Chia sẻ Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lần Đầu Nhập Khẩu

Advantage Logistics

New Member
Bài viết
16
Reaction score
8
Nhiều công ty, doanh nghiệp mới lần đầu thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam nên vẫn còn đang lúng túng không biết phải bắt đầu như thế nào và cần phải chú ý những điều gì?

Hiểu được tâm lý đó của các doanh nghiệp nhập khẩu nên trong bài viết dưới đây, Advantage Logistics sẽ liệt kê ra một số điều đặc biệt cần lưu ý nhằm giúp các doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tốt nhất cho lần nhập khẩu hàng hoá đầu tiên của mình.


Nhập khẩu lần đầu


1. Nắm rõ kiến thức về thị trường
Doanh nghiệp nhập khẩu không nên đầu tư vào những thị trường mà họ không hoàn toàn nắm rõ tình hình hoạt động của thị trường đó. Trong trường hợp nhu cầu về sản phẩm tăng cao thì người nhập khẩu phải mua đủ số lượng hàng để đáp ứng người tiêu dùng.

Việc các doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu phải biết về tình hình thị trường hiện tại, các vấn đề pháp lý, kể cả tình hình tài chính và môi trường chính trị ở các quốc gia nơi các doanh nghiệp lên kế hoạch nhập khẩu là rất quan trọng.

thị trường nhập khẩu


Trong các phương thức vận chuyển hàng hóa thì vận tải đường biển là tốn nhiều thời gian nhất, nhưng chi phí có thể rẻ hơn nhiều so với phương thức vận chuyển bằng đường hàng không và đường sắt. Do đó, nhà nhập khẩu nên xem xét thời hạn giao hàng kỹ trước khi mua hàng phòng khi nhập những sản phẩm dễ hư, hỏng và có thời hạn bảo quản ngắn.

Nhà nhập khẩu cũng cần hết sức lưu ý về trọng tải tại cảng vận chuyển, và thời gian làm hàng tại cảng trước khi hàng được đưa lên tàu. Chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn nếu nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn. Đồng thời, nhà nhập khẩu cũng không nên đặt quá nhiều hàng nhằm tránh trường hợp không bán hết, phải để hàng tồn kho dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm. Cần phải dự trù một cách cẩn thận và xác định được số lượng vừa đủ.

2. Độ tin cậy của doanh nghiệp xuất khẩu

Những lưu ý khi lần đầu nhập khẩu


Doanh nghiệp phải chắc chắn rằng các nhà xuất khẩu mà họ đang giao dịch, buôn bán là kinh doanh hợp pháp và không có bất kỳ hoạt động gian lận nào. Điều này rất quan trọng vì nếu không hiểu rõ về nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu sẽ có nguy cơ nhận hàng bị lỗi hoặc có thể không nhận được hàng theo kế hoạch, qua đó sẽ tốn nhiều chi phí phát sinh.

Nhà nhập khẩu lần đầu có thể nhờ sự hỗ trợ từ thương vụ Việt Nam tại quốc gia đó hoặc là các cơ quan tìm kiếm và kiểm tra nguồn cung ứng để xác minh lại độ tin cậy của nhà xuất khẩu để từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Khi đã chắc chắn về tính xác thực của nhà xuất khẩu thì tiếp theo doanh nghiệp nhập khẩu phải phân tích kỹ các điều khoản và điều kiện mua hàng, những điều khoản này có thể sẽ khác nhau giữa các nhà xuất khẩu, đối với cả những sản phẩm giống nhau.

nhập khẩu hàng về Việt Nam


Hai bên cần thống nhất rõ ràng trong hợp đồng về việc ai sẽ chịu chi phí vận chuyển. Ngoài ra, doanh nghiệp nên chọn điều kiện giao hàng FOB cho lần đầu tiên vì cước vận chuyển sẽ rẻ hơn và là lựa chọn an toàn nhất. Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng nên tránh các điều khoản giao hàng CIF hoặc CFR. Tham khảo thêm những điều cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng điều kiện giao hàng Incoterms.

3. Giao dịch tài chính

Hợp đồng giao dịch có thể yêu cầu phải trả tiền trước hoặc phải trả tiền tại thời điểm lô hàng được xếp lên tàu. Các công ty khác nhau sẽ bán sản phẩm với những mức giá, điều khoản và điều kiện khác nhau. Do đó, nhà nhập khẩu lần đầu nên tham khảo nhiều báo giá từ các nhà cung cấp trước khi đưa ra quyết định nhập hàng từ nhà cung cấp cuối cùng.

Khi đã quyết định mua hàng thì nên mua thêm bảo hiểm hàng hóa để đề phòng các trường hợp xấu nhất xảy ra trong quá trình vận chuyển về Việt Nam. Nhà nhập khẩu phải đảm bảo rằng hàng hóa nhập về đã được mua bảo hiểm đầy đủ. Doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần phải hiểu rõ các quy tắc, quy định về chính trị và pháp lý có thể ảnh hưởng đến lô hàng, tìm hiểu các loại chi phí và thuế liên quan để nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam.

Nhập khẩu hàng hoá lần đầu


Khi một nhà nhập khẩu đã nắm được tất cả các loại chi phí và thuế liên quan, các vấn đề chính trị và pháp lý, tính xác thực của nhà xuất khẩu, tình hình thị trường, các điều khoản và điều kiện của các loại hợp đồng khác nhau thì sẽ có thể đưa ra được quyết định cuối cùng về việc nhập khẩu sản phẩm.

Thủ tục nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam cơ bản gồm 6 bước chính sau đây:

1. Xác định loại hình nhập khẩu

2. Xác định hàng hoá có thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc xin cấp giấy phép không?

3. Ký hợp đồng ngoại thương với đầu nước ngoài

4. Vận chuyển hàng hóa quốc tế

5. Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu

6. Chuyển hàng về kho

Về thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp của bạn có thể tự làm nếu có nhân sự chuyên môn phụ trách. Còn nếu doanh nghiệp của bạn mới hoạt động trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu, chưa có bộ phận chuyên môn, chưa nắm rõ được hết quy trình nhập khẩu, và muốn tìm một bên làm trọn gói từ A đến Z thì có thể thuê dịch vụ ủy thác nhập khẩu ở bên ngoài để hỗ trợ ít nhất là cho những lô hàng nhập đầu tiên.

4. Các dịch vụ logistics hỗ trợ cho doanh nghiệp nhập khẩu

nhập khẩu tôm hùm đất

Advantage Logistics hỗ trợ một doanh nghiệp nhập khẩu Tôm Hùm Đất về Việt Nam


Tham khảo Kompas
 

Đính kèm

Tìm thành viên

Top