Campuchia_Express
New Member
- Bài viết
- 5
- Reaction score
- 0
QUÁ CẢNH LÀ GÌ?
Quá cảnh hàng hóa là hình thức một nước mượn lãnh thổ của một nước khác để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sang một nước thứ 3. Ở đây sẽ nói đến cụ thể là một nước quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam và đi sang Campuchia và Lào.
CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG HÌNH THỨC QUÁ CẢNH QUA VIỆT NAM.
Có nhiều loại mối quan hệ giữa các đối tượng để có thể thực hiện hình thức quá cảnh Việt Nam. Thông thường sẽ có 2 mối quan hệ chính:
- Mối quan hệ 2 bên chỉ có Shipper và Consignee.
Người gửi hàng / người bán (Shipper)
Điều kiện bắt buộc đầu tiên là phải có đối tượng là Shipper bắt buộc Shipper này phải là đối tượng nước ngoài thuộc quốc gia cần muốn quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam.
Người nhận hàng / người mua (Consignee)
Điều kiện bắt buộc thứ hai là phải có Consignee bắt buộc Consignee này phải là đối tượng nước ngoài ở đây phải là công ty Lào hoặc Campuchia.
- Mối quan hệ 3 bên có Shipper và Consignee và một công ty trung gian thứ 3 ở đây sẽ nói đến cụ thể là công ty tại Việt Nam.
Về Shipper và Consignee sẽ vẫn bắt buộc phải có như mối quan hệ 2 bên.
Công ty trung gian thứ 3 có thể giữ vai trò như một bên mua bán trung gian tức là mua từ Shipper và bán lại cho Consignee.
Tuy nhiên điều kiện để xác thực mối quan hệ 3 bên này cần phải có hợp đồng ký kết 3 bên hoặc hai hợp đồng ký kết giữa Shipper - Bên trung gian và Bên trung gian - Consignee và phải có điều kiện yêu cầu Shipper giao hàng cho Consignee trong hợp đồng.
CHỨNG TỪ CHỨNG MINH HÀNG QUÁ CẢNH
Chứng từ chứng minh cho loại hình hàng quá cảnh là Vận đơn quá cảnh (Transit B/L). Khác với vận đơn thông thường, vận đơn quá cảnh phải thể hiện đầy đủ 2 điều kiện:
1) Phải thể hiện ít nhất 2 đối tượng phải có là Shipper và Consignee.
2) Trên vận đơn phải thể hiện nội dung: "Hàng quá cảnh qua cảng Cát Lái / Hải Phòng sang Campuchia /Lào" (CARGO IN TRANSIT VIA HAI PHONG PORT TO PHNOM PENH, CAMBODIA BY TRUCK)
BỘ CHỨNG TỨ THEO QUY ĐỊNH KHI LÀM HÀNG QUÁ CẢNH TẠI VIỆT NAM
1. Vận đơn quá cảnh.
2. Hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh. (Ký kết giữa Shipper với bên vận chuyển hoặc giữa bên vận chuyển với consignee tùy thuộc điều kiện giao hàng và quyền sở hữu hàng hóa thuộc về shipper hay consignee)
Hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh có thể được ký kết với một bên trung gian (Cty Forwarder) sau đó ký kết lại với Campuchia Express, tuy nhiên trong hợp đồng và ủy quyền phải có điều khoản thể hiện công ty FWD được phép ủy quyền lại cho bên thứ ba.
3. Lệnh giao hàng (D/O: DELIVERY ORDER)
4. Giấy ủy quyền của Shipper/Consignee (Bên ký kết hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh) cho bên vận chuyển.
5. Giấy giởi thiệu (Của công ty vận chuyển)
6. Tờ khai vận chuyển độc lập (Tờ khai OLA) do bên vận chuyển mở
7. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
8. Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List)
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HÀNG QUÁ CẢNH
Khi đã đầy đủ và hợp lệ chứng từ:
Bước 1: Khi hàng gần về hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến (A/N) qua email. Kiểm tra thời gian tàu về để sắp xếp thời gian phương tiện vận chuyển xe vào cảng lấy hàng.
Bước 2: Khi tàu cập cảng tiến hành đóng các chi phí local charges và cược cont (nếu có) để lấy lệnh giao hàng (D/O). D/O có thời hạn nên phải lấy cont trong thời hạn cho phép nếu trễ sẽ tính thêm phí gia hạn D/O.
Bước 3: Mở tờ khai vận chuyển độc lập (OLA) và thực hiện thủ tục hải quan.
Bước 4: Khi hồ sơ hải quan được duyệt thì cho xe vào cảng để lấy hàng và chờ cán bộ hải quan kiểm tra, lập biên bản vận chuyển và niêm phong hàng hóa. (phải kiểm tra thực tế hàng hóa nếu bị hải quan yêu cầu)
Bước 5: Bắt đầu vận chuyển đến cửa khẩu xuất (Đảm bảo trong thời gian quy định và không được phá seal)
Bước 6: Hải quan cửa khẩu sẽ căn cứ vào tờ khai, biên bản vận chuyển và tình trạng của seal.
Nếu mọi thứ bình thường hải quan sẽ làm thủ tục xác nhận và cắt niêm phong cho xe đi.
Trường hợp seal có vấn đề hoặc nghi ngờ hàng bị tráo sẽ tiến hành kiểm tra thực tế.
Bước 7: Vì là cont hãng tàu nên phải quay về trả cont trong thời hạn cho phép của hãng tàu nếu không sẽ bị charge thêm phí lưu vỏ.
Lưu ý: khi trả hàng phải chụp lại hình ảnh tình trạng container để làm căn cứ xác định thời điểm tình trạng cont có bị hư hỏng hay không vì khi trả cont về hãng tàu sẽ kiểm tra cont nếu phát sinh hư hỏng sẽ charge thêm phí sửa cont.
THUẬN LỢI CỦA LOẠI HÌNH QUÁ CẢNH.
- Trừ các mặt hàng cấm và một số mặt hàng đặc biệt cần xin giấy phép quá cảnh thì hầu hết mọi loại hàng hóa thông thường đều được quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam mà không cần xin giấy phép quá cảnh.
- Hàng hóa quá cảnh chịu ít sự quản lý của các chính sách quản lý mặt hàng cũng như các quy định kiểm tra chất lượng chuyên ngành. (Trừ hàng động vật và thực vật phải xin giấy phép kiểm dịch và làm kiểm dịch)
- Là đối tượng miễn thuế xuất nhập khẩu, VAT.
KHÓ KHĂN CỦA LOẠI HÌNH QUÁ CẢNH.
- Vì được thông thoáng các chính sách quản lý. Nên hàng quá cảnh chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng. Dễ bị kiểm tra thực tế hàng hóa nếu thấy nghi ngờ khả năng khai gian hàng hóa và có sự nghi vấn hồ sơ. Hàng sẽ được niêm phong và được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình vận chuyển trong thời gian cho phép.
- Shipper người book tàu phải biết thông tin của Consignee (Điều này gây khó khăn với bên trung gian khi họ không muốn shipper biết thông tin của Consignee trong mối quan hệ 3 bên.
- Bộ chứng từ để làm hàng quá cảnh khá nhiều dẫn đến mất nhiều thời gian hơn trong khâu chuẩn bị.
- Chi phí dự tính cho hàng quá cảnh sẽ rất cao nếu sử dụng cont của hãng tàu để kéo hàng vì phải cược cont tùy hãng tàu thông thường là 40tr/cont (cont 20’), 80tr/cont (cont 40’).
Quá cảnh hàng hóa là hình thức một nước mượn lãnh thổ của một nước khác để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sang một nước thứ 3. Ở đây sẽ nói đến cụ thể là một nước quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam và đi sang Campuchia và Lào.
CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG HÌNH THỨC QUÁ CẢNH QUA VIỆT NAM.
