Chia sẻ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Bài viết
49
Reaction score
0
Đây là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, không phải dạng bán buôn riêng lẻ mà được điều hành dưới một hệ thống, bao gồm cả các tổ chức bên trong lẫn bên ngoài quốc gia nhập khẩu


Nhập khẩu hàng hóa là gì?
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Phương thức vận chuyển hàng hóa nhập khẩu
Phương thức vận chuyển đường thủy (Waterways)
Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng đường thủy không chỉ có vận tải biển (Ocean Shipping) mà còn có vận tải thủy nội địa (Inland water transport). Có thể nói vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới khoảng 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế.

Vận tải biển ra đời sớm hơn so với các phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế khác. Cụ thể, ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên, người ta đã lợi dụng các vùng biển để làm các tuyến đường giao thông với mục đích giao lưu giữa các vùng, miền cũng như các quốc gia với nhau. Cho tới nay, vận tải biển đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và đa dạng, trở thành ngành vận tải trọng yếu trong hệ thống vận tải quốc tế.

Vận tải đường biển có đặc điểm là có năng lực vận chuyển lớn, giá thành vận tải biển rất thấp, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp, thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa (đặc biệt thích hợp với các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như than đá, ngũ cốc, quặng, dầu mỏ…). Tuy nhiên, vận tải biển lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện hàng hải, thiên nhiên thời tiết, lại có tốc độ tương đối thấp nên khả năng xảy ra rủi ro cao hơn.

Phương thức vận chuyển đường bộ (Roadways)
Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng đường độ thông qua phương tiện chủ yếu là ô tô là phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên lại không được sử dụng nhiều trong vận tải quốc tế bởi còn phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý giữa các quốc gia.

Vận chuyển bằng hàng hóa đường bộ chỉ thích hợp với vận chuyển hàng hóa có khối lượng không quá lớn, cự li vận chuyển ngắn và trung bình, hàng hóa yêu cầu tốc độ giao hàng nhanh. Hình thức này ngày nay vẫn chủ yếu phục vụ cho chuyên chở nội địa, còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế thì bị hạn chế rất nhiều.

Phương thức vận chuyển đường sắt (Railways)
Phương pháp vận chuyển bằng đường sắt có một lịch sử phát triển lâu đời với tiền thân là hệ thống đường ray đường làm bằng gỗ và do ngựa kéo, mãi đến năm 1676 mới có đường ray bằng kim loại và năm 1825 mới có tàu (đầu máy hơi nước). Hiện nay khoảng 120 quốc gia trên thế giới có đường sắt với tổng chiều dài trên 2 triệu km. Những nước có đường sắt dài nhất phải kể đến Mỹ, Nga, Canada, Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Đức…

Trên thế giới có hai hệ thống vận tải đường sắt quốc tế: một ở các nước Tây Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ theo Công ước quốc tế về vận tải đường sắt CIM, hệ thống thứ hai ở Châu Á, Nga, Đông Âu theo Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế SMGS.

Vận chuyển hàng hóa đường sắt có ưu điểm là năng lực vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển nhanh, thích hợp cho vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, giá thành thấp. Tuy nhiên, với vận tải đường sắt thì chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường cao, tính chất linh hoạt kém.

Phương thức vận chuyển đường hàng không (Airways)
Vận tải hàng không là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Mặc dù chỉ vận chuyển khoảng 1% khối lượng hàng hóa quốc tế nhưng đối với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, hàng khẩn cấp… thì vận tải hàng không đứng ở vị trí số 1.

Vận chuyển đường hàng không có ưu điểm: không mất chi phí xây dựng tuyến đường, tốc độ rất cao, an toàn và đều đặn. Nhược điểm của phương thức này là giá cước cao, không thích hợp cho việc vận chuyển các loại hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh cũng như đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng lớn.

Phương thức vận chuyển đường ống (Pipeline Transport)
Đường ống có chi phí cố định rất cao và chi phí biển biến đổi thấp nhất. Đây là con đường an toàn để vận chuyển chất lỏng và khí hóa lỏng (xăng, dầu, gas, hóa chất). Chi phí vận hành không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường, trừ trường hợp ống bị vỡ hoặc rò rỉ.

