Chia sẻ Tổng quát loại hình A31 - Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
1. Tên gọi: Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại ( Căn cứ công văn 2765/TCHQ-GSQL).

2. Căn cứ pháp lý: Điều 47 nghị định 08/2015/NĐ-CP:
2.1. Các trường hợp tái nhập: hướng dẫn tại khoản 1 Điều 47 nghị định 08/2015/NĐ-CP
- Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất; (Tạm nhập tái chế).
- Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
- Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
- Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
Phân tích:
- Nhập lại thì có nhiều lý do, phần :"Tái nhập hàng để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác" nên sửa thành: "Tái nhập để xuất khẩu cho đối tác nước ngoài khác". Phần này, nhiều nơi đang hiểu nhầm về quan niệm TÁI XUẤT nên nhiều nơi ÉP doanh nghiệp phải làm theo loại hình B13 khi nhập lại để bán cho đối tác khác. Điều này, không đúng về bản chất và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp còn bị xử lý thuế trong các trường hợp không TÁI XUẤT theo loại hình B13.
2.2. Chính sách thuế hàng tái nhập:
Hướng dẫn tại khoản 4 điều 47 nghị định 08/2015/NĐ-CP:"Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định"
Phân tích: Bộ hồ sơ Hải quan không thu thuế trong trường hợp này là gì? Theo quan điểm của mình, tái nhập hàng hóa thuộc loại hình nào thì vẫn theo chính sách của loại hình đó.
- DNCX: Hàng hóa chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất là đối tượng không chịu thuế NK theo điều 2 luật thuế 107/2016/QH13 , mã biểu thuế là B30. Đối tượng không chịu thuế VAT theo Khoản 20 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC.
- Hàng hóa kinh doanh: Thực hiện đầy đủ các loại thuế.
- Hàng hóa gia công, SXXK : Rất tiếc là chưa có quy định về hàng tái nhập được miễn thuế theo điều 10 và điều 12 nghị định 134/2016/NĐ-CP nên cần làm rõ BỘ HỒ SƠ KHÔNG THU THUẾ trong trường hợp này là gồm những giấy tờ nào. Viết thế này ai mà lần được.
- Hàng hóa nhập kinh doanh: Như gia công và SXXK, theo quan điểm của mình cần làm rõ : Không thu thuế NK vì hàng hóa có nguồn gốc nội địa hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế khi nhập khẩu nguyên liệu ban đầu, Thu thuế VAT nếu đã hoàn thuế tại thuế nội địa.

2.3. Chính sách hàng tạm nhập tái chế:
Hướng dẫn tại khoản 5 điều 47 nghị định 08/2015/NĐ-CP: "Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế."
Phân tích:
- Đối với DNCX: Hàng hóa chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất là đối tượng không chịu thuế NK theo điều 2 luật thuế 107/2016/QH13 , mã biểu thuế là B30. Đối tượng không chịu thuế VAT theo Khoản 20 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC.
- Đối với hàng hóa gia công, SXXK:
+ Thuế NK: Căn cứ điểm c khoản 9 luật thuế 107/2016/QH13 được miễn thuế:" Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế". Nên cái quy định 275 ngày nên bỏ đi. Đây là việc nghị định 08/2015/NĐ-CP ra đời trước luật thuế 107/2016/QH13 dẫn tới tình trạng vẫn hiểu theo "ÂN HẠN THUẾ", nghị định 59/2018/NĐ-CP lại quên không sửa điều 47.
+ Đối tượng không chịu thuế VAT theo khoản 20 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC.
- Đối với hàng nhập kinh doanh: Thuế NK: Căn cứ điểm c khoản 9 luật thuế 107/2016/QH13 được miễn thuế:" Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế". Đối tượng không chịu thuế VAT theo khoản 20 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC.
Kết luận: Dù nó đúng hay nó sai chúng ta vẫn phải làm theo quy định.

3. Hướng dẫn sử dụng:
- Nhập lại hàng đã xuất khẩu bao gồm:
+ Hàng xuất kinh doanh (B11).
+ Hàng xuất sản xuất xuất khẩu (E62)
+ Hàng xuất sản xuất xuất khẩu doanh nghiệp chế xuất (E42).
+ Hàng gia công (E52, E56) trừ trường hợp nhập lại để tiêu hủy tại Việt Nam.
- Tạm nhập tái chế: Hiện tại 1 số chi cục thực hiện theo loại hình tạm G12 tái xuất G22.
+ Hàng xuất kinh doanh (B11).
+ Hàng xuất sản xuất xuất khẩu (E62)
+ Hàng xuất sản xuất xuất khẩu doanh nghiệp chế xuất (E42).
+ Hàng xuất gia công (E52, E56)

4. Hướng dẫn khai báo thủ tục:
4.1. Nhập lại:
- Mở tờ khai A31 , làm công văn không thu thuế đối với loại hình Gia công, SXXK, Kinh doanh. Xuất khẩu theo loại hình B13. Chú ý không ghi thời hạn tái xuất.
- DNCX: Mở tờ khai A31,mã biểu thuế NK B30, mã biểu thuế VAT: VK120 , xuất khẩu theo loại E42.
4.2. Tạm nhập tái chế:
- DNCX: G12 hoặc A31, B30, VK120. Tái xuất: G22 hoặc B13. Thời hạn tái xuất: 275 ngày.
- Gia công, KD, SXXK: G12 XNK017,VK110. Tái xuất G22 hoặc B13, thời hạn tái xuất: 275 ngày.
Chú ý: Không được gia hạn thời hạn tái nhập nên cần kết thúc việc tái chế trước 275 ngày.

5. Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:
Theo hướng dẫn tại khoản 7 điều 47 nghị định 08/2015/NĐ-CP:
a. Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;
b. Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.
Phân tích:
- Chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo điều 21 thông tư 39/2018/TT-BTC: Kê khai cả sản phẩm và NVL, sản phẩm để thực hiện chính sách hàng hóa nếu có, nvl để nộp thuế.
- Tiêu hủy Gia công và DNCX: Thực hiện theo điều 64 thông tư 39/2018/TT-BTC.
- Tiêu hủy của SXXK: Chuyển mục đích sử dụng theo điều 21 thông tư 39/2018/TT-BTC (Công văn ghi rõ chuyển mục đích để tiêu hủy); Kê khai tờ khai A42 Miễn thuế VAT, nộp thuế NK, Sau đó thực hiện tiêu hủy theo điều 72 thông tư 38/2015/TT-BTC.

Nguồn: Phạm Thành Nam (360 Độ Xuât Nhập Khẩu)
 

garung205

Member
Bài viết
34
Reaction score
9
@luuvanbi Nên cho dù là Nhập A31 về với mục đích nào thì cũng phải xử lý trước 275 ngày, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính ạ? Mong chủ thớt giải đáp!
 

Tìm thành viên

Top