Chia sẻ Phương thức thanh toán nhờ thu - Collection

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
Có bao nhiêu bạn hiểu hết hoặc hiểu được một phần kiến thức của các Phương thức thanh toán trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Bản thân AD cũng là người từng học chuyên ngành Thương mại quốc tế nhưng quả thật kiến thức còn rất hạn chế và nông cạn. Dù vậy, sau khi đi làm và đi dạy thì cũng có chút kiến thức + với tham vấn từ bạn bè đồng nghiệp, AD chia sẻ cho các bạn một chút hiểu biết của mình như sau.

Bài viết mong nhận được sự góp ý và phản biện của các Thành viên để AD hoàn thiện bản thân mình hơn nhé. Và dĩ nhiên, các bạn có quyền sử dụng bài viết để chia sẻ với bạn bè mình thông qua LIKE hoặc SHARE một cách thoải mái nha.

1. Phương thức thanh toán nhờ thu là gì:
Là việc ngân hàng thay mặt Nhà xuất khẩu (Người ủy nhiệm) thu hộ một khoản tiền từ Nhà nhập khẩu (Người có trách nhiệm thanh toán hối phiếu) trên cơ sở hối phiếu và/hoặc chứng từ giao hàng (ở trường sẽ nói là Chứng từ tài chính và Chứng từ thương mại)
Ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán và không có nghĩa vụ cam kết phải thu hay phải trả tiền cho ngưới bán hàng.

2. Quy trình nhờ thu:
  • Người bán (XK) giao hàng cho người mua (NK)
  • Người bán lập BCT thanh toán chuyển cho Ngân hàng bên bán và nhờ ngân hàng thu hộ
  • Ngân hàng bên bán chuyển toàn bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ ở người mua
  • Ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền để nhận chứng từ
  • Người mua trả tiền cho ngân hàng bên mua và nhận chứng từ.
  • Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán
  • Ngân hàng bên bán chuyển tiền cho người bán
3. Phân loại phương thức nhờ thu
  • Nhờ thu phiếu trơn
Là phương thức thanh toán mà trong đó nhà XK sau khi giao hàng cho nhà NK, chỉ phát hành hối phiếu (hoặc séc) đòi tiền nhà NK và yêu cầu NH phục vụ mình thu số tiền ghi trên HP/séc đó mà không kèm theo điều kiện nào của việc trả tiền (NH vẫn chỉ là trung gian thu hộ và không có nghĩa vụ phải thu hay phải trả tiền cho người bán (XK)
  • Nhờ thu kèm chứng từ:
+ Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu mà theo đó Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ nhờ ngân hàng thu tiền từ Người Nhập khẩu dựa trên cơ sở Chứng từ giao hàng và hối phiếu (chứng từ thương mại và chứng từ tài chính)
+ Trong phương thức này, Ngân hàng chỉ Đóng vai trò trung gian thu tiền hộ. Người xuất khẩu và NH không có trách nhiệm gì trong việc thanh toán đúng hạn của Người nhập khẩu.

4. Các loại nhờ thu kèm chứng từ
  • Nhờ thu trả ngay D/P (Document against payment): Ngân hàng nhờ thu chỉ giao chứng từ cho người NK khi người NK thanh toán cho NH và nhận bộ chứng từ
  • Nhờ thu trả chậm D/A (Document against acceptance): Ngân hàng nhờ thu chỉ giao chứng từ cho người NK khi người NK chấp nhan thanh toán cho NH và nhận bộ chứng từ
5. Các loại nhờ thu trả ngay kèm chứng từ.
  • NHỜ THU TRẢ NGAY KÈM CHỨNG TỪ (D/P): Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm: hoặc chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính; hoặc chỉ chứng từ thương mại mà không có chứng từ tài chính gửi cùng. Ngân hàng thu hộ chỉ trao BCT cho nhà nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được yêu cầu của Lệnh nhờ thu
  • NHỜ THU TRẢ NGAY CÓ SỰ CHẤP NHẬN – (USANCE D/P )
  • Trường hợp chứng từ đến nước của nhà NK trước khi hàng tới. Không có lý do gì khiến nhà NK thanh toán trước khi hàng đến. Do đó nhà XK cho phép nhà NK chấp nhận thanh toán và thời gian chấp nhận được tính từ lúc chứng từ tới cho đến khi hàng đến, nhưng khác biệt ở đây là hàng chỉ được giao khi đã thanh toán.
  • Nhà XK cũng có thể yêu cầu ngân hàng chờ đợi thanh toán khi hàng đến
6. Các loại rủi ro của D/P.
  • Rủi ro của nhà xuất khẩu (trung bình):
+ Nhà nhập khẩu không thể thanh tóan - không có khả năng trả nợ/không đủ tiền mặt
+ Nhà nhập khẩu không thanh tóan – do có tranh chấp
+ Không có đủ ngoại tệ.
+ Phát sinh chi phí lưu cont, lưu bãi.
+ Nếu hàng giao bằng đường biển, vẫn còn kiểm soát được hàng hóa
  • Rủi ro của nhà nhập khẩu (trung bình/cao): Hàng hóa có thể không phù hợp với các yêu cầu về chất lượng nhưng nhà Nhập khẩu đã thanh tóan tiền hàng, giảm lợi nhuận…
7. CÁC RỦI RO CẦN LƯU Ý CỦA D/A
  • Rủi ro của nhà xuất khẩu (cao):
+ Nhà nhập khẩu không thanh tóan
+ Nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán
+ Rủi ro quốc gia, không có đủ ngoại tệ
+ Một khi Nhà nhập khẩu đã chấp nhận hối phiếu, Nhà xuất khẩu sẽ không còn kiểm soát được hàng hóa
  • Rủi ro của nhà nhập khẩu (thấp):
Nhà nhập khẩu có thể kiểm tra hàng hóa trước khi quyết định đồng ý thanh toán hoặc từ chối thanh toán hối phiếu trả chậm vào lúc đáo hạn của hối phiếu

8. Các giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức nhờ thu:
  • Nên kiểm tra uy tín và danh tiếng của người mua trước khi thỏa thuận sử dụng phương thức Nhờ thu chứng từ.
  • Chỉ nên áp dụng trong trường hợp KH truyền thống, có uy tín, quan hệ làm ăn lâu dài
  • Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán…
Bài viết mang tính chất tham khảo và được tích lũy từ thực tế làm việc cũng như nhiều năm GIẢNG DẠY tại các Trung tâm ITRAIN. Đồng thời dựa trên chia sẻ của chị Hoàng Thị Lệ Huyền (chuyên viên TTQT tại VIB). Rất mong nhận được sự góp ý để AD ngày càng hoàn thiện hơn. CHEER và cảm ơn các bạn đã đọc, LIKE VÀ SHARE giúp AD để kiến thức được lan tỏa sâu rộng hơn nữa nhé.
Viết bởi: Ngô Văn Khiêm
Sáng lập Itrain - Trung Tâm Đào Tạo XNK Và Logistics Số 1 Việt Nam
Sales Support Leader tại ONTIME VIỆT NAM - chi nhánh Hà Nội. — tại Itrain - Trung Tâm Đào Tạo XNK Và Logistics Số 1 Việt Nam.
 

Tìm thành viên

Top