Tâm sự Sau thông quan - là cái gì đó mà ai cũng thấy mệt và sợ.

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
Sau thông quan- là cái gì đó mà ai cũng thấy mệt và sợ.

1. Nỗi sợ

Đầu tiên là Hải quan, nhất là các bạn nữ, sau thông quan, thanh tra là những ngày xách ba lô lên và đi và đi ít nhất là 2 tuần nếu thanh tra có khi đi cả tháng hoặc 2, 3 tháng. Lúc bấy giờ, chồng sẽ phải là người chăm con, sẽ phải bỏ những buổi tập gym, bỏ nhưng cuộc nhậu, bỏ những ham hố thường ngày để đón con, tắm cho con và trông con học.
Đối với doanh nghiệp, mấy ông sếp bắt đầu lo lắng nhất sẽ gọi điện cho hiệp hội, cho bạn bè:" Mày mất bao nhiêu tiền, mày dùng dịch vụ nào". Kết quả sau thông quan mà tốt sếp sẽ yên ổn, còn nếu xấu vì bất kỳ lý do gì thì sẽ buồn và những ông Sếp thuê thì tập viết CV vì có thể 1 ngày khi tỉnh dậy sẽ nhận được quyết định sa thải qua email, kakao, zalo hoặc đại loại 1 kênh nào đó.
Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ bắt đầu lo lắng và áp lực bởi việc phải chuẩn bị chứng từ, phải tra soát lại dữ liệu và muôn vàn công việc vô danh. Sau thông quan là quãng thời gian phải tăng ca đến tận nửa đêm và về nhà khi đã sang giờ sáng. Bữa cơm gia đình sẽ thiếu vắng người mẹ để bón cơm cho con, thiếu người bố để răn đe quát nạt khi mấy đứa "hư" và rồi mâu thuẫn trong gia đình càng tăng khi 1 người làm việc của hai người.
Đối với những đơn vị dịch vụ như tôi, sau thông quan cũng là một áp lực cực lớn. Suôt 10 ngày sau thông quan (thực tế là 20 ngày bao gồm cả râu ria) là những đêm dài không ngủ. Quyết định sau thông quan ngày nào thì mình phải làm số liệu tới ngày đó và thông thường chỉ có 3 ngày trước khi Hải Quan vào. Dữ liệu đã lớn song nhiệm vụ còn phải cao cả hơn là phải chính xác, phải tra soát được đúng bản chất vấn đề và giải trình chính xác.
Tháng 7-8-9-10 này tôi đã full lịch, cảm giác không thoải mái khi bị ép nhận việc vì tôi không muốn. Tôi không muốn đối đầu, tôi không muốn xa nhà và tôi muốn ngủ đẫy giấc, muốn dành thời gian cho gia đình và bản thân hơn chút nữa tuy nhiên vì là khách hàng cũ, bắt buộc phải nhận.

2. Áp lực vô hình
Mấy năm gần đây chỉ tiêu thu thuế của ngành Hải quan: " Năm sau phải cao hơn năm trước" và phải cố gắng đạt chỉ tiêu đề ra. Tôi cũng thấy lạ tại sao phải cao hơn năm trước mà không phải là: "Thu đúng và thu đủ", câu chuyện này có lẽ nó vĩ mô, mình không đủ tuổi để bàn.
Khi vào trong doanh nghiệp lớn, về thực tế doanh nghiệp đó không sai nhưng chứng từ rất lởm khởm nên khi tra soát thuế tương đối lớn. Ông sếp nói với tôi là mục tiêu là: 300 triệu. Tôi vẫn bình tĩnh hỏi lại: Thế tại sao phải là 300 triệu mà không phải là đúng số thuế mình đã tra soát ra, vì nó đúng thực tế của doanh nghiệp. Ông Sếp toát mồ hôi bảo: nếu hơn con số đó thì từ tao, giám đốc tài chính,... đến cả con bé đang ngồi cạnh mày sẽ phải nghỉ việc.
Vậy áp lực về TIỀN là áp lực lớn nhất trong mỗi kỳ kiểm tra sau thông quan.

