Chia sẻ “Tàu buýt container” – Giải bài toán phát triển cho ĐBSCL

Bài viết
236
Reaction score
59
Các cảng sông nội địa trong khu vực ĐBSCL sẽ được quy hoạch là các trạm “Tàu buýt container”. Đây có thể xem là ý tưởng nhằm giải bài toán phát triển cho ĐBSCL.

Như chúng ta đã biết, vùng ĐBSCL rất khó làm cảng nước sâu bởi:
  • Điều kiện tự nhiên khó khăn
  • Tốn nhiều chi phí đầu tư cho việc nạo vét luồng lạch hàng năm.
  • Điều này cũng gây cản ngại cho sự phát triển của khu vực này.
Vì không có cảng nước sâu nên ĐBSCL gặp nhiều trở ngại trong phát triển do yếu tố vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Từ đó dẫn đến chi phí logistics cao, kéo giá thành hàng hóa tăng theo, làm chậm quá trình phát triển của cả vùng.

Ý tưởng “Tàu buýt container”
Các cảng sông nội địa trong khu vực ĐBSCL sẽ quy hoạch là các trạm “Tàu buýt container”.

Các tỉnh ĐBSCL hiện nay chưa có điều kiện làm cảng lớn nước sâu, thì có thể làm cảng nhỏ để phục vụ trung chuyển hàng hóa.

Khi đó, hàng hóa được vận chuyển từ nơi sản xuất ra cảng nhỏ. “Tàu buýt” (sà lan) sẽ vận chuyển hàng hóa, container ra các cảng lớn nước sâu.

Chi phí đi từ các cảng nước sâu về các cảng miền Tây và ngược lại
Đối với “Tàu buýt container”:
  • So với chi phí vận chuyển bằng đường bộ thì mềm hơn nhiều.
  • Một sà lan với khả năng vận chuyển từ 40 – 50 TEUs từ ĐBSCL lên TP HCM hoặc Bình Dương chỉ mất khoảng 40 – 50 triệu đồng (1 chiều).
Trong khi ở phía đường bộ, từ Vĩnh Long/Cần Thơ lên Cát Lái/Long An thì vào khoảng 4 triệu đồng/container. Với khả năng vận chuyển hạn chế ở mức 2 container 20′ hoặc 1 container 40’/1 xe lưu thông trên đường bộ.

ĐBSCL nếu có từ 30 – 50 bến “Tàu buýt container” (bến cảng nội địa), mỗi ngày có từ 1 – 2 hoặc 3 chuyến sà lan ghé lấy container chuyển đến tập kết ở các cảng lớn, cứ đúng giờ là chạy, thì vô cùng thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất ở địa phương, không gặp phải trở ngại về việc lưu thông hàng hóa khó khăn như hiện nay.

Khi mỗi ngày có thêm càng nhiều tuyến, nhiều chuyến “Tàu buýt container” nữa, thì giá trị kinh tế, xã hội mà nó mang lại là không thể đo đếm được. Đây cũng chính là đòn bẩy, là chìa khóa, góp phần tạo nên những giá trị xã hội toàn diện trong tương lai cho ĐBSCL.

Những giá trị mang lại là gì?
Về giá trị kinh tế:
  • Tăng sản lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu
  • Cắt giảm đáng kể chi phí logistics
  • Góp phần giảm giá thành sản phẩm
  • Tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa nội địa
  • Giảm tắc nghẽn giao thông qua TP HCM nói riêng, giảm áp lực lên đường bộ
  • Tiết giảm chi phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ
  • Giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ…
Về giá trị xã hội: Vận chuyển đường thủy, ngoài ưu thế về giá còn mang lại lợi ích rất lớn cho nhà nước và toàn xã hội, như:
  • Giảm bớt chi phí đầu tư mở rộng, nâng cấp đường bộ
  • Giảm tai nạn giao thông vốn gây ra nhiều tổn thất cho xã hội, không chỉ về nhân mạng mà còn là những hậu quả mà xã hội phải gánh vác, giải quyết sau đó.
Nguồn: BGT
 

Đính kèm

Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Tìm thành viên

Top