CÁC QUY ĐỊNH VỀ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI PHILIPPINES

seafulfillment

New Member
Bài viết
14
Reaction score
2
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có ý định mở rộng thị trường sang Philippines thì những thông tin về các quy định nhập khẩu tại Philippines là thực sự cần thiết.

Xuất nhập khẩu bao gồm rất nhiều các thủ tục phúc tạp. Để quy trình xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, hợp tác với bên thứ ba để hoàn thành các thủ tục về giấy tờ vận đơn và vận chuyển đến khách hàng một cách nhanh chóng là hoàn toàn cần thiết. Với kinh nghiệm và nguồn lực từ các đơn vị fulfillment philippines, doanh nghiệp của bạn sẽ thuận lợi xuất khẩu sang thị trường mục tiêu, tiến lên từng bước trong công cuộc xâm nhập thị trường mới.

Hàng hóa nhập khẩu vào Philippines được phân theo ba nhóm chính:
(i) Nhóm hàng hóa được phép nhập khẩu tự do
(ii) Nhóm hàng hóa nhập khẩu có sự quản lý
(iii) Nhóm hàng hóa cấm nhập khẩu.

Hàng hóa nhập khẩu vào Philippines bằng đường không hoặc đường biển phải được người chuyên chở kê khai rõ. Hàng hóa nhập khẩu được phân ra loại chính thức và không chính thức.
Loại không chính thức gồm:
(i) hàng hóa nhập khẩu cho mục đích thương mại với mức thuế dưới 500 USD
(ii) hành lý của hành khách với mục đích sử dụng cá nhân.
Các hình thức chuyên chở khác sẽ được khai báo thuế quan theo hình thức nhập khẩu chính thức, chủ yếu gồm nhập khẩu của công ty, đại lý, cá nhân với khối lượng lớn có tính chất thương mại. Tất cả hàng hóa nhập khẩu phải được kiểm định trước khi chuyên chở. Việc kiểm định được thực hiện bởi một công ty kiểm định được phép hoạt động tại nước xuất khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu có giấy chứng nhận đáp ứng yêu cầu (Clean Report of Findings – CRF) và phải được nộp kèm với tờ khai nhập khẩu.
Tuy nhiên có một số hàng hóa nhập khẩu chịu sự quản lý nhập khẩu, có nghĩa là chỉ được phép nhập khẩu nếu chúng có đủ những giấy tờ nhập khẩu do cơ quan chính phủ có liên quan cấp. Cục Hải quan, Bộ Công thương và Ngân hàng Nhà nước PLP hoặc bất kì một ngân hàng nào được ủy quyền cũng có thể kiểm tra tình trạng nhập khẩu của mọi hàng hóa nhập khẩu.

Những chứng từ nhập khẩu cần chuẩn bị:
• Hóa đơn thương mại;
• Vận đơn chuyên chở (đường biển hoặc máy bay);
• Giấy chứng nhận xuất xứ;
• Phiếu đóng gói.
Ngoài ra còn có một số giấy chứng nhận đặc biệt khác do tính chất của hàng hóa yêu cầu và/hoặc do nhà nhập khẩu/ngân hàng/hoặc các điều khoản trong thư tín dụng
yêu cầu, ví dụ như Giấy phép của Cục Thực phẩm và Dược phẩm….
Thông quan hàng nhập khẩu:
Có 4 bước chính liên quan đến quy trình nộp chứng từ nhập khẩu:
• Lập chứng từ
• Kiểm tra và đánh giá
• Thanh toán thuế
• Giải phóng hàng hóa ra khỏi khu vực thuế quan.
Nhập khẩu tạm thời:
Tại Philippines những mặt hàng nhập khẩu tạm thời không phải trả thuế nhưng phải ký quỹ một khoản đảm bảo tương đương 150% mức thuế được xác định để đảm bảo việc tái xuất trong một thời hạn cụ thể.
Các mặt hàng mua để phục vụ sửa chữa, chế biến hoặc tu bổ sẽ được tái xuất sau khi hoàn thành công việc sửa chữa, chế biến hoặc tu bổ trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày nhập. Các mặt hàng và phương tiện xe cộ cá nhân và gia dụng thuộc sở hữu của các chuyên gia nước ngoài được mang theo sử dụng và sẽ được tái xuất trong thời hạn sáu tháng sau khi kết thúc các điều khoản trong hợp đồng của họ, có thể gia hạn thêm sáu
tháng trong các trường hợp đặc biệt.
Các mặt hàng được sử dụng cho giải trí công cộng hoặc trưng bày triển lãm hoặc thi đấu và các thiết bị dùng cho sân khấu biểu diễn sẽ được tái xuất trong thời hạn sáu
tháng kể từ ngày nhập. Các đồ dùng, phương tiện do các nhà sản xuất phim nước ngoài mang theo để sử dụng làm các cảnh phim tại Philippines sẽ được tái xuất trong vòng sáu tháng kể từ ngày nhập, có thể gia hạn thêm sáu tháng nữa.
Nhập khẩu có giấy phép:
Philippines vẫn chú trọng bảo hộ thuế quan cho những ngành công nghiệp có tính chiến lược như ô tô, hóa dầu, thép, ngành may mặc, thủ công mỹ nghệ. Hàng nông
sản khi nhập khẩu phải tuân theo những thủ tục xin giấy phép và giấy phép nhập khẩu
 

Tìm thành viên

Top