Có nhiều loại mối quan hệ giữa các đối tượng để có thể thực hiện hình thức quá cảnh Việt Nam. Thông thường sẽ có 2 mối quan hệ chính:
- Mối quan hệ 2 bên chỉ có Shipper và Consignee.
Người gửi hàng / người bán (Shipper)
Điều kiện bắt buộc đầu tiên là phải có đối tượng là Shipper bắt buộc Shipper này phải là đối tượng nước ngoài thuộc quốc gia cần muốn quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam.
Người nhận hàng / người mua (Consignee)
Điều kiện bắt buộc thứ hai là phải có Consignee bắt buộc Consignee này phải là đối tượng nước ngoài ở đây phải là công ty Lào hoặc Campuchia.
- Mối quan hệ 3 bên có Shipper và Consignee và một công ty trung gian thứ 3 ở đây sẽ nói đến cụ thể là công ty tại Việt Nam.
Về Shipper và Consignee sẽ vẫn bắt buộc phải có như mối quan hệ 2 bên.
Công ty trung gian thứ 3 có thể giữ vai trò như một bên mua bán trung gian tức là mua từ Shipper và bán lại cho Consignee.
Tuy nhiên điều kiện để xác thực mối quan hệ 3 bên này cần phải có hợp đồng ký kết 3 bên hoặc hai hợp đồng ký kết giữa Shipper - Bên trung gian và Bên trung gian - Consignee và phải có điều kiện yêu cầu Shipper giao hàng cho Consignee trong hợp đồng.
CHỨNG TỪ CHỨNG MINH HÀNG QUÁ CẢNH
Chứng từ chứng minh cho loại hình hàng quá cảnh là Vận đơn quá cảnh (Transit B/L). Khác với vận đơn thông thường, vận đơn quá cảnh phải thể hiện đầy đủ 2 điều kiện:
1) Phải thể hiện ít nhất 2 đối tượng phải có là Shipper và Consignee.
2) Trên vận đơn phải thể hiện nội dung: "Hàng quá cảnh qua cảng Cát Lái / Hải Phòng sang Campuchia /Lào" (CARGO IN TRANSIT VIA HAI PHONG PORT TO PHNOM PENH, CAMBODIA BY TRUCK)
BỘ CHỨNG TỨ THEO QUY ĐỊNH KHI LÀM HÀNG QUÁ CẢNH TẠI VIỆT NAM
1. Vận đơn quá cảnh.
2. Hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh. (Ký kết giữa Shipper với bên vận chuyển hoặc giữa bên vận chuyển với consignee tùy thuộc điều kiện giao hàng và quyền sở hữu hàng hóa thuộc về shipper hay consignee)
Hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh có thể được ký kết với một bên trung gian (Cty Forwarder) sau đó ký kết lại với Campuchia Express, tuy nhiên trong hợp đồng và ủy quyền phải có điều khoản thể hiện công ty FWD được phép ủy quyền lại cho bên thứ ba.
3. Lệnh giao hàng (D/O: DELIVERY ORDER)
4. Giấy ủy quyền của Shipper/Consignee (Bên ký kết hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh) cho bên vận chuyển.
5. Giấy giởi thiệu (Của công ty vận chuyển)
6. Tờ khai vận chuyển độc lập (Tờ khai OLA) do bên vận chuyển mở
7. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
8. Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List)
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HÀNG QUÁ CẢNH
Khi đã đầy đủ và hợp lệ chứng từ:
Bước 1: Khi hàng gần về hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến (A/N) qua email. Kiểm tra thời gian tàu về để sắp xếp thời gian phương tiện vận chuyển xe vào cảng lấy hàng.
Bước 2: Khi tàu cập cảng tiến hành đóng các chi phí local charges và cược cont (nếu có) để lấy lệnh giao hàng (D/O). D/O có thời hạn nên phải lấy cont trong thời hạn cho phép nếu trễ sẽ tính thêm phí gia hạn D/O.
Bước 3: Mở tờ khai vận chuyển độc lập (OLA) và thực hiện thủ tục hải quan.