3. Chiến đấu
Những người mang nỗi sợ cuối cùng lại chiến đấu với nhau trong 10 ngày hoặc hơn thế. Tưởng rằng phe nào đông thì phe ấy thắng nhưng không phải, bên nào đúng hơn thì bên ấy thắng, hiển nhiên là như vậy.
Mâu thuẫn bắt đầu xảy ra khi tôi bước chân vào "phòng sau thông quan". Hải quan bắt đầu đặt câu hỏi tôi là ai, nghe có vẻ am hiểu, một số nhận ra ngay từ ban đầu, một số là anh em, một số đã biết nhau từ lâu và một số thì nghe nói đến nhưng chung quy đa phần là không thích.
Sẽ bắt đầu có những biện pháp như không cho vào danh sách giải trình mặc dù tôi được ủy quyền như người thay thế tổng giám đốc; một số đoàn dễ chịu hơn cho tôi giải trình nhưng không được cho vào danh sách, một số thì bảo tôi là em nói thì chị nghe nhưng không có giá trị gì và 1 số thig đuổi tôi ra khỏi phòng làm việc còn một số thì gọi riêng tổng giám đốc ép tôi ra khỏi phòng hoặc không cho tôi giải trình.
Phản ứng của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau, có ông tổng hiểu đời thì nói: Tại sao cấm chúng tôi dùng dịch vụ, chúng tôi sang đây đầu tư không hiểu hết pháp luật Việt Nam thì sử dụng dịch vụ là điều đương nhiên. Một số ông tổng thì không thỏa thuận, tôi dùng dịch vụ là quyền của tôi và tôi ủy quyền cho người ta theo đúng quy định của pháp luật, phần còn lại ngừng dịch vụ hoặc yêu cầu tôi đứng đằng sau.
Đối với tôi, khi nghe tên tôi Hải quan thường nghĩ có tôi là khó khăn và thậm chí có người bảo tôi là chế biến. Xin thưa rằng tôi đi làm dịch vụ tra soát và không có nhu cầu chế biến. Dịch vụ tôi chào là dịch vụ hỗ trợ giải trình sau thông quan bao gồm: chi phí đi lại, ăn ở phát sinh, nhân lực và các khoản thuế phí có liên quan và chấm hết. Tôi không có thêm 1 khoản thưởng hay thu thêm nào ngoài những khoản thu nói trên nên không có nhu cầu chế biến bất kể thứ gì.
Tôi ở trong cuộc để giúp doanh nghiệp xuất trình chứng từ nhanh, giúp cơ quan Hải quan có thể đóng sau thông quan trong vòng 10 ngày, giúp giải trình đúng những vấn đề về thủ tục, số liệu... như vậy tốt quá còn gì.
Không đoàn Hải quan nào muốn làm 1 doanh nghiệp dầm dề mãi không xong và không một doanh nghiệp nào muốn câu giờ giải trình dài dằng dặc.

4. Biến mất
Cuộc kiểm tra sau thông quan sẽ kết thúc bằng sự biến mất của tôi khi tôi đã hoàn thành xong công việc của mình. Tôi không quan tâm đến phần còn lại bởi biết nhiều quá dễ bị thủ tiêu. Mình nên chọn thời điểm ra đi đúng lúc.
Và thông thường sau khi chiến đấu xong có thể lại gặp nhau ở farewell party ai nấy đều hớn hở, những cô em Hải quan sẽ nhấm 1 chút rượu, má đỏ hồng hồng.

Chia sẻ từ anh Phạm Thành Nam
 

phatarty

Active Member
Bài viết
139
Reaction score
81
Một nghề đặc thù, khá am hiểu và rất logic, đúng là một chuyên gia.
 

nguyenhang-bg

New Member
Bài viết
24
Reaction score
3
Sau thông quan- là cái gì đó mà ai cũng thấy mệt và sợ.

