Thảo luận VIỆC XỬ PHẠT NHÃN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU: CÁI LÝ NÀO LẠI NHƯ THẾ?

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
Trong bài này, mình xin giới hạn chủ đề chỉ bàn tới việc hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Công văn 763 ngày 11/02/2020 của TCHQ gởi các Cục HQ yêu cầu xử phạt việc “ hàng hóa có nhãn nhưng không ghi đủ nội dung bắt buộc theo quy định”.
Theo công văn nêu trên, khi kiểm hóa, cứ kiểm ra mà hàng có nhãn, nhưng nhãn không có đủ nội dung theo quy định là xử phạt ( xử theo Nghị định 119/2017).
Vậy như thế nào là “ đủ nội dung bắt buộc theo quy định”?

1. Nội dung bắt buộc: theo Điều 10. NĐ 43/2017

2. Vậy nội dung này ghi bằng tiếng gì? : phải bằng Tiếng Việt ( Theo Điều 7. NĐ 43)
Như vậy, nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài ( Có thể là chữ Somali hay Maroc…) , dù có đủ nội dung như quy đinh, nhưng không phải bằng Tiếng Việt thì cũng xem như “ vi phạm quy định”
Đọc tới đây thấy bắt đầu lăn tăn, Bộ KHCN chắc cũng thấy điều đó, nên chữa cháy bằng mục 3 ( cũng trong điều 7. NĐ 43):
“ 3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.“
Mọi cái bắt đầu từ cái câu trên mà ra: Cộng đồng DN đa phần đều hiểu là : nhãn gốc nếu chưa có đủ thông tin như quy định thì lúc khai HQ và kiểm hóa, mang về kho là chưa vi phạm, được bổ sung nhãn phụ sau đó ( trước khi đưa ra thị trường), ở chiều ngược lại, bên nhất quyết phạt thì lại cho là: khi nhập khẩu, DN khai HQ, kiểm hóa mà nhãn không đúng, đủ nội dung theo quy định thì xem như hành vi vi phạm đã xác lập, và phải phạt, việc dán nhãn phụ chỉ là hình thức” khắc phục hậu quả”. Vấn đề này đã được tranh cãi triền miên kể từ thời ghị định 89. Cho tới nay với nghị định 43/2017 vẫn không rõ ràng triệt để .
Vậy tóm lại, với “ vi phạm” như trên có bị phạt không? : Theo tinh thần 763 bên trên là phạt. HQ sẽ phạt, HQ có quyền, và có công cụ cưỡng chế trong tay nên sẽ phạt. Nhưng DN có tâm phục khẩu phục không? Tôi tin là hoàn toàn không.

Vậy xét về lý, về tình thì như thế nào:
  • VỀ LÝ:
+ Một quy định đưa ra mà chính những cơ quan thừa hành pháp luật còn chưa hiểu rõ, phải làm công văn để hỏi và trả lời qua lại vậy mà bắt người dân phải hiểu để thực hiện đúng.
+ Điều 9/ NĐ43 quy định về trách nhiệm ghi nhãn: Hàng sx trong nước thì DN SX hàng đó chịu trách nhiệm việc ghi nhãn, còn hàng nhập khẩu thì Doanh nghiệp Nhập khẩu Chịu Trách Nhiệm Ghi Nhãn Phụ Bổ Sung, chứ KHÔNG HỀ QUY TRÁCH NHIỆM CHO NHÀ NHẬP KHẨU PHẢI ĐẢM BÁO LÀ NHÃN GỐC PHẢI ĐÚNG QUY ĐINH. ĐÃ KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM (VỂ VIỆC NHÃN GỐC PHẢI ĐẦY ĐỦ) THÌ VÌ SAO LẠI BỊ PHẠT ? Cái lý nào lại như thế? ( DN sẽ bị phạt nếu nhập về rồi, đưa ra lưu thông trên thị trường rồi mà nhãn không đúng quy định, điều này sẽ hợp tình hợp lý).
+ Thông tư 18/2018 của Bô KCCN:
“ Điều 18. Hành vi vi phạm về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo tính chất hàng hóa quy định tại Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP
Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa mà nhãn hàng hóa không ghi đủ hoặc ghi không đúng một trong các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn tùy theo tính chất hàng hóa quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Trừ trường hợp, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan. Tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện ghi nhãn trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường” . è Trừ trường hợp, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan. Tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện ghi nhãn trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường. ==> Bên “ nhất quyết phạt” thì lập luận: OK, chưa có nhãn phụ cũng không sao hết, không hề phạt , phạt là phạt cái tội có nhãn gốc nhưng không đúng quy định ( Quy định là sao: ? : là đầy đủ nội dung + bằng tiếng Việt như đã nêu trên) .
  • VỀ TÌNH:
+ DN A nhập mặt hàng ,B,C,D…về để cho vào sản xuất ra sản phẩm F. DN A phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa cho sản phẩm F do mình sản xuất ra là đương nhiên. Ví cái tình, cái lý gì mà DN phải chịu phạt cho các mặt hàng B,C,D khi các măt hàng có nhãn sai? Trong trường hợp này, DN A chính là người tiêu dùng, là người sử dụng mặt hàng B,C,D nên DN chính là nạn nhân, là bị hại. Sao lại đè ngửa (nhấn mạnh là đè ngửa
:) ) nạn nhân ra để phạt? Cái tình nào như thế? J
P/S: Có ý kiến: ủa có gì đâu, cứ yêu cầu nhà cung cấp làm đúng như NĐ 43 là xong, việc gì cứ rối lên thế. ? Dạ kính mời các anh chị tài năng như vậy thử yêu cầu, nhận được kết quả như ý rồi vào comment để mọi người ngưỡng mộ nhé.
Lưu ý là: “Nhãn vào thị trường Viêt Nam”, không đơn giản chỉ là 1 nhãn cho 1 thị trường Việt Nam. Ví dụ như sau cho dễ hiểu:
Nhà sản xuất cám cho voi ở Nga, xuất khẩu cho 1000 khách hàng ở Viêt Nam, thì đồng nghĩa với việc phải có 1000 loại nhãn khác nhau ứng với từng khách hàng ở Viêt Nam, cho cùng 1 mặt hàng. Lý do là vì: 1000 khách hàng này sẽ khác tên, địa chỉ: mà muốn đúng “theo ý mấy anh “ quyết phạt” thì nhãn phải có tên, địa chỉ nhà nhập khẩu
Còn một bài nữa, share về việc đã năn nỉ, khóc lóc với nhà cung cấp như thế nào để yêu cầu họ làm nhãn theo như NĐ 43 và kết quả ra sao. ( Cũng đã tự tạo nhãn , dâng tới tận miệng nhà XK, nói họ chỉ in ra và dán)

Nguồn: ‎Lâm Viên Nguyễn‎

1.jpg
2.jpg
 

Manh

Active Member
Bài viết
272
Reaction score
135
theo mình thì
hải quan chỉ xử phạt theo nghị định 127 + 45 còn 119 là xử phạt đối với hàng hóa đang lưu thông.
hải quan thuộc bộ tài chính nên chỉ nghe hướng dẫn của bộ tài chính, còn đây là văn bản của bộ KHCN chỉ áp dụng với những cơ quan quản lí của bộ KHCN
hải quan đã có công văn bảo xử phạt theo 119 điều 31 khoản a là rất rõ ràng, dn chịu xử phạt thôi
 

Tìm thành viên

Top