Hướng dẫn Thủ tục nhập khẩu máy làm lạnh nước chiller 2021

truongphatlogistics

New Member
Bài viết
21
Reaction score
3
1. HS code và thuế suất nhập khẩu của thiết bị làm lạnh/làm mát

Đối với máy điều hòa không khí (loại dưới 26.38kw):

Mã HS là 84151010, tương ứng với thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 30%, thuế tiêu thụ đặc biệt: 10%. Nếu nhập khẩu điều hòa từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 15%. Nhập từ Hàn Quốc có FORM AK: thuế nhập khẩu: 0%. Nếu nhập từ Thái Lan, Malaysia có FORM D: thuế nhập khẩu 0%. Mặt hàng điều hòa nhập khẩu chịu thuế VAT là 10%.

Đối với máy làm mát không khí bằng bay hơi” loại có trọng lượng trên 20kg: thuộc nhóm 84.79, mã HS số 8479.60.00. Thuế nhập khẩu: 0%, thuế giá trị tăng: 10%. Khi khai hải quan thường sẽ là luồng vàng.

Đối với máy làm mát không khí bằng bay hơi” có cấu tạo tương tự như trên, loại có trọng lượng không quá 20kg, thuộc nhóm 85.09, phân nhóm 8509.80 – Thiết bị khác, mã HS số 8509.80.90. Thuế nhập khẩu: 25%, nếu không có C/O. Nếu có C/O FORM E: 10%, C/O FORM D: 0%, VAT 10%.

2. Các thủ tục cần thiết để nhập khẩu thiết bị làm lạnh/làm mát

1. Đăng ký kiểm tra chất lượng

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng:


04 bản Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (theo mẫu).

Bản photocopy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hoá (nếu có) kèm theo (Packing list).

Một hoặc các bản sao có chứng thực hoặc photo kèm bản chính đối chiếu chứng chỉ chất lượng (trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì bản sao có chứng thực).

Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of Loading).

Hóa đơn (Invoice)

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có).

Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).
Người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Trình tự đăng ký kiểm tra chất lượng:

Bước 1:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổ tiếp nhận và trả Kết quả -Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 2: Tổ tiếp nhận và trả kết quả. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng, gửi tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô hàng;

Bước 4: Căn cứ vào thời hạn giải quyết, cá nhân, tổ chức đến nhận kết quả tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

2. Đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng thiết bị làm lạnh/ làm mát nhập khẩu

Quy trình thử nghiệm hiệu suất năng lượng thiết bị làm lạnh/ làm mát nhập khẩu cụ thể như sau:

Bước 1: Đăng ký Kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở khoa học công nghệ – Tỉnh thành/phố nơi mở tờ khai và Đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại trung tâm thử nghiệm được Bộ công Thương chỉ định.

Bước 2: Mở tờ khai, nộp xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng và đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng để đem hàng về kho bảo quản.

Bước 3: Mang mẫu đi thử nghiệm, làm chứng thư hợp quy và thử nghiệm hiệu suất năng lượng.

Bước 4: Nộp kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho Hải quan để được thông quan.

Bước 5: Nộp chứng thư hợp quy cho nơi đăng ký Kiểm tra chất lượng để hoàn tất thủ tục.

3. Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Thiết Bị Làm Mát/Làm Lạnh 2021

Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Thiết Bị Làm Mát/Làm Lạnh 2021
được thực hiện theo quy trình sau:

1. Chuẩn bị Bộ chứng từ làm Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Thiết Bị Làm Mát/Làm Lạnh

Bộ chứng từ làm Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Thiết Bị Làm Mát/Làm Lạnh gồm:

Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y

Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc

Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc

Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)

Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng và Chứng nhận hợp quy

Giấy chứng nhận xuất xứ(Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc

Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có).

2. Khai và nộp Tờ khai hải quan Nhập Khẩu Thiết Bị Làm Mát/Làm Lạnh

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Doanh nghiệp sẽ phải khai và nộp Tờ khai hải quan trên phần mềm và nộp cho cơ quan hải quan.

Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan bao gồm:

Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai

Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu

Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…

Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…

Thuế và sắc thuế

Ghi chú về tờ khai hải quan.

Xem thêm đầy đủ tại: https://truongphatlogistics.com/thu-tuc-nhap-khau-may-lam-lanh-nuoc-chiller/

3. Lấy kết quả phân luồng

Sau khi nộp tờ khai thì doanh nghiệp sẽ phải đợi kết quả phân luồng hệ thống. Sẽ có 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ tùy theo loại hàng hóa. Cụ thể thông tin về các luồng như sau:

Tờ khai luồng xanh: Gồm xanh có điều kiện và xanh không điều kiện

Đối với luồng xanh không điều kiện, doanh nghiệp có thể lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.

Nếu là xanh có điều kiện: Doanh nghiệp phải xuất trình thêm các chứng từ bổ sung như sau:

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

Giấy kiểm tra chất lượng.

Tờ khai luồng vàng: Khi nhận kết quả phân luồng vàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)

Hợp đồng thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)

Hóa đơn thương mại (Invoice)

Phiếu đóng gói (Packing list)

Vận đơn

Giấy phép (nếu có)

Giấy chứng nhận xuất xứ

Tờ khai luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

Hồ sơ khai hải quan luồng đỏ:

Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)

Hóa đơn thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)

Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…

Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Trong trường hợp hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ thì cơ quan hải sẽ mở container kiểm thủ công.

4. Nộp thuế

Người khai hải quan phải nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh, ngân hàng.

Việc xác định mức thuế sẽ tùy mặt hàng khai hải quan và có giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không.

5. Thông quan hàng hóa

Sau khi thực hiện thực hiện khai báo thủ tục hải quan hàng hóa xong, doanh nghiệp sẽ vận chuyển hàng về.

6. Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Thiết Bị Làm Mát/Làm Lạnh sau thông quan lô hàng:

Doanh nghiệp cần xác nhận công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng cho thiết bị làm lạnh/ làm mát nhập khẩu, cụ thể:


Doanh nghiệp lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của Bộ công thương.

Giấy công bố dán nhãn năng lượng có mã công bố dùng để Bộ công thương và Doanh nghiệp dễ quản lý.

Giấy công bố dán nhãn năng lượng dùng để thay thế phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng trong quá trình thông quan lô hàng tiếp theo.
 

Tìm thành viên

Top