Cho tới nay thì vận chuyển hàng hóa bằng đường ống chỉ rất giới hạn bởi chi phí ban đầu rất lớn và thiết kế phức tạp (xây dựng đường ống, trạm bơm, trạm điều khiển và kiểm soát). Vận tốc trung bình của phương tiện này khá chậm, khoảng 5 – 7 km/h nhưng bù lại là khả năng vận chuyển liên tục 24h/365 ngày trong một năm và không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Phương thức vận chuyển bằng đường ống khá đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu,… phục vụ cho đối tượng đặc biệt như các công ty đa quốc gia, hoặc công ty Nhà nước lớn.

Trường hợp nhập khẩu hàng hóa không phải chịu thuế nhà thầu
Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

Tại Điều 1 quy định đối tượng áp dụng:

“Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):

1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam…”

Tại Điều 2 hướng dẫn đối tượng không áp dụng:

“Hướng dẫn tại Thông tư này không áp dụng đối với:

…2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:

- Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

- Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán)…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty của bà nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện giao hàng FOB, CIF của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài hoặc cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam và không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 103/2014/TT-BTC thì không thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Hồ sơ hải quan cần chuẩn bị khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm
Theo quy định hiện hành về hồ sơ hải quan nhập khẩu được quy định tại Khoản 5, điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 sửa đổi, bổ sung điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015, theo đó:

Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm các chứng từ sau đây:

a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
  • Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn;

d) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;

đ) Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:

  • Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính
  • Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
e) Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

g) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư:

Nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

h) Tờ khai trị giá:

Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ;

i) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

k) Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;

l) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

m) Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.

Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

vận chuyển hàng hóa nhập khẩu

Những giấy tờ cần thiết đối với vận chuyển hàng hóa nhập khẩu
Giấy tờ bắt buộc
Đây là những chứng từ xuất nhập khẩu gần như bắt buộc đối với bất cứ lô hàng nào.

Hợp đồng thương mại (Sales Contract): là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán với nhau và với các bên liên quan về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Trong văn bản này sẽ có các nội dung liên quan đến thông tin người mua, người bán, thông tin hàng hóa, điều kiện giao hàng, thanh toán,…

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là giấy tờ do người xuất khẩu phát hành nhằm thu tiền người mua cho lô hàng bán theo thỏa thuận hợp đồng. Về cơ bản, hóa đơn sẽ có nội dung chính là: số và ngày lập hóa đơn; tên, địa chỉ người bán và người mua; thông tin hàng hóa như mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền; điều kiện giao hàng; điều kiện thanh toán; cảng xếp, dỡ; tên tàu, số chuyến.

Phiếu chi tiết hàng hóa (Paking List): là loại giấy tờ thể hiện cách thức đóng gói của một lô hàng. Nó thể hiện lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích bao nhiêu,…

Vận đơn (Bill of Lading): là giấy tờ chuyên chở hàng hóa do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng. Trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người nhận với đúng cam kết.

Tờ khai hải quan (Customs Declaration): là văn bản mà nhà xuất nhập khẩu cần khai báo chi tiết về thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất hay nhập khẩu. Đây là chứng từ cần thiết để kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với các cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện xuất – nhập khẩu vào một quốc gia.

Một số loại giấy tờ khác
– Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)

– Giấy chứng nhận kiểm định (Certificate of Analysis)

– Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)

– Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate).

Giấy tờ không bắt buộc
Những giấy tờ này tùy theo hợp đồng thương mại mà có thể có hoặc không.

Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): là chứng từ thể hiện sự xác nhận về phía người bán về lô hàng và số tiền cần thanh toán cho người mua ở mức giá cụ thể.

Thư tín dụng (Letter of Credit): là thư do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoảng tiền nhất định, trong một khoản thời gian nhất định, nếu người xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ.

Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate): là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa họ. Trong đó, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường nếu có tổn thất xảy ra vì những rủi ro hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, người được bảo hiểm phải phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là giấy tờ xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất ở vùng lãnh thổ hay quốc gia nào. Loại chứng từ này cũng khá quan trọng vì giúp chủ hàng được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt hay được giảm thuế.

