Tâm sự NHỮNG CHIA SẺ VỀ SALE LOGISTICS - SALE EXPORT

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Đây là những chia sẻ của facebooker: Thủ Tục Hải Quan mình xin phép được gửi cho các bạn khác tham khảo.
  • Nhìn chung ngành sale logistics
Ngành này làm theo mối quan hệ quen biết, và có mối lái sẵn. Lợi thế dành cho những người làm lâu năm, và điều này dẫn đến bất lợi cho những bạn mới tham gia vào nghề. Mình nói thẳng đến vấn đề, và khách quan để một khi các bạn bước chân vào nghề thấy trước được khó khăn và biết cách đối phó với tình huống. Tránh những suy nghĩ tiêu cực “abcd….xyz”. Theo mình điều lợi thế nhất của ngành là bạn có mối lái, do đó đòi hỏi bạn phải kiên trì và nhẫn nại, chịu khó trong công việc. Những khó khăn đang đón chờ bạn… nếu bạn mới vào nghề thì nên: Xác định lợi thế cạnh tranh của công ty bạn là gì. Có những công ty mạnh hàng khô, có công ty mạnh hàng lạnh. Tuyến nào là tuyến có thể cạnh tranh : Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Trung Đông… Khi xác định được thế mạnh cạnh tranh, bạn nên tập trung vào khách hàng đó để sale. Đầu tiên bạn phải biết làm sao để có danh sách khách hàng rồi đơn giản bước đầu là gọi điện gửi Mail chào giá nhưng trước khi gọi nhớ chuẩn bị tâm lý và lời thoại nhé. Nếu bạn sale Fcl thì đối tượng chủ yếu là cty xnk, sale lcl thì đối tượng là cá nhân gửi hàng đi hay cty nhập khẩu. Còn sale Overseas thì cái này khó hơn nên các bạn mới vào nghề từ từ học. Cũng hơi dài rồi, các bạn từ từ chăm sóc khách hàng đến khi có được lô hàng đầu tiên thì sẽ có kinh nghiệm. Chúc thành công.
  • Sale xuất khẩu - sale export
Những điều các bạn cần biết khi muốn làm một sale export. Vậy sale export là gì, là bán một mặt hàng cho khách hàng nước ngoài. Đầu tiên các bạn phải nắm rõ phương thức thanh toán quốc tế và phương thức vận chuyển, đặc biệt là phải giỏi anh văn. Theo mình thấy thì 100 bạn sinh viên học xuất nhập khẩu thì mất 85 bạn làm logistic rồi vì làm sale export họ đều nghĩ là rất khó khăn. Thực ra cũng không gì là khó đâu các bạn, khó khăn đầu tiên khi ta phỏng vấn sale export là tâm lý sợ mình không đủ sức, khó khăn tiