Chia sẻ Thủ tục đang ký thành lập công ty Xuất Nhập Khẩu

tuvanhuonglan

New Member
Bài viết
4
Reaction score
2
Với các cải cách thủ tục hành chính được số hóa hiện nay, việc hoàn tất các bước thủ tục hồ sơ đăng ký thành lập công ty Xuất Nhập Khẩu không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, có một thực tế là sau hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu + mã số thuế + con dấu, nhiều chủ doanh nghiệp, nhất là các bạn trẻ khởi nghiệp, cho rằng như vậy là đã hoàn tất các điều kiện thủ tục thành lập công ty Xuất Nhập Khẩu, họ ngay lập tức dồn hết tâm trí vào niềm đam mê của mình cũng như các công việc chuẩn bị khác như khách hàng, thị trường, tiếp thị… để nhanh chóng có doanh thu mà “vô tình” quên thực hiện một số thủ tục sau đó. Dẫn đến bị cơ quan quản lý thuế kiểm tra và phạt hành vi hoặc bị đóng mã số thuế. Vì vậy bài viết này sẽ tư vấn những công việc cách thức giúp bạn biết hoàn tất hồ sơ thủ tục thành lập công ty Xuất Nhập Khẩu đúng pháp luật cần những gì.

I Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập công ty xuất nhập khẩu

1. Lựa chọn loại hình đăng ký thành lập công ty Xuất Nhập Khẩu


Ở Việt Nam hiện nay có các loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Bạn có thể căn cứ vào tình hình hiện tại và nhu cầu kinh doanh trong tương lai để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.
Chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc lựa chọn loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

2. Đặt tên cho Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Tên công ty không được trùng lặp với các công ty khách đã có trước đó tính trên cả nước.
Khi lựa chọn tên công ty xuất nhập khẩu bạn nên nghiên cứu thật kỹ để tập trung phát triển thương hiệu theo tên công ty đã lựa chọn.
Tên công ty gồm tên tiếng việt, tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt
• Tên tiếng việt
Tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
VD: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU A
Thì “ TNHH “ là loại hình, “ XUẤT NHẬP KHẨU A” là tên riêng
• Tên tiếng nước ngoài
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
• Tên viết tắt
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

3. Vốn điều lệ đang ký thành lập công ty Xuất Nhập Khẩu

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp: Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Khi đăng ký kinh doanh hay thành lập công ty xuất nhập khẩu thì vốn ban đầu cần kê khai (còn goi là vốn điều lệ) là một trong những loại vốn cơ bản cần phải có. Vậy vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu cần bao nhiêu thì đủ.

- Căn cứ vào luật doanh nghiệp 2014, quy định đăng ký kinh doanh số 78/2015/NĐ-CP nói riêng và các băn bản pháp luật khác nói chung thì mức vốn điều lệ hiện tại của công ty xuất nhập khẩu được quy định cụ thể như sau:

+ Khi thành lập công ty xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp không cần quá quan tâm về mức vốn điều lệ. Bởi vì pháp luật không có giới hạn về mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty xuất nhập khẩu. Do vậy, bạn chỉ cần đóng số vốn điều lệ phù hợp với điều kiện của công ty xuất nhập khẩulà được. Ví dụ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đóng vốn điều lệ và 5 triệu đồng, cũng vẫn có thể thực hiện hoạt động kinh doanh.

+ Tuy nhiên, một số ngành nghề lại có quy định về vốn ký quỹ cũng như vốn pháp định (ví dụ bảo vệ, sản xuất phim, bảo hiểm...), thì mức tối tiểu phải đóng của vốn điều lệ phải bằng với 2 loại vốn này theo đúng như quy định.

- Ngoài ra, vốn điều lệ của các công ty xuất nhập khẩu không bị ràng buộc với các loại vốn khác. Nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến mức đóng thuế môn bài hàng năm của công ty, bạn cần hết sức lưu ý.

+ Mức 1: Đóng 3 triệu VNĐ/ năm, nếu vốn điều lệ >= 10 tỷ đồng.

+ Mức 2: Đóng 2 triệu VNĐ/ năm, nếu vốn điều lệ <10 tỷ đồng.

- Hơn nữa, vấn đề vốn điều lệ này của công ty xuất nhập khẩu cần cân nhắc, bởi nếu mức vốn điều lệ quá thấp sẽ giảm uy tín của doanh nghiệp. Các tổ chức cũng như công ty xuất nhập khẩukhác sẽ không tin tưởng cũng như không đầu tư vào công ty. Còn nếu đóng quá cao thì nó sẽ khiến các thành viên trong doanh nghiệp chịu nghĩa vụ lớn, hơn nữa sẽ phải chịu thuế môn bài cao.

Nói tóm lại tức là bạn không cần có quá nhiều vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu, mà mức vốn này sẽ tùy thuộc vào khả năng, nhu cầu của doanh nghiệp đó.

4. Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Đối với công ty xuất nhập khẩu khi đăng ký ngành nghề kinh doanh thì ngoài những ngành nghề mà công ty đăng ký để hoạt động kinh doanh thì phải đăng ký thêm mã ngành sau:
Mã ngành 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Xuất, nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh
5. Địa chỉ trụ sở đăng ký thnahf lập công ty Xuất Nhập Khẩu

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
II. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty Xuất Nhập Khẩu

Hồ sơ thành lập công ty nộp lên sở kế hoạch đầu tư gồm các giấy tờ sau:
1. Đơn đăng ký kinh doanh
2. Điều lệ công ty ( Lưu ý khi soạn điều lệ nhớ có đăng ký xuất nhập khẩu)
3. Danh sách thành viên ( đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông ( đối với công ty cổ phần)
4. Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên ( công ty tnhh 2 thành viên), các cổ đông ( công ty cổ phần)
Số lượng: 1 bộ nộp lên sở KHĐT sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh + MST

Thủ tục sau khi có giấy phép đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu

1. Làm thủ tục khắc dấu tròn công ty và thông báo mẫu con dấu lên sở KHĐT
2. Đăng bố cáo thành lập mới công ty
3. Gắn bảng hiệu tại trụ sở chính công ty
4. Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hồ sơ bao gồm:

• Tờ khai thuế môn bài ( Hạn nộp ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh)

• Mẫu 06/GTGT về việc đăng ký phương pháp khấu trừ

• Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định

• Công văn đăng ký đặt in hóa đơn ( nộp sau khi được cơ quan thuế chấp thuận mẫu 06)

•Công văn đăng ký hình thức ghi sổ( tùy từng quận/ huyện sẽ nhận hay không)

5. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư
6. Đặt mua token chữ ký số khai thuế qua mạng
7. Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số
 

Tìm thành viên

Top