Chia sẻ Phương thức thanh toán TT

Bài viết
236
Reaction score
59
Khái niệm phương thức thanh toán TT
Thanh toán TT – Telegraphic Transfer còn có tên gọi là chuyển tiền bằng điện. Đây là phương thức thanh toán quốc tế, được hiểu là bên mua hàng yêu cầu ngân hàng đại diện cho bên mua chuyển một khoản tiền cho bên bán hàng bằng phương tiện chuyển tiền Swift/telex thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài.

Như vậy, theo khái niệm có 4 bên tham gia phương pháp chuyển tiền:

  • Người mua hàng (nhập khẩu) – người chuyển tiền ( Remitter)
  • Người bán hàng (xuất khẩu) – người thụ hưởng (Beneficiary)
  • Ngân hàng của người nhập khẩu – Ngân hàng chuyển (Remitting Bank)
  • Ngân hàng của người xuất khẩu – ngân hàng đại lý (Corresponding Bank)
Phân loại phương thức thanh toán
  • Chuyển tiền trả trước (TTR): là nhà Nhập khẩu thanh toán trước một khoản tiền cho nhà Xuất khẩu trước khi giao hàng.
  • Chuyển tiền sau (TT after shipment): là nhà Nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà Xuất khẩu sau khi nhận hàng
Hồ sơ cần chuẩn bị trước thanh toán

Đối với chuyển tiền trả trước cần chuẩn bị
  • Hợp đồng mua bán ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (Nếu có)
  • Lệnh chuyển tiền
Đối với chuyển tiền trả sau cần chuẩn bị
  • Hợp đồng mua bán ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (Nếu có)
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Lệnh chuyển tiền
Quy trình thanh toán điện chuyển tiền
  • Người mua viết giấy yêu cầu chuyển tiền (lệnh chyển tiền) gửi đến ngân hàng phục vụ mình đề nghị chuyển tiền cho người bán.
  • Sau khi ngân hàng nhận được yêu cầu sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và tài khoản của khách hàng đủ khả năng thanh toán thì phía ngân hàng sẽ trích tiền để trả cho người thụ hưởng và báo nợ tài khoản của người chuyển tiền.
  • Ngân hàng chuyển tiền sẽ phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý.
  • Ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu (báo có tài khoản của người thụ hưởng).
  • Khi nhận được tiền người xuất khẩu giao hàng theo yêu cầu.
  • Trước thời điểm số tiền được chuyển hoàn thì số tiền thuộc sở hữu người chuyển tiền có quyền hủy lệnh chuyển tiền, bên hưởng tiền không có quyền khiếu nại.
Ưu và nhược
Ưu điểm
  • Thủ tục rất đơn giản, không yêu cầu các chứng từ phức tạp.
  • Chi phí thấp, tiết kiệm thời gian
  • Ngân hàng không chịu trách nhiệm về số tiền và thời hạn thanh toán nên không chịu ràng buộc gì.
Nhược điểm
  • Phương thức thanh toán TT có nhiều rủi ro, không đảm bảo quyền lợi bình đăng của 2 bên.
Với TT chuyển tiền trước sẽ bất lợi cho bên mua hàng vì có thể bên mua hàng trả tiền trước nhưng bên bán hàng không giao hàng, giao hàng chậm trễ hoặc giao hàng không đúng mẫu mã như đã thỏa thuận.

Với TT chuyển tiền sau sẽ bất lợi cho bên bán hàng vì có thể bên bán hàng đã giao hàng đầy đủ số lượng, mẫu mã nhưng bên mua hàng không trả tiền, trả tiền chậm, trả thiếu…
  • Khó điều chỉnh sai sót khi phát hiện nhầm lẫn.
Phương thức thanh toán TT chỉ nên áp dụng trong giao dịch mua bán với các đối tác tin cậy hoặc giá trị hàng hóa không quá lớn, hoặc 2 bên có mối quan hệ phụ thuộc nhau.

Phân biệt phương thức thanh toán TT và TTR
TTR là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement, nó được sử dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hay còn gọi là L/C.

Phương thức TT vừa là một phương thức thanh toán không phụ thuộc vào bất cứ yếu tố gì vừa có thể kết hợp với các phương thức thanh toán khác để thanh toán hợp đồng mua bán quốc tế.

Khi phương thức TT kết hợp với phương thức thanh L/C sẽ xuất hiện 2 hình thức là TT và TTR
  • TT được dùng trong L/C khi:
Ngân hàng mở L/C thanh toán cho người XK thông qua ngân hàng thông báo từ điện đòi tiền và bộ chứng từ đúng (nhà xuất khẩu không chọn chiết khấu bộ chứng từ)

Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu sau khi nhận được bộ chứng từ đúng và điện đòi tiền từ ngân hàng chiết khấu (nhà xuất khẩu chọn chiết khấu truy đòi bộ chứng từ)
  • TT trở thành TTR và được dùng trong L/C khi: Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu sau khi nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng chiết khấu, không cần thiết chứng từ tới hay chưa (nhà xuất khẩu chọn chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ)
Vậy về bản chất 2 phương thức này không giống nhau. Nếu trên hợp đồng thể hiện phương thức thanh toán là TT thì trên tờ khai nhập khi đó TT sẽ chọn là RC “Khác”.

——————————————
Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd – First Class Freight Forwarder in Vietnam
Address: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam
Website: https://nguyendang.net.vn/
TEL: +84-24 7777 8468
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Manh

Active Member
Bài viết
272
Reaction score
135
CẢM ƠN BẠN RẤT BỔ ÍCH
 

Tìm thành viên

Top