Chứng từ kiểm dịch (Phytosanitary Certificate): là chứng nhận do cơ quan kiểm dịch cấp để xác nhận lô hàng xuất nhập khẩu đã được kiểm dịch. Công tác kiểm dịch nhằm giúp ngăn ngừa không cho mầm bệnh theo hàng hóa truyền từ quốc gia này đến quốc gia khác.

Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu
Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

Mỗi tờ khai sẽ được khai tối đa 50 mặt hàng, nếu nhiều hàng hơn phải dùng nhiều tờ khai và chúng được liên kết với nhau bằng số nhánh của tờ khai.

Trị giá tính thuế. Nếu như người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng kí tờ khai và khai thông tin nhập khẩu trong cùng 1 ngày thì sẽ có tỷ giá tính thuế giống nhau. Còn nếu như làm thủ tục trong 2 ngày có tỉ giá khác nhau thì doanh nghiệp sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai hải quan sẽ dùng nghiệp vụ IDB để báo lại, thực chất là gọi lại IDA.

Thuế suất. Khi người khai sử dụng IDA, hệ thống sẽ tự động lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để điền vào.

Hàng hoá thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế. Đây là điều doanh nghiệp cần lưu ý để đảm bảo lợi ích cho mình khi tiến hành khai báo trên hệ thống.

Hàng hoá chịu thuế VAT. Doanh nghiệp cần nhập mã thuế suất thuế VAT vào mục có sẵn trên màn hình để đăng ký khai báo nhập khẩu.

Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Hệ thống sẽ từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi. Tuy nhiên nếu như hàng rơi vào những trường hợp cấp bách như cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng thì vẫn được hệ thống chấp nhận.

Đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai. Nếu rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp cần chắc chắn số vận đơn phải khớp với số vận đơn khai trong màn hình nhập liệu.

Nếu như cùng một mặt hàng mà thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai trên nhiều tờ khai khác nhau để tương ứng với từng thời hạn nộp thuế.

Các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Tuỳ vào từng loại hàng hoá, hàng hoá thông thường hay đặc biệt, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu
Xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào, có tên trong danh sách hàng hoá đặc biệt, hạn chế nhập khẩu hay cấm nhập khẩu là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm. Cụ thể:

Hàng thương mại thông thường. Đây là những lô hàng đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu thông thường.

Hàng bị cấm: Nếu như mặt hàng mà bạn định nhập khẩu có tên trong danh mục hàng cấm nhập khẩu thì bắt buộc phải dừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu mặt hàng này để tránh những vướng mắc về mặt pháp lí. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể tra cứu danh mục hàng cấm nhập khẩu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu: Nghị định 187/2013/NĐ-CP đã quy định rõ những mặt hàng phải xin giấy phép nhập khẩu. Theo đó, quý doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục trước khi đưa hàng về cảng. Nếu không sẽ phát sinh nhiều chi phí để thuê kho chứa, thuê bãi tỏng lúc chờ được cấp giấy phép.

Hàng cần công bố hợp chuản hợp quy: Tương tự như trên, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng. Quy trình làm công bố hợp quy cho lô hàng đã được quy định rõ tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: Công tác kiểm tra chuyên ngành đối với những mặt hàng này sẽ được tiến hành sau khi đưa hàng về cảng. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ đến tận nơi để lấy mẫu về kiểm tra. Sau khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành các công đoạn làm thủ tục còn lại.

Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương
Trong quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng ngoại thương (Sale Contract) là hợp đồng thể hiện giao dịch của 2 bên. Giấy tờ này thường sẽ được yêu cầu trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình thông quan hàng hoá. Nội dung hợp đồng cần có tên, số lượng hàng, trọng lượng, quy cách đóng gói, giá thành,...

Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá
Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu một lô hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ với đầy đủ các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng thương mại (Sale Contract).

+ Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).

+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

+ Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).

+ Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).

+ Các giấy tờ liên quan khác.

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Đăng ký kiểm tra chuyên ngành là thủ tục bắt buộc phải làm nếu như lô hàng của bạn có tên trong danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành. Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, tức là Arrival Notice, doanh nghiệp cần làm đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Thông thường, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy này từ hãng vận chuyển khoảng 2 trước ngày khi tàu đến cảng.

Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan
Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan. Điều kiện cần để khai và truyền tờ khai đó là có chữ ký số và đăng ký chữ ký số với Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. Trước đây, người đại diện doanh nghiệp lên tờ khai sẽ cần đến tận nơi chi cục hải quan để làm việc. Tuy nhiên, hiện nay, mọi thứ đã được số hoá, quy trình khai Hải quan sẽ diễn ra ngay trên hệ thống VNACCS của tổng cục Hải quan.

Doanh nghiệp cần điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên sử dụng dịch vụ hải quan trọn gói của các bên uy tín để tránh sai sót. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ. Nhớ kiểm tra lại 1 lần nữa để chắc chắn không có gì sai sót, đặc biệt là các mã quan trọng.

Tiếp theo, doanh nghiệp cần chờ kết quả trả về thì mới có thể tiến hành được bước tiếp theo.

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng
Delivery Order là chứng từ được hãng tàu hoặc công ty chuyên vận chuyển phát hành. Lệnh giao hàng được sử dụng để yêu cầu đơn vị lưu hàng ở cảng hoặc kho chứa hàng hoá cho chủ sở hữu hàng.

Doanh nghiệp muốn lấy được lệnh giao hàng cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển.

Bộ hồ sơ bao gồm:

+ Chứng minh nhân dân bản sao.

+ Vận đơn bản sao.

+ Vận đơn bản gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu.

+ Tiền phí.

Lưu ý rằng, nếu như hàng FCL, tức nguyên container, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lại một lần nữa xem hạn miễn phí lưu container đến bao giờ. Doanh nghiệp cần đóng phí để gia hạn thêm nếu như đã hết hạn lưu miễn phí.

vận chuyển hàng hóa nhập khẩu


Bước 7: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ căn cứ vào nội dung trong tờ khai để phân luồng hàng hoá. Cụ thể, đó có thể là luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ. Tuỳ vào từng loại, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục khác nhau.

Nếu như là luồng xanh, doanh nghiệp không cần kiểm tra hay làm thủ tục gì thêm. Chỉ cần in tờ khai và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế là xong.

Nếu như rơi vào luồng vàng, đơn vị Hải quan bắt buộc phải kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng. Doanh nghiệp cần cẩn thận trong khâu này, tuyệt đối không được xảy ra sai sót.

Còn nếu như tờ khai luồng đỏ thì chắc chắn hàng phải bị miểm hoá. Quy trình kiểm định sẽ cực kỳ khắt khe và gắt gao, tốn nhiều thời gian hơn kéo theo nhiều chi phí phát sinh.

Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan
Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Đối với các lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:

+ Thuế nhập khẩu.

+ Thuế giá trị gia tăng VAT.

Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng có tính đặc thù, doanh nghiệp còn phải nộp thêm các loại thuế đó là thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng hoá về kho bảo quản
Đây chính là công đoạn cuối cùng mà doanh nghiệp cần thực hiện sau khi hoàn tất mọi thủ tục liên quan đến hải quan và cả nộp thuế. Lúc này, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước 2 vấn đề sau:

- Thuê phương tiện chuyên chở đến lấy hàng về.

- Thuê nhà kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng.

Lưu ý, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực, nếu không thì phải làm việc với hãng tàu để tiến hành gia hạn lại. Sau đó, người đại diện doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của Cảng để trình các giấy tờ như D/O, giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan,... Nhân vên sẽ lên hoá đơn và cho bạn thanh toán những khoản phí cần thiết.

Người đại diện chỉ việc nộp phí và nhận phiếu ER tức phiếu giao nhận mà thôi. Sau đó, chỉ việc bốc xếp hàng lên xe và chở về kho bảo quản.

