Tâm sự Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics

Advantage Logistics

New Member
Bài viết
16
Reaction score
8
I. Học Xuất Nhập Khẩu – Logistics ra trường sẽ làm những công việc gì?
Dưới đây là những vị trí phổ biến nhất trong ngành Xuất Nhập Khẩu – Logistics:

1. Nhân viên kinh doanh (Sales)
Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất, Nhập Khẩu - Logistics


Nếu bạn là người hướng ngoại, tự tin về kĩ năng giao tiếp của mình, và đặc biệt là giỏi ngoại ngữ, thì vị trí Sales này là hoàn toàn phù hợp với bạn. Bạn có thể thử sức 1 trong 3 lĩnh vực sau đây:

  • Ở công ty xuất khẩu, thương mại (Overseas Sales): Vị trí này dành cho những công ty chuyên về mảng trading như phân phối gạo, cà phê, cao su… cho các đối tác nước ngoài, đòi hỏi bạn phải thông thạo về khả năng ngoại ngữ, biết cách tìm kiếm khách hàng nước ngoài và kinh doanh hàng hoá trên các trang thương mại điện tử như Alibaba, Amazon, Walmart,…
  • Ở hãng tàu: Vị trí sale hãng tàu chỉ yêu cầu bạn có thể bán và hỗ trợ duy nhất là cước tàu bằng cách tra cứu từ các công ty Forwarder hoặc làm việc trực tiếp với khách hàng để chào giá. Hiện nay, một nhân viên kinh doanh hãng tàu có thể hỗ trợ đến 1000 TEU hàng tháng.
  • Ở công ty Forwarder: So với nhân viên kinh doanh hãng tàu thì nhân viên kinh doanh tại Forwarder sẽ vất vả hơn vì bạn phải sale cả cước tàu, thủ tục hải quan và trucking. Nói một cách dễ hiểu, bạn là người trung gian (Broker) giữa chủ hàng (Shipper) và hãng tàu (Lines).
2. Nhân viên chứng từ (Documentation – Docs)
Vai trò của một nhân viên chứng từ sẽ gắn liền với các vấn đề liên quan tới hồ sơ, giấy tờ như soạn thảo, điều chỉnh, bổ sung chứng từ xuất nhập hàng hoá, khai báo hải quan, các công văn, tờ trình cần thiết,…Ngoài ra, bạn cần phải thường xuyên cập nhật về thời gian, tình trạng của tuyến hàng và kết hợp với nhân viên hiện trường (Ops) để hỗ trợ về các thủ tục thông quan, từ đó giúp việc giao hàng diễn ra đúng tiến độ.

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất, Nhập Khẩu - Logistics


Những công việc này thông thường sẽ lặp đi lặp lại và số liệu nhập vào máy tính khá nhiều. Do đó sẽ đòi hỏi rất cao về tính cẩn thận, tỉ mỉ, và chính xác trong suốt quá trình làm việc.

  • Ở công ty xuất nhập khẩu: Bạn sẽ chịu trách nhiệm làm việc với nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá XNK, thực hiện thanh toán quốc tế để làm hợp đồng XNK theo hình thức: L/C, T/T, D/A, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến giao, nhận hàng hóa, vận tải, kho bãi, luôn cập nhật thông tin mới nhất về điều lệ, điều luật liên quan đến ngành XNK, liên hệ với đại lý nước ngoài (Agents) để thỏa thuận giá cả vận tải…
  • Ở hãng tàu: Thông thường, vị trí chứng từ ở hãng tàu sẽ chịu trách nhiệm nhập bill, làm D/O, cấp container hay cược cont.
  • Ở công ty Forwarder: Công việc của bạn sẽ là theo dõi lịch trình của hàng hoá, ngày tàu đi, tàu đến, phí lưu cont, lưu bãi, giao dịch với các hãng tàu để làm booking, chuẩn bị bộ hồ sơ Lệnh giao hàng (D/O)… Ngoài ra, bạn cũng sẽ tư vấn, chăm sóc khách hàng về thủ tục hành chính, nhất là liên quan đến những vấn đề như miễn giảm thuế, xin giấy phép hạn ngạch, hối phiếu…
3. Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer Service – Cus)
Đối với một số công ty logistics có quy mô nhỏ thì Docs và Cus sẽ làm chung công việc của nhau, gọi chung là bộ phận Docs. Ở các công ty lớn sẽ phân thành 2 bộ phận chuyên biệt, Docs riêng và Cus riêng.

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất, Nhập Khẩu - Logistics


Nhân viên Cus có trách nhiệm liên hệ với đại lý Lines/Agents nước ngoài để xin giá cước tốt nhất, xin Dem/Det, check space và lấy booking từ Lines để gửi cho Sales hoặc gửi cho direct shipper/consignee, sắp xếp phối hợp cùng điều vận để lên kế hoạch điều xe, đóng cont (trucking), kiểm tra tiến độ đóng hàng, hạ bãi, luôn cập nhật tình trạng (tracking, tracing) của các lô hàng XNK trên hệ thống để báo khách. Ngoài ra, Cus có thể hỗ trợ Sales/Docs làm chứng từ các lô hàng xuất – nhập, check ETA,…

4. Nhân viên thu mua (Purchaser)
Vị trí này chỉ có ở công ty XNK và đòi hỏi khá cao về tính linh hoạt vì bạn phải thường xuyên cập nhật về thời giá cũng như sự biến động của thị trường. Cụ thể, nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm, thu mua và đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chốt đơn hàng và trực tiếp làm việc với nhà cung cấp. Luôn giám sát đơn hàng và đề ra những phương án xử lý kịp thời khi xảy ra tình trạng thiếu hụt, tồn đọng, chậm trễ hàng hoá….

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất, Nhập Khẩu - Logistics


Ngoài ra, bạn cần phải phối hợp với bộ phận kho và Sales để thoả thuận và thống nhất với đối tác về thời gian nhập hàng về kho.

5. Nhân viên thanh toán quốc tế (International Payment)
Bộ phận này thường sẽ xuất hiện ở các công ty XNK có quy mô lớn. Còn các công ty nhỏ thì thường bộ phận Docs sẽ đảm nhiệm luôn vị trí này. Bạn cần phải có khả năng về ngoại ngữ, sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng khâu xử lý hồ sơ, giấy tờ, chứng từ, hợp đồng thương mại quốc tế,…

Nhiệm vụ của bạn là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ, giải quyết những vấn đề có thể phát sinh, đặc biệt là cần nắm vững các tiêu chuẩn UCP 600 và các nguyên tắc quốc tế khác.

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất Nhập Khẩu – Logistics 2


Nếu bạn có kiến thức chuyên môn về các quy định trong giao dịch thương mại hoặc thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng thì sẽ là một lợi thế lớn khi tìm việc. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm những kiến thức cơ bản khác liên quan tới ngành XNK để hỗ trợ công ty của bạn làm việc với tiến độ nhanh hơn.

6. Nhân viên hiện trường/giao nhận (Operations – Ops)
Đây là một công việc đòi hỏi phải di chuyển thường xuyên, vất vả nhất, làm nhiều sẽ quen dần, nhưng yêu cầu đầu vào lại không quá khắt khe so với các vị trí khác. Cụ thể, bạn sẽ nhận bộ chứng từ xuất – nhập các lô hàng từ bộ phận Sales/Docs và hỗ trợ đi nộp thuế, thông quan hàng xuất hoặc đi lấy hàng (hàng nhập) tại Chi cục Hải Quan ngoài cửa khẩu, ICD, cảng (cửa khẩu), sân bay, hải quan chuyển phát nhanh, làm các chứng từ như C/O, Fumigation, Phytosanitary, bảo hiểm, C/Q, giấy phép, chứng nhận…

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất, Nhập Khẩu - Logistics


Ngoài ra, bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm đi kiểm hoá, hỗ trợ phân loại và làm các thủ tục quản lý chuyên ngành (kiểm tra chất lượng, công bố), và trực tiếp khai truyền hải quan ECUS/VNACCS hoặc hỗ trợ Docs khai khi cần thiết!

7. Nhân viên hải quan (Customs Clerk)
Thông quan là một hoạt động bắt buộc đối với hàng hoá của một quốc gia trước khi xuất hoặc nhập hàng. Nhiệm vụ của một nhân viên hải quan chính là làm cho quá trình thông quan được diễn ra hợp pháp, đúng thủ tục, đảm bảo sự luân chuyển, và không bị ùn ứ tại cảng.

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất, Nhập Khẩu - Logistics


Vị trí này thường không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm nhưng đòi hỏi bạn cần phải có một kiến thức chuyên môn sâu và rộng. Một lời khuyên dành cho bạn là nên bắt đầu từ các công việc như nhân viên chứng từ, nhân viên hiện trường để dễ dàng bắt nhịp với vị trí nhân viên hải quan nhé.

8. Nhân viên điều động đội xe/bãi (Co-ordinator)
Vị trí này đòi hỏi phải làm việc trực tiếp tại cảng hoặc sân bay. Bạn sẽ phối hợp với các phòng ban lên kế hoạch điều động xe và nhân sự để đóng (rút) hàng, nâng hạ hàng hoá khỏi container, kiểm tra tiến độ và giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong quá trình xử lý hàng hoá tại cảng hoặc sân bay. Tính chất công việc này bắt buộc phải thường xuyên di chuyển và làm việc ngoài trời nên nam sẽ chiếm ưu thế hơn.

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất, Nhập Khẩu - Logistics


9. Freelancer
Hiểu một cách đơn giản, bạn sẽ là một Broker môi giới thương mại, nghĩa là tìm ra nguồn cung – cầu của bên Mua – Bán và kết nối họ lại, sau đó đứng giữa ăn hoa hồng (commission), hoặc làm Agent xuất, nhập hàng hoá giúp khách nước ngoài/nhà cung cấp trong nước. Vị trí này đòi hỏi bạn cần phải có một kĩ năng giao tiếp tốt, nhạy bén, thông thạo vốn ngoại ngữ, và chịu khó di chuyển.

II. Học ngành Xuất Nhập Khẩu – Logistics có gặp trở ngại khi tìm việc không?
Hiện nay, ngành XNK – Logistics đang rất “khao khát” về nguồn nhân lực. Do đó, những sinh viên tốt nghiệp khoa Kinh Tế Đối Ngoại (ở trường ĐH Ngoại Thương), khoa Hàng Hải (trường ĐH Hàng Hải), khoa Kinh Tế Vận Tải, Khai Thác Vận Tải (ĐH Giao thông Vận Tải) và các khối ngành liên quan khác đều có cơ hội nghề nghiệp rất cao.

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất, Nhập Khẩu - Logistics

Tuy nhiên, kiến thức chuyên môn trên trường thôi chưa đủ, học ngành XNK – Logistics chỉ thật sự dễ tìm việc với những bạn hội tụ được cả vốn kiến thức thực tế như cách làm thủ tục hải quan, chuẩn bị bộ chứng từ, Incoterms, thanh toán quốc tế, cách làm một lô hàng XNK,…

III. Ngoài kiến thức chuyên môn và thực tế về ngành Xuất Nhập Khẩu – Logistics, cần phải trang bị thêm những kĩ năng mềm cần thiết nào?
Không chỉ riêng ngành XNK – Logistics mà bất kì ngành nghề nào cũng vậy, mỗi ứng viên cần phải biết trang bị thêm một số kĩ năng mềm cần thiết để hỗ trợ cho công việc sau này. Dưới đây là 3 kĩ năng ít nhất bạn cần phải có trước khi apply vào một vị trí nào đó trong ngành:

Những Điều Cần Biết Khi Lựa Chọn Ngành Xuất, Nhập Khẩu - Logistics


  • Ngoại ngữ: Đặc thù của ngành XNK – Logistics là bạn phải biết sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo. Tất cả các thủ tục giao dịch hàng hóa đến chứng từ đều được trao đổi bằng tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác. Vì thế, nếu như bạn không có ngoại ngữ thì sẽ rất khó có thể đứng vững trong ngành này.
  • Kĩ năng giao tiếp: Khách hàng của bạn có thể là người Việt Nam hoặc đến từ nhiều nơi trên thế giới. Mỗi một vị khách đều có một văn hóa, tập quán, cách cư xử và giao tiếp khác nhau. Bạn nên là người linh hoạt, am hiểu văn hóa và cách giao tiếp của họ. Qua đó, bạn có thể xây dựng được niềm tin cho họ. Làm cách nào để họ có thể tin tưởng bạn và gửi cho bạn những lô hàng có giá trị ở nửa bán cầu bên kia? Đó là một kỹ năng bạn cần hoàn thiện và nâng cao mỗi ngày.
  • Kĩ năng lập kế hoạch: XNK – Logistics là một chuỗi những công việc liên kết với nhiều phòng ban khác nhau. Vì vậy, một điều không thể thiếu trong quá trình làm việc là bạn cần biết cách lập kế hoạch. Kế hoạch của bạn càng cẩn thận, thấu đáo và chi tiết thì khả năng xử lý những vấn đề phát sinh và bao quát được tất cả những tổn thất sẽ rất hiệu quả. Trong bản kế hoạch đó, bạn cần phải chuẩn bị và đề ra được những giải pháp dự phòng cho những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Tìm thành viên

Top