từ bào hiểm.

Sau đây, mình sẽ nêu những chứng từ và những nội dung cơ bản cần có trên mỗi chứng từ, trên thực tế tùy vào loại mặt hàng, tùy vào thỏa thuận giữa các bên mà sẽ xuất hiện thêm một số chứng từ hoặc thêm vào một số nội dung của từng chứng từ.

I. CHỨNG TỪ VỀ HÀNG

1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Nhà xuất khẩu lập hóa đơn để tính trị giá lô hàng và đôi khi còn là cơ sở cung cấp số liệu thống kê thực hiện hợp đồng của người bán.

Nội dung cơ bản trên hóa đơn gồm:

- Số và ngày hóa đơn

- Tên và địa chỉ người bán

- Tên và địa chỉ người mua

- Chữ ký người bán

- Tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng giá trị, điều kiện thương mại, điều kiện thanh toán.

2. Phiếu đóng gói (Packing List): Mô tả việc đóng hàng của nhà xuất khẩu. Trên thực tế ít ai đọc phiếu đóng gói cả mà toàn dùng packing hoặc packing list thôi.

Nội dung trên packing list tương tự như trên Invoice cũng gồm:

- Số và ngày packing list (thường trùng với của invoice)

- Tên và địa chỉ người bán

- Tên và địa chỉ người mua

- Chữ ký người bán

- Tên hàng, số lượng, cách thức đóng gói, số lượng hàng hóa trong mỗi đơn vị đóng gói, ký mã hiệu…

3. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certifiacte of Origin): Trên thực tế hay đọc gọn là CO: Dùng đễ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa hoặc giảm thuế nhập khẩu trong một số trường hợp.

- Cơ quan cấp giấy này có thể là: người sản xuất, người xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp. Chủ yếu là do cơ quan có thẩm quyền cấp vì đó mới là cơ sở tính thuế của hải quan.

- Một số Form thường gặp: A, B, D, E, O, AK, AJ, T….

- Cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam; Các Phòng Quản Lý XNK của bộ Công Thương, Các Ban Quản Lý KCN-KCX được bộ Công Thương ủy quyền. (Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định).

4. Các loại giấy chứng nhận:

- Do người xuất khẩu hoặc một bên thứ 3 cấp (tùy theo yêu cầu của nhà nhập khẩu)

+ Giấy chứng nhận chất lượng – Certificate of Quality.

+ Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng – Certificate of Quantity/Certificate of Weight.

+ Giấy chứng nhận phân tích - Inspection Certificate.

+ Giấy chứng nhận hun trùng - Certificate of Fumigation.​

- Do cơ quan có thẩm quyền cấp:

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật - Phytosanitary Certificate.

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật - Sanitary Certificate.

+ Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm - Certificate of Health.​

II. CHỨNG TỪ VẬN TẢI

Chứng từ vận tải được cấp từ người vận tải sau khi đã nhận hàng để chuyên chở. Tùy thuộc vào phương thức vận tải mà chứng từ vận tải sẻ khác nhau:

- Vận đơn đường biển – Bill of Lading : Nếu chuyên chở bằng tàu chợ

- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu – Charter Party Bill of Lading: Nếu chuyên chở bằng tàu chuyến

- Vận đơn đường không – Air Waybill: Nếu chuyên chở bằng đường không.

- Chứng từ vận tải đa phương thức – Combined Trasport: Nếu chuyên chở bằng hai phương thức trở lên. Ví dụ: vừa bằng đường biển vừa bằng đường không.

III. CHỨNG TỪ BẢO HIỂM

Chứng từ bảo hiểm được công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm cho hàng hóa. Người mua bào hiểm có thể là người mua, người bán hoặc cả hai. Tùy thuộc vào thỏa thuận và ý muốn của mỗi bên. Gồm:

- Đơn bào hiểm - Insurance Policy.

- Giấy chứng nhận bảo hiểm - Certificate of Insurance.

Trên đây là bộ chứng từ thanh toán cơ bản nhất trong xuất nhập khẩu. Mình sẽ có những bài chi tiết hơn cho từng loại chứng từ trên. Hi vọng giúp ích cho các bạn.
 

Thương

New Member
Bài viết
6
Reaction score
3
Anh ơi cho em hỏi trong bộ chứng từ về hàng mình cần chú ý những cái gì? Và cái nào dễ bị sai sót nhất ạ? Em cảm ơn ạ.
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Anh ơi cho em hỏi trong bộ chứng từ về hàng mình cần chú ý những cái gì? Và cái nào dễ bị sai sót nhất ạ? Em cảm ơn ạ.
Chứng từ về hàng em lưu ý:
- Nội dung trên các chứng từ phải giống nhau.
Vd: Giữa hợp đồng và invoice phải giống tên hàng, đơn giá.
- Tính phù hợp giữa các chứng từ.
Vd: Không thể lấy ngày invoice trước ngày hợp đồng
- Các chứng từ khác phải làm theo quy định trên hợp đồng hoặc L/C

Ngoài ra trong quá trình làm, em cần phải cẩn thận không rất dễ sai những lỗi nhỏ ;)
 

Vương Hương

New Member
Bài viết
1
Reaction score
0
Anh ơi, ngoài những chứng từ cơ bản này thì với mỗi phương thức thanh toán lại có thêm những chứng từ khác ạ ?
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
940
Anh ơi, ngoài những chứng từ cơ bản này thì với mỗi phương thức thanh toán lại có thêm những chứng từ khác ạ ?
Phương thức thanh toán chỉ là một phần nhỏ về việc có mặt của chứng từ. Nói đúng hơn là tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, tùy thuộc vào loại hàng mà bộ chứng từ thanh toán sẽ khác nhau.
 
Bài viết
1
Reaction score
0
chào anh e đang học môn thanh toán quốc tế và muốn xin một bộ chứng từ để làm bài, anh có thể cho e xin một bản được k ạ, từ năm 2014 đến nay bản nào cũng được ạ, e đang cần gấp mà k thể vào ngân hàng xin được ( hóa đơn, vận đơn, ...). xin hãy check mail của em, e cảm ơn nhiều lắm
 

Tìm thành viên

Top