Hừng Á - Top 10 công ty dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu uy tín, chất lượng tại TP.HCM
Hừng Á tự tin đảm nhận dịch vụ logistics từ “cửa đến cửa” (Door-to-Door), tức là phụ trách toàn bộ quy trình vận chuyển quốc tế và các dịch vụ xuất khẩu để hàng hóa từ kho người bán (Công ty xuất khẩu) đến được kho người mua (Công ty nhập khẩu).

Hừng Á hiện là một trong các công ty logistics có mặt trên +100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhờ vào mối liên kết giữa các thành viên của các tổ chức này, nên việc vận chuyển đường biển, vận chuyển đường hàng không giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, được chúng tôi tiến hành mạch lạc và thông suốt.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam, Hừng Á thường xuyên cung cấp dịch vụ theo điều kiện (Incoterms) như Exw (Ex-works: lấy hàng tại kho Công ty xuất khẩu), FCA (Công ty xuất khẩu chịu phi chí vận chuyển nội địa ra cửa khẩu xuất khẩu) và FOB (Công ty xuất khẩu chịu chi phí để hàng sẵn sàng lên phương tiện xuất khẩu).

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài, Hừng Á cung cấp dịch vụ theo điều kiện (Incoterms) như CNF (Công ty xuất khẩu giao hàng đến cảng biển / cảng hàng không của Công ty nhập khẩu) và CIF (Công ty xuất khẩu giao hàng đến cảng biển / cảng hàng không của Công ty nhập khẩu và mua bảo hiểm vận chuyển quốc tế cho hàng hóa xuất khẩu).

vận chuyển hàng hóa nhập khẩu


Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
Số đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu


Tại Sao Hừng Á Logistics lại nằm trong danh sách công ty dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu uy tín tại TP.HCM
NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC, GIÁ CẢ CẠNH TRANH
Hừng Á Logistics luôn đồng hành cùng khách hàng để phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, kiểm soát chi phí hợp lý và hiệu quả. Chúng tôi luôn cam kết thời gian giao hàng nhanh chóng và chính xác theo từng yêu cầu của khách hàng đối tác.

ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN
Đội ngũ nhân viên cực kỳ chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chyên môn cao là yếu tố tạo nên nên chất lượng dịch vụ khác biệt. Hừng Á Logistics coi trọng việc hợp tác tận tâm, nhiệt tình, chân thành, tôn trọng tất cả các vấn đề nhỏ nhất của khách hàng để Hừng Á Logistics trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp và uy tín đối với khách hàng, đối tác.

TÁC PHONG CHUYÊN NGHIỆP
Hừng Á Logistics tuân thủ về thời gian, hàng hoá luôn được vận chuyển đúng lịch trình. Chúng tôi chu đáo trong công tác chuẩn bị, trao đổi và cập nhật thông tin thường xuyên với đối tác, nghiên cứu từng vấn đề của khách hàng đối tác nhằm mang đến dịch vụ phù hợp nhất với từng yêu cầu cụ thể.

MẠNG LƯỚI TOÀN CẦU
Với mạng lưới đại lý trên toàn thế giới và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế. Hừng Á Logistics là công ty cung ứng dịch vụ logistics toàn cầu, phục vụ khách hàng xuất nhập hàng hoá đi khắp nơi trên thế giới.

Thông tin liên hệ
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Hừng Á. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ VIỆT NAM
VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH
HUNG A LOGISTICS CO., LTD

  • 16-18 (Lầu 6), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam
  • Điện thoại: + 84 968.397.465
  • Fax: + 84 8 3821.1975
  • Email: [email protected]
  • Web: www.hungalogitics.com
VP. HÀ NỘI:
  • 74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: + 84 4 3826.3100
  • Fax: + 84 4 3822.9699
  • Email: [email protected]
VP. ĐÀ NẴNG:
  • 113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam
  • Điện thoại: + 84 511 382.3538
  • Fax: + 84 511 389.7406
  • Email: [email protected]
VP. HẢI PHÒNG:
  • 35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
  • Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573
  • Fax : + 84 31 382.2575
  • Email: [email protected]
HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ
Châu Á và Châu Úc:
Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…

Châu Âu:
Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Châu Mỹ:
Canada, Hoa Kỳ.
 

Tìm thành viên

Top