1. Nỗi sợ

Đầu tiên là Hải quan, nhất là các bạn nữ, sau thông quan, thanh tra là những ngày xách ba lô lên và đi và đi ít nhất là 2 tuần nếu thanh tra có khi đi cả tháng hoặc 2, 3 tháng. Lúc bấy giờ, chồng sẽ phải là người chăm con, sẽ phải bỏ những buổi tập gym, bỏ nhưng cuộc nhậu, bỏ những ham hố thường ngày để đón con, tắm cho con và trông con học.
Đối với doanh nghiệp, mấy ông sếp bắt đầu lo lắng nhất sẽ gọi điện cho hiệp hội, cho bạn bè:" Mày mất bao nhiêu tiền, mày dùng dịch vụ nào". Kết quả sau thông quan mà tốt sếp sẽ yên ổn, còn nếu xấu vì bất kỳ lý do gì thì sẽ buồn và những ông Sếp thuê thì tập viết CV vì có thể 1 ngày khi tỉnh dậy sẽ nhận được quyết định sa thải qua email, kakao, zalo hoặc đại loại 1 kênh nào đó.
Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ bắt đầu lo lắng và áp lực bởi việc phải chuẩn bị chứng từ, phải tra soát lại dữ liệu và muôn vàn công việc vô danh. Sau thông quan là quãng thời gian phải tăng ca đến tận nửa đêm và về nhà khi đã sang giờ sáng. Bữa cơm gia đình sẽ thiếu vắng người mẹ để bón cơm cho con, thiếu người bố để răn đe quát nạt khi mấy đứa "hư" và rồi mâu thuẫn trong gia đình càng tăng khi 1 người làm việc của hai người.
Đối với những đơn vị dịch vụ như tôi, sau thông quan cũng là một áp lực cực lớn. Suôt 10 ngày sau thông quan (thực tế là 20 ngày bao gồm cả râu ria) là những đêm dài không ngủ. Quyết định sau thông quan ngày nào thì mình phải làm số liệu tới ngày đó và thông thường chỉ có 3 ngày trước khi Hải Quan vào. Dữ liệu đã lớn song nhiệm vụ còn phải cao cả hơn là phải chính xác, phải tra soát được đúng bản chất vấn đề và giải trình chính xác.
Tháng 7-8-9-10 này tôi đã full lịch, cảm giác không thoải mái khi bị ép nhận việc vì tôi không muốn. Tôi không muốn đối đầu, tôi không muốn xa nhà và tôi muốn ngủ đẫy giấc, muốn dành thời gian cho gia đình và bản thân hơn chút nữa tuy nhiên vì là khách hàng cũ, bắt buộc phải nhận.

2. Áp lực vô hình
Mấy năm gần đây chỉ tiêu thu thuế của ngành Hải quan: " Năm sau phải cao hơn năm trước" và phải cố gắng đạt chỉ tiêu đề ra. Tôi cũng thấy lạ tại sao phải cao hơn năm trước mà không phải là: "Thu đúng và thu đủ", câu chuyện này có lẽ nó vĩ mô, mình không đủ tuổi để bàn.
Khi vào trong doanh nghiệp lớn, về thực tế doanh nghiệp đó không sai nhưng chứng từ rất lởm khởm nên khi tra soát thuế tương đối lớn. Ông sếp nói với tôi là mục tiêu là: 300 triệu. Tôi vẫn bình tĩnh hỏi lại: Thế tại sao phải là 300 triệu mà không phải là đúng số thuế mình đã tra soát ra, vì nó đúng thực tế của doanh nghiệp. Ông Sếp toát mồ hôi bảo: nếu hơn con số đó thì từ tao, giám đốc tài chính,... đến cả con bé đang ngồi cạnh mày sẽ phải nghỉ việc.
Vậy áp lực về TIỀN là áp lực lớn nhất trong mỗi kỳ kiểm tra sau thông quan.

