Chia sẻ SOLAS VGM: Verified Gross Mass và các cách tính VGM

Bài viết
236
Reaction score
59
VGM – Verified Gross Mass
Mỗi con tàu đều có trọng tải nhất định được tính bằng tấn, tương đương với năng lực vận tải an toàn (tính bằng DWT – deadweight tonnage) của nó. Điều này có nghĩa là, con tàu đó sẽ an toàn khi tổng trọng lượng hàng hóa thấp hơn hoặc bằng trọng tải đó.

Vậy khi tổng trọng lượng hàng hóa cao hơn năng lực vận tải an toàn thì sao?

Hãy giả sử rằng Tàu A có năng lực vận tải an toàn vào khoảng 190.000 DWT

Vì A chở rất nhiều lô hàng, chủ tàu yêu cầu mọi người khai báo trọng lượng lô hàng của họ. Dựa vào những con số, chủ tàu tính toán việc sắp xếp hàng hóa chuyên chở cho lần ra khơi tiếp theo.

Chà mọi việc bắt đầu phức tạp rồi đây! Mọi thứ đều dựa vào sự trung thực của chủ hàng, trong khi không phải ai cũng trung thực cũng vậy!

Vào một ngày xấu trời, Mr.X khai báo cho container của mình là 5 tấn để được giảm cước trong khi thực tế hàng hóa là 8 tấn.

Và rồi Ms.Y, Mrs.Z, vv… cũng học theo khai báo gian dối khối lượng lô hàng của mình!

Điều này dẫn tới tổng khối lượng của các lô hàng thực tế > Tổng khối lượng của các lô hàng mà chủ tàu đã tính toán hay năng lực vận tải an toàn của con tàu
Những con tàu khi quá tải rất dễ xảy ra tai nạn. Hậu quả thường rất nặng nề cả về sinh mạng lẫn hàng hóa!
Bên cạnh đó nó còn gây nguy hiểm cho nhân công và trang thiết bị việc xử lý hàng hóa tại cảng

Tàu container gặp nạn

Chẳng lẽ không có cách nào hạn chế việc này sao?

Để đảm bảo lợi ích cũng như an toàn, chủ tàu yêu cầu tất cả các lô hàng sẽ phải thực hiện VGM thì mới được xếp lên tàu. Đây là cách để hãng tàu kiểm soát trọng lượng hàng hóa sẽ vận chuyển

Vậy VGM là gì?
Tháng 11/2014, tổ chức Hàng Hải Thế Giới (IMO) đã sửa đổi Chương VI Quy định 2 của SOLAS nhằm siết chặt quy trình cân hàng hóa đóng trong container và kê khai đúng trọng lượng sau khi xác minh (verification)

Nhưng gượm đã… SOLAS là gì?
“Công ước SOLAS có tên đầy đủ là Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển (The International Convention for the Safety of Life at Sea hay SOLAS Convention). Công ước này do tổ chức hàng hải thế giới IMO phát triển và ứng dụng nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu, trang bị và vận hành tàu để đảm bảo an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu biển, bao gồm cả hành khách và thủy thủ đoàn”
Công ước SOLAS convention

Theo công ước này, để đảm bảo hàng hóa và con người an toàn trên biển, chúng ta cần phát hiện sự sai lệch trọng lượng hàng hóa trước khi chúng được xếp lên boong

Mà cách tốt nhất là nên xác minh khối lượng của container đã được đóng hàng trước khi xếp lên tàu.

Chương VI Quy định 2 sửa đổi quy định rằng: tất cả hàng hóa trước khi lên tàu sẽ phải xác minh khối lượng. Nếu khối lượng sau khi xác minh chính xác như đã kê khai thì hàng mới được phép lên tàu.

VERIFIED GROSS MASS (VGM) là khối lượng hàng hóa sau khi đã xác minh bao gồm tổng khối lượng của vỏ container và hàng hóa. Phiếu VGM là phiếu kết quả cân xác minh hàng hóa.

Cách xác minh
Có hai cách để các minh khối lượng đó là:
Cách 1: Cân toàn bộ hàng (bao gồm tất cả những gì sẽ cho vào trong container), sau đó cộng thêm khối lượng của vỏ container.
VGM = Tổng khối lượng hàng hóa + khối lượng pallet + xích+ Lashing + …+ khối lượng vỏ container

Cách tính VGM 1


Cách 2: Cân khối lượng xe chưa tải, sau đó cân xe đã tải container (đã đóng hàng) bằng các thiết bị đã được hiệu chỉnh và cấp phép như trạm cân xe (weighbridge)
VGM = Khối lượng xe đã tải – khối lượng xe chưa tải

Submit VGM và Trách nhiệm của các bên
Shipper có trách nhiệm cung cấp phiếu kết quả cân container trên (submit VGM) cho hãng tàu và/hoặc cảng nhằm chứng minh rằng khối lượng container hàng hóa của họ đã được xác minh thông qua một trong hai cách kể trên.

Khối lượng hàng hóa mà Shipper cung cấp trên phiếu chính là VGM, Hãng tàu sẽ dựa vào VGM đó để lên kế hoạch việc xếp container lên tàu

Một số điều cần lưu ý:
  • Shipper phải khai đúng khối lượng chính xác của hàng hóa cho hãng tàu/cảng
  • Shipper là người chịu trách nhiệm xác minh khối lượng và cung cấp tài liệu chứng minh cho hãng tàu/ cảng. nếu khai báo sai, hãng tàu có thể từ chối vận chuyển hoặc yêu cầu rút bớt hàng khỏi container
  • VGM có thể được tính bằng cách sử dụng trạm cân xe hoặc cân riêng lẻ hàng hóa cộng với vỏ container
  • Phái có VGM hàng mới được lên tàu

VGM note to shipper

Mẫu hàng container và hàng lẻ:



vgm hàng container FCL

vgm hàng lẻ LCL

Chà! như vậy bạn đã biết tại sao phải submit VGM cho hãng tàu rồi chứ? Bạn thấy việc submit VGM là đã đủ để kiểm soát tình trạng khai sai khối lượng hàng hóa? Hãy để lại ý kiến dưới comment để mọi người cùng biết nhé!
 

Tìm thành viên

Top