Chia sẻ Khái quát về báo cáo quyết toán và lập báo cáo quyết toán

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN:

1. Không có gì sâu sa nó chỉ là quyết toán nguyên vật liệu được hưởng ưu đãi về thuế:


- Gia công được miễn thuế XNK theo điều 10 nghị định 134/2016/Nd-cp. Vat 0% theo khoản 20 điều 4 thông tư 219/2013/Tt-btc. Nó được miễn thuế khi thỏa mãn 4 điều kiện trong đó phải sử dụng đúng mục đích của nvl nhập khẩu. Vậy gia công cần phải báo cáo những mảng đã được hưởng ưu đãi về thuế loại trừ những trường hợp đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế.

- Sản xuất xuất khẩu nói chung của dn fdi hoặc dn nội địa được miễn thuế theo điều 16 luật thuế 107/2016/Qh13. Vat 0% theo khoản 20 điều 4 thông tư 219/2013/Tt- btc. Nó được miễn thuế khi thỏa mãn 2 đk trong đó Phải sử dụng đúng mục đích nvl sản xuất trên dây chuyền sản xuất đã thông báo tới cơ quan hải quan ( dd56 tt 38). Vậy những nvl nào đã tham gia sx hàng xuất khẩu đc hưởng ưu đãi thuế thì cần phải làm báo cáo quyết toán.

- Sản xuất xuất khẩu dn chế xuất. Hàng hóa chỉ sử dụng trong dn chế xuất là đối tượng không chịu thuế theo điều 2 luật thuế 107/2016/qh13. Vat 0% theo k20 điều 4 tt 219/2013/Tt-BTC.
Vậy cũng cần phải chứng minh nvl đó không đưa vào nội địa.
Do đó Yêu cầu của BCQT là : Báo cáo cho 2 loại hình Gia công và sản xuất xuất khẩu.

2. Yêu cầu của báo cáo quyết toán :

- Báo cáo theo trị giá 2 tài khoản 152 và 155 theo đúng sổ sách kế toán: Đây là 1 sáng kiến rất độc đáo và mang tính đột phá tuy nhiên cơ sở vật chất, tính chuyên môn, quản lý của các dn chưa theo kịp. Bởi theo thông tư 200/2014/Tt-btc thì kế toán luôn theo dõi thực tế trên cơ sở kiểm kê thường xuyên nên nếu chúng ta báo cáo được làm 1 thì sẽ tiết kiệm được công sức, thời gian và nhà nước cũng sẽ quản lý sát sao hơn trong lĩnh vực thuế. Không nên đánh giá thấp sáng kiến này chỉ có điều doanh nghiệp đang còn rất hạn chế.

- Như đã nói ở trên sự hài hòa trong việc hạch toán kế toán với số liệu xuất nhập khẩu trong báo cáo quyết toán; hai tài khoản trên lại được dẫn chiếu sang điều 25 và 28 thông tư 200/2014/TT-BTC trong đó có nêu hàng gia công ( hàng không thanh toán ) không bắt buộc phải theo dõi . Do đó các tài khoản 152 của kế toán chỉ phản ánh đối với hàng gia công tự cung ứng , tài khoản 154 chỉ ghi nhận về lượng và phí gia công. Với việc này, sẽ không ghi nhận đầy đủ quá trình xuất nhập tồn của gia công và 1 tài khoản nói trên cũng ko thuộc đối tượng phải báo cáo quyết toán.

- Vì vậy, đối với loại hình gia công chúng ta phải lập các tài khoản tượng tự 152 và 155 về lượng hoặc chiết xuất từ các phần mềm theo dõi nội bộ để báo cáo về lượng.

- Đối tượng cần báo cáo: Theo đúng tinh thần công văn 811/Tchq-Gsql theo đó:
+ Hàng hóa nhập xuất theo quản lý loại hình gia công
+ Hàng hóa nhập xuất theo quản lý loại hình sản xuất xuất khẩu.

3. Ý nghĩa của báo cáo quyết toán.

- Báo cáo quyết toán là một bảng tổng hợp và diễn giải của việc sử dụng nguyên vật liệu và thành phẩm đúng mục đích.
- Báo cáo quyết toán nhằm phản ánh trung thực giữa hồ sơ xnk và thực tế.
Do đó: Thực chất báo cáo quyết toán là việc thanh khoản của xnk nhưng ở góc độ cao hơn nó phải phù hợp với kế toán.

II. PHẦN 2: LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN:

1. 152:


a. Tồn đầu kỳ (1).
- Chính là tồn đầu kỳ của nguyên vật liệu ( Là tồn cuối kỳ của năm tài chính trước)- Chỉ có tồn đầu kỳ của 152. Tuân theo đúng số sách kế toán.
b. Nhập trong kỳ (A):
- Theo tờ khai
+ Gia công: E21, E23, G51.
+ Chế xuất: E11, E15,G51, Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu giữa 2 doanh nghiệp chế xuất với nhau.(*)
+ Sản xuất xuất khẩu: E31, G51,
- Các hình thức nhập khác:
+ Nhập lại nguyên vật liệu từ đối tác gia công lại hoặc gia công ngoài, hoặc gia công ngược.
+ Nhập lại từ sản xuất.
c. Xuất trong kỳ:
c.1. Khoản phải trừ: Tồn đầu + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ ( Phải trừ + Phải cộng) = Tồn cuối.
- Thành phẩm xuất khẩu theo tờ khai quy đổi theo định mức ( E52, E56,E62,E42,B13 của A31).
- B13 nguyên vật liệu ( Trừ trường hợp xuất phế liệu trả lại đối tác thuê gia công).
- G61: Tạm xuất nguyên vật liệu.
- A42: Chuyển đổi mục đích sử dụng NVL, chuyển tiêu thụ nội địa NVL.
- E54: Chuyển giao nguyên vật liệu từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác cùng hoặc khác đối tác.
- Thành phẩm xuất khẩu theo hóa đơn bán giữa hai doanh nghiệp chế xuất quy đổi theo định mức.
- Xuất nguyên vật liệu đi gia công lại, gia công ngoài, gia công ngược.
- Nguyên vật liệu của SXXK tự cung ứng cho hợp đồng gia công.
- Tồn thành phẩm cuối kỳ quy đổi ra nguyên vật liệu.
- Tồn thành phẩm gửi bán ( 157) quy đổi ra nguyên vật liệu.
- Tồn bán thành phẩm quy đổi ra nguyên vật liệu ( 154).
- Tiêu hủy phế liệu ngoài định mức của DNCX, Gia công.
c.2 . Khoản phải cộng:
- Tồn bán thành phẩm đầu kỳ ( Trên chuyền hoặc bán thành phẩm quy đổi ra nguyên vật liệu)
- Tồn thành phẩm đầu kỳ quy đổi ra nguyên vật liệu.
- A31 quy đổi ra Nguyên vật liệu.
=> XUẤT TRONG KỲ : Phải trừ - Phải cộng.+

2. Lập tài khoản: 152
  • Tồn đầu kỳ : Chúng sẽ lấy kế toán, hoặc có thay đổi thì phải sửa lại báo cáo quyết toán năm trước.
  • Nhập trong kỳ: Tạo cột đối chiếu với kế toán về lượng.
Trị giá:
a. Gia công thì không có trị giá để đối chiếu.
b. Bởi vì trị giá trên tờ khai chưa phản ảnh đấy đủ Nguyên giá ( Điều 25 thông tư 200/2014/TT-BTC). Nguyên giá bao gồm tất cả các chi phí cho đến khi về tới nhà máy: TRị giá nguyên vật liệu, cước vận tải, local charge, bốc xếp, chi phí hoa hồng.
Phát sinh các vấn đề lệch số lượng:
a. Không đồng nhất đơn vị tính : Quy đổi đơn vị tính giống nhau.
b. Hạch toán sai tài khoản hoặc mở tờ khai sai loại hình. Ví dụ Nhập thùng A12 lại cho vào 152.
c. CHú ý tới tỷ lệ convert nghĩa là KT và XNK cùng đơn vị tính nhưng cách tính số lượng khác nhau ví dụ: 1 Tấm XNK = 6 tấm KT.
d. Hàng đi đường ( 151) nghĩa là đã có tờ khai nhưng hàng thực tế chưa tới kho.
e. Đồng bộ mã XNK và mã KT sai nên lệch về số lượng.
f. Hàng xách tay, hàng tiểu ngạch, hàng chuyển phát nhanh.
g. Nhập thực tế khác biệt với tờ khai.
h. Kế toán không ghi nhận các tờ khai chuyển giao gia công.
i. XNK chưa kê hóa đơn mua bán 2 DNCX với nhau.
j. Hàng giao nhiều lần mở tờ khai 1 lần : Sẽ chịu hình thức phạt chậm mở tờ khai Hải quan từ 700-1000k / lần.
  • Xuất trong kỳ: Đối chiếu với kế toán.
- Sai định mức:
a. Một mã nguyên vật liệu có nhiều đơn vị tính mà chúng ta chỉ xây dựng cho 1 đơn vị tính.
b. Một mã hàng có nhiều nguồn cung ứng khác nhau: Loại bỏ phần tự cung ứng.
c. Lỗi nhập liệu : Ví dụ như các mã hàng có dấu cách, mã NVL có dấu cách,….
d. Tỷ lệ hao hụt không chính xác:
e. Bút toán của kế toán.
- Xuất nhập khẩu chưa kê hàng đem đi gia công, hàng đi thử nghiệm, …
- Tờ khai xuất mở trước mà thành phẩm chưa xuất hoặc ngược lại.
Tồn cuối kỳ của chúng ta sẽ bằng nhau.

Nguồn: Phạm Thành Nam
 

Mr.Hoang

Active Member
Bài viết
109
Reaction score
32
Hi Smile,
Phần này không có phần 2 hả bạn. Bài viết này rất ý nghĩa, mình muốn tham khảo phần 2 được không, cho mình xin link phần 2 với nha
Cám ơn bạn trước.
 

Tìm thành viên

Top