3. Chiến đấu
Những người mang nỗi sợ cuối cùng lại chiến đấu với nhau trong 10 ngày hoặc hơn thế. Tưởng rằng phe nào đông thì phe ấy thắng nhưng không phải, bên nào đúng hơn thì bên ấy thắng, hiển nhiên là như vậy.
Mâu thuẫn bắt đầu xảy ra khi tôi bước chân vào "phòng sau thông quan". Hải quan bắt đầu đặt câu hỏi tôi là ai, nghe có vẻ am hiểu, một số nhận ra ngay từ ban đầu, một số là anh em, một số đã biết nhau từ lâu và một số thì nghe nói đến nhưng chung quy đa phần là không thích.
Sẽ bắt đầu có những biện pháp như không cho vào danh sách giải trình mặc dù tôi được ủy quyền như người thay thế tổng giám đốc; một số đoàn dễ chịu hơn cho tôi giải trình nhưng không được cho vào danh sách, một số thì bảo tôi là em nói thì chị nghe nhưng không có giá trị gì và 1 số thig đuổi tôi ra khỏi phòng làm việc còn một số thì gọi riêng tổng giám đốc ép tôi ra khỏi phòng hoặc không cho tôi giải trình.
Phản ứng của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau, có ông tổng hiểu đời thì nói: Tại sao cấm chúng tôi dùng dịch vụ, chúng tôi sang đây đầu tư không hiểu hết pháp luật Việt Nam thì sử dụng dịch vụ là điều đương nhiên. Một số ông tổng thì không thỏa thuận, tôi dùng dịch vụ là quyền của tôi và tôi ủy quyền cho người ta theo đúng quy định của pháp luật, phần còn lại ngừng dịch vụ hoặc yêu cầu tôi đứng đằng sau.
Đối với tôi, khi nghe tên tôi Hải quan thường nghĩ có tôi là khó khăn và thậm chí có người bảo tôi là chế biến. Xin thưa rằng tôi đi làm dịch vụ tra soát và không có nhu cầu chế biến. Dịch vụ tôi chào là dịch vụ hỗ trợ giải trình sau thông quan bao gồm: chi phí đi lại, ăn ở phát sinh, nhân lực và các khoản thuế phí có liên quan và chấm hết. Tôi không có thêm 1 khoản thưởng hay thu thêm nào ngoài những khoản thu nói trên nên không có nhu cầu chế biến bất kể thứ gì.
Tôi ở trong cuộc để giúp doanh nghiệp xuất trình chứng từ nhanh, giúp cơ quan Hải quan có thể đóng sau thông quan trong vòng 10 ngày, giúp giải trình đúng những vấn đề về thủ tục, số liệu... như vậy tốt quá còn gì.
Không đoàn Hải quan nào muốn làm 1 doanh nghiệp dầm dề mãi không xong và không một doanh nghiệp nào muốn câu giờ giải trình dài dằng dặc.

4. Biến mất
Cuộc kiểm tra sau thông quan sẽ kết thúc bằng sự biến mất của tôi khi tôi đã hoàn thành xong công việc của mình. Tôi không quan tâm đến phần còn lại bởi biết nhiều quá dễ bị thủ tiêu. Mình nên chọn thời điểm ra đi đúng lúc.
Và thông thường sau khi chiến đấu xong có thể lại gặp nhau ở farewell party ai nấy đều hớn hở, những cô em Hải quan sẽ nhấm 1 chút rượu, má đỏ hồng hồng.

Chia sẻ từ anh Phạm Thành Nam
Công ty mình bắt hoạt động, đăng kí kinh doanh từ năm 2018 đến bây giờ có phải sắp nhận quyết định kiểm tra sau thông quan rồi phải k ạ :(
 

Tìm thành viên

Top