Bước 4: Khi hồ sơ hải quan được duyệt thì cho xe vào cảng để lấy hàng và chờ cán bộ hải quan kiểm tra, lập biên bản vận chuyển và niêm phong hàng hóa. (phải kiểm tra thực tế hàng hóa nếu bị hải quan yêu cầu)
Bước 5: Bắt đầu vận chuyển đến cửa khẩu xuất (Đảm bảo trong thời gian quy định và không được phá seal)
Bước 6: Hải quan cửa khẩu sẽ căn cứ vào tờ khai, biên bản vận chuyển và tình trạng của seal.
Nếu mọi thứ bình thường hải quan sẽ làm thủ tục xác nhận và cắt niêm phong cho xe đi.
Trường hợp seal có vấn đề hoặc nghi ngờ hàng bị tráo sẽ tiến hành kiểm tra thực tế.
Bước 7: Vì là cont hãng tàu nên phải quay về trả cont trong thời hạn cho phép của hãng tàu nếu không sẽ bị charge thêm phí lưu vỏ.
Lưu ý: khi trả hàng phải chụp lại hình ảnh tình trạng container để làm căn cứ xác định thời điểm tình trạng cont có bị hư hỏng hay không vì khi trả cont về hãng tàu sẽ kiểm tra cont nếu phát sinh hư hỏng sẽ charge thêm phí sửa cont.
THUẬN LỢI CỦA LOẠI HÌNH QUÁ CẢNH.
- Trừ các mặt hàng cấm và một số mặt hàng đặc biệt cần xin giấy phép quá cảnh thì hầu hết mọi loại hàng hóa thông thường đều được quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam mà không cần xin giấy phép quá cảnh.
- Hàng hóa quá cảnh chịu ít sự quản lý của các chính sách quản lý mặt hàng cũng như các quy định kiểm tra chất lượng chuyên ngành. (Trừ hàng động vật và thực vật phải xin giấy phép kiểm dịch và làm kiểm dịch)
- Là đối tượng miễn thuế xuất nhập khẩu, VAT.
KHÓ KHĂN CỦA LOẠI HÌNH QUÁ CẢNH.
- Vì được thông thoáng các chính sách quản lý. Nên hàng quá cảnh chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng. Dễ bị kiểm tra thực tế hàng hóa nếu thấy nghi ngờ khả năng khai gian hàng hóa và có sự nghi vấn hồ sơ. Hàng sẽ được niêm phong và được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình vận chuyển trong thời gian cho phép.
- Shipper người book tàu phải biết thông tin của Consignee (Điều này gây khó khăn với bên trung gian khi họ không muốn shipper biết thông tin của Consignee trong mối quan hệ 3 bên.
- Bộ chứng từ để làm hàng quá cảnh khá nhiều dẫn đến mất nhiều thời gian hơn trong khâu chuẩn bị.
- Chi phí dự tính cho hàng quá cảnh sẽ rất cao nếu sử dụng cont của hãng tàu để kéo hàng vì phải cược cont tùy hãng tàu thông thường là 40tr/cont (cont 20’), 80tr/cont (cont 40’).
Quan tâm nhiều
Vận chuyển hoa vải đi Mỹ, gửi hoa giả đi Mỹ
- Thread starter Cẩm vân
- Ngày gửi
E
CÁCH TÍNH CBM TRONG LÔ HÀNG XUẤT KHẨU LCL
- Thread starter Elena-TPG
- Ngày gửi
chuyển cá khô đi Mỹ, chuyển mực khô đi Mỹ, chuyển...
- Thread starter Cẩm vân
- Ngày gửi
Địa chỉ học KHAI HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ở đâu tại HCM, HN?
- Thread starter giaoducvietnam
- Ngày gửi
gửi tranh thêu đi Mỹ, gửi tranh sơn dầu đi Úc, gửi...
- Thread starter Cẩm vân
- Ngày gửi
gửi bánh mứt đi Mỹ, Nhận Chuyển Bánh Kẹo Đi Canada...
- Thread starter Cẩm vân
- Ngày gửi
Sửa lần cuối: