Chia sẻ Quy trình xử lý khi mất hàng nhập tại sân bay

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
Đây là quy trình mình đã xử lý và giải quyết cho một số lô nhập điện thoại về Việt Nam. Ở đây, mình đang đứng trên phương diện là công ty forwarder có trách nhiệm vận chuyển hàng và giao về kho cho consignee đầu Việt Nam. Mình có đính kèm lại quy trình làm hàng nhập tại sân bay. Các bạn có thể xem lại để dễ hiểu hơn nhé.

1. XÁC MINH THÔNG TIN:
  • Trước tiên, bạn cần lưu ý, bên ngoài kiện hàng mất có dấu vết bị xé rách hay bị làm hư hỏng không. Nếu có, bạn cần yêu cầu OP phải chụp ảnh, quay phim trước khi bắt đầu mở hàng ra kiểm tra. Đây là điều rất quan trọng, để làm bằng chứng thể hiện việc mất hàng không thuộc trách nhiệm của mình.
  • Sau đó, bạn cần phải xác định được những thông tin quan trọng như: số bill, chuyến bay, số lượng hàng bị mất, giá trị hàng mất dựa trên Commercial invoice, thời gian hàng được phát hiện mất…
2. LIÊN LẠC, THÔNG BÁO CHO CÁC BÊN LIÊN QUAN:

Trong trường hợp này, bạn cần phải thông báo cho 4 bên: đại lý làm hàng tại nước ngoài, kho sân bay, hãng bay, và consignee đầu Việt Nam.
  • Consignee: thông báo cho cnee về việc mất hàng và trao đổi phương án giải quyết với cnee.
  • Kho sân bay: yêu cầu kho sân bay cung cấp những thông tin như biên bản hàng hóa bất thường, camera trong kho hàng (bạn sẽ phải trả chi phí cho kho để có thể lấy được những đoạn video này).
  • Hãng bay: thông báo về việc mất hàng và yêu cầu hãng bay cung cấp những hình ảnh của hàng và sắp xếp cuộc họp giữa các bên.
3. XÁC ĐỊNH SƠ BỘ MẤT HÀNG TỪ NƠI NÀO

4. HỌP VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN

5. TÌM PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TRÁNH MẤT HÀNG CHO NHỮNG LÔ HÀNG SAU

  • Trao đổi với cnee phương án giải quyết cuối cùng và đưa ra những giải pháp cho các lô hàng sau này như làm đơn báo lên các cơ quan chính quyền về việc mất cấp, nâng cao kỹ thuật đóng hàng, yêu cầu tăng cường giám sát hoặc yêu cầu dịch vụ áp tải hàng (Escort service)…
6. ĐỀN BÙ TỔN THẤT
  • Đây là bước quan trọng và các bên đều quan tâm nhất. Dĩ nhiên, hãng bay, kho sân bay và VIAGS sẽ đều đưa ra những lý lẽ để từ chối trách nhiệm của họ và tránh phải đền bù tôn thất. Nên việc đền bù thường do forwarder và khách hàng thỏa thuận cùng nhau.
  • Nếu là hàng giá trị cao, đa số, các khách hàng đều mua bảo hiểm. Nên việc đền bù sẽ do khách tự liên hệ và claim với bảo hiểm để được đền bù. Tuy nhiên, như trường hợp bên mình, do khách bị mất hàng quá nhiều lần, công ty bảo hiểm đã từ chối bán dịch vụ cho khách bên mình. Vì vậy, đa số các lô hàng bị mất cắp sau này, bên mình đều phải đền bù ½ tổn thất cho khách hàng.
Các bước giải quyết này chủ yếu để thông báo và làm rõ trách nhiệm của các bên. Hơn nữa, bạn phải thể hiện cho các bên là bạn đang có những hành động tích cực để giải quyết triệt để vấn đề mất cắp này.
Thứ nhất, cho khách hàng thấy được thiện chí và sự cố gắng của bên forwarder để tạo niềm tin cho khách cũng như duy trì hợp đồng.
Thứ hai, đề nghị khách xem lại phương thức đóng hàng. Đa số, khách hàng vì thích rẻ, nên chỉ đóng hàng qua loa, nhìn bên ngoài có vẻ chắc chắn nhưng chỉ cần 1, 2 phút để lấy cắp.
Cuối cùng, thông báo cho các bên hãng bay, kho sân bay và VIAGS để họ cẩn thận, chú ý hơn trong khâu vận chuyển và giám sát để tránh những trường hợp tương tự xảy ra.
Chứ còn việc tìm ra hàng đã mất thì 99.99999% là vô phương nha các bạn :)))

Chia sẻ từ bạn Lan Châu Thái

1637833991467.png
 

Tìm thành viên

Top