Tâm sự Review 2 vị trí Sales xuất khẩu và Purchaser

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
Lần trước mình có viết bài review (đính kèm các bài viết nội dung chuyên sâu) về các vị trí trong công ty logistics , hnay tranh thủ buổi tối , trời mưa, ngồi viết nốt về 2 vị trí cực kỳ quan trọng khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu , đó là mua hàng (Purchaser) và sales hàng xuất khẩu. Những quan điểm trong bài review đứng trên khía cạnh phân tích của bản thân, và cũng đi nhanh thôi.
  • SALES HÀNG XUẤT KHẨU.
Tức là những người đang ngày đêm tìm đối tác , khách nước ngoài để xuất khẩu, bán sản phẩm của mình.
Mình viết bài với sự ngưỡng mộ và tôn trọng hết mức đối với những người đang làm vị trí này, vì các bạn chính là những người giúp cán cân thương mại được thặng dư, mang nguồn ngoại tệ về cho đất nước, giúp bà con tiêu thụ sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho bà con


Nhiều người hiểu cán cân thương mại Việt Nam đang hiện tại nghiêng về xuất khẩu (thặng dư thương mại) nhưng hầu hết đang do Samsung và các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài gánh , còn giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam (Dầu khí, dệt may, thủy sản, nông nghiệp và lâm nghiệp, tài nguyên…) thì chiếm tỉ trọng ít hơn, nói chung về sức mạnh sản xuất nội tại các DN Việt vẫn còn yếu, nhưng mà điều đó không quan trọng, mình cứ mạnh về cái gì thì bán cái đó thôi, bán được càng nhiều càng tốt.

Sales xuất khẩu cũng rất là khó, theo mình đánh giá còn khó hơn cả sales logistics, vì mình cạnh tranh mang tính chất toàn cầu chứ không phải nội bộ, ngay cả các DN bán hàng trong nước còn cạnh tranh nhau để xuất. Nghề này cũng là một phép thử để thách thức tính kiến nhẫn. Hầu hết các bạn làm sales phải thật chăm chỉ và cần một khoảng thời gian đủ lớn mới có khách hàng đầu tiên, chăm chỉ gọi điện ra nước ngoài chào hàng, chăm chỉ gửi email giới thiệu sản phẩm, chăm chỉ đăng bài trên các trang thương mại điện tử, rồi nhiều khi nó còn là may mắn nữa. Rồi sự chênh lệch múi giờ, mình ngủ thì nhiều thằng khách hàng nó lại vác cặp đi làm nên nhiều bạn phải làm cả ngày lẫn đêm, khá là mệt mỏi.

Tất nhiên là ngoại ngữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, càng giỏi ngoại ngữ càng dễ sales, tưởng tượng sếp bảo bạn đi công tác nước ngoài, lập 1 gian hàng, khách đến xem sản phẩm , nói Tây không ra Tây , Tàu không phải Tàu thì thật khó để bán. Biết thêm 1 ngoại ngữ khác càng tốt, ví dụ mấy công ty bán hương , bán hồi , bán quế , công ty đó tập trung chủ yếu vào mấy ông Ấn Độ, biết thêm tiếng Ấn thì là max của max còn gì.

Sales xuất khẩu cũng chẳng còn quá nhiều về kiến thức logistics, quan trọng là hiểu biết sản phẩm của mình, biết cách thể hiện điều đó với đối tác nước ngoài. Các công việc liên quan đến logistics như vận tải, hải quan, xin C/O kiểm dịch… thì thường có bộ phận khác lo, hoặc các công ty dịch vụ lo, nên chỉ cần biết chung chung là được, quan trong nhất là tìm bên nào giá tốt và service OK.

Có nhiều cách để tìm đối tác xuất khẩu , chủ yếu hiện này có mấy cách :
- Xây dự website chuyên biệt về hàng đó, tạo nội dung content chuẩn SEO, chuẩn google…phương pháp này mang tính thụ động.
- Tham gia các hội chợ triễn lãm, để giới thiệu sản phẩm của công ty. Cách này khá hay, chỉ có điều tốn kém, thêm gặp mùa covid 2 năm nay nữa nên tạm thời gác lại
- Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử B2B kiểu như, Alibaba và 40 tên cướp, indiamart…
- Tìm thông tin đối tác bằng từ khóa ngành hàng trên google, qua đó gọi trực tiếp để chào hàng hoặc có luôn thông tin mail trên đó để chào hàng càng tốt, cách đấy ít tốn kém, vẫn có hiệu quả , nhiều công ty vẫn đang làm tốt, nhưng phải chịu khó telesales.
- Xin data dữ liệu từ các cơ quan chức năng : hải quan, VCCI, Bộ CT… để sales, cách này đòi hỏi có quan hệ để xin, nhưng cơ bản k thích kiểu này một tí nào, thay vì cạnh tranh với nước ngoài, các DN lại quay ra lấy thông tin của nhau để cạnh tranh, càng có cơ hội cho đối tác ép giá, hơi mệt
Cách nào cũng được (trừ cái cuối) miễn là bán được hàng.

Đấy, đặc điểm vị trí này khó hơn nên yêu cầu cũng cao hơn khi phỏng vấn, nên đòi hỏi các bạn muốn thử sức phải có ngoại ngữ tốt đã, kiên nhẫn, chăm chỉ , chuyên nghiệp trong cách làm việc và giao tiếp (Nếu đnag yếu thì vào rồi học dần dần
). Vị trí này mình thấy các bạn tốt nghiệp ngoại thương hay apply.
Lương, thì sales mà, từ thấp đến cao mức nào cũng có. Có bên trả theo % doanh thu, còn nhiều bên hầu hết các mặt hàng đang bán giá trị không phải quá cao, xuất nhiều , nên sales được trả lương kinh doanh tính theo số container hàng bán được, rồi cộng thêm lương cứng, thưởng…Trung bình giao động 10-30tr/tháng, cao thì 3 con số là bình thường.
  • PURCHASER (NHÂN VIÊN MUA HÀNG).
Ở đây chỉ đề cập đến nhân viên mua hàng quốc tế. Vị trí thật sự hay, nhưng nhiều lúc cũng cực kỳ nhức đầu, và đòi hỏi cũng khá nhiều kiến thức, kỹ năng. Nhiều bạn làm vị trí này áp lực lắm, mất ăn mất ngủ, bị sếp giục, đối tác giục, các bên giục…

Người Việt mình chưa làm ra được những sản phẩm, máy móc công nghệ hiện đại, hơn nữa hàng trong nước nhiều khi không cạnh tranh được về chất lượng và giá cả, nên phải đi mua từ các nước khác là điều tất nhiên, nhiều ngành hàng còn bắt buộc phải nhập khẩu ví dụ y tế, hàng không, linh kiện điện tử công nghệ cao…. Các sản phẩm đó cũng đóng vài trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển sản xuất của đất nước. Mặt khác chuỗi cung ứng toàn cầu luôn luôn xoay vòng cần nguyên vật liệu đáp ứng đầy đủ… thế nên vị trí này cũng vô cùng quan trọng, hơn nữa lại học được nhiều về kiến thức, kỹ năng , đỡ phải áp lực về sales , về doanh số, nên là điểm đến màu mỡ và yêu thích cho nhiều bạn mới ra trường muốn làm cái nghề này.

Ở các công ty lớn hay công ty nước ngoài , quản lý các đơn hàng theo phần mềm nên dễ thở hơn và lương cũng cao hơn , nhưng đòi hỏi tính chuyên nghiếp và trình độ ngoại ngữ cao hơn. Các công ty nhỏ phải ''đụng tay đụng chân" nhiều hơn, nhưng được cái mệt hơn và học được nhiều thứ hơn :))

Nó cũng mang tính chất của một công việc văn phòng như nhiều vị trí khác thôi, nhìn màn hình và nghe điện thoại nhiều nên cũng nhanh bị cận thị, thoái hóa xương khớp và các bệnh mãn tính khác
)

Hàng không phải cứ lúc nào cũng biết chỗ, biết nơi mà mua, nên mua hàng như thế nào, đàm phán giá như thế nào, làm sao để mua hàng đúng theo yêu cầu của sếp, của kinh doanh, của các bên đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ, lại còn phải hiểu biết về sản phẩm mình đang mua một cách rõ ràng nữa.

Purchaser, Không phải dễ dàng như đi chợ mua một bữa cơm , thế là xong. Ngoài hiểu biết về giá cả, hàng hóa còn phải đòi hỏi hiểu biết tốt về lĩnh vực logistics như cách thức vận chuyển, các vấn đề về thuế, về hải quan, giấy phép chuyên ngành …

Purchaser hầu như là người hoạch định tất cả các chi phí đầu vào, nên cần sự chính xác cao nhất có thể, đi đôi với nó là tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp, muốn thế purchaser lại phải không ngừng tìm hiểu, và cần hiểu rõ các khoản mục chi phí liên quan đến hàng hóa : chi phí thuế (hscode), chi phí hải quan, giấy phép, cách thức vận tải với chi phí thấp nhất để vẫn đảm ứng được thời gian , tiến độ hàng hóa. Nhiều khi do sai sót chủ quan , dẫn đến chi phí phát sinh vượt ngoài khoản có thể cover, chính các bạn phải chịu phạt và hơn nữa mất lòng tin từ các sếp. Cơ hội thằng tiến rất thấp.

Rủi ro luôn đi kèm, rủi ro về thanh toán, rủi ro chi phí, rủi ro về thời gian vận chuyển, rủi ro về pháp lý (hải quan) , các bạn không thể cover hết được các rủi ro đó đâu, chắc chắn đấy, nhưng nếu hiểu biết càng nhiều, các bạn quản trị rủi ro càng thấp. Xử lý trouble càng nhanh.

Một vấn đề nữa là vấn đề chứng từ, nhiều bạn chủ quan nên hay sai những lỗi cơ bản trên chứng từ ngoại thương, kéo theo nhiều hệ lụy sau này liên quan đến vấn đề hải quan và kiểm tra sau thông quan.

Đặc biệt là hàng dự án, nhiều bạn mua hàng cho dự án mất ăn mất ngủ , phải care sát từng tí một, cũng áp lực không kém các vị trí khác trong ngành này.

Thế nên đây rõ ràng cũng là một vị trí rất hot với các bạn ra trường muốn lấn sân lĩnh vực mang tính ngoại thương. Tha hồ mà thử sức bản thân. Các bạn muốn apply lĩnh vực này cần đương nhiên là trình độ ngoại ngữ tốt, ngoài tiếng Anh hiện nay còn rất hot cả tiếng China (Khựa), Korea, Japan, những nước mà đã đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam rất nhiều, biết thêm một ngoại ngữ nữa thì con đường càng rộng mở hơn. Đi theo đó là sự chuyên nghiệp trong cách làm việc, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Làm việc với sự chính xác, cẩn thận. Khi đã làm phải không ngừng học hỏi các bên liên quan.

Một đức tính quan trọng nữa của purchaser là sự trung thực. Mình biết nhiều người ở vị trí này còn nhiều khoản ngoài với các bên cung cấp hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Quan trọng là học đã, đừng tham lam quá nhé các bạn, sẽ không dược lâu dài.

Về lương thì các công ty Việt Nam trung bình mình thấy, nếu các bạn được hỏi không nói dối, thì nó khoảng 8-15 tr, ở công ty nước ngoài thì tầm 10-20tr. Càng lên cao mức lương càng được nâng lên theo cấp bậc.

Chia sẻ từ: Ng Linh Ng
IM-EXPORT & LOGISTICS - XUẤT NHẬP KHẨU VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
 

khs2hk

New Member
Bài viết
1
Reaction score
0
bài viết rất hay mà lại chưa thấy tương tác mấy.
 

Nerrissa

New Member
Bài viết
1
Reaction score
1
bài viết hay và giúp ích cho em ạ. em hiện cũng đang phân vân nên bắt đầu làm sales hay purchaser ấy ạ. vì vậy mà bài viết rất có ích đối với em ạ. cảm ơn admin.
 

huyenntt

New Member
Bài viết
24
Reaction score
3
Bài viết rất hay và thiết thực cho các bạn sinh viên muốn dấn thân vào nghề.
 

Tìm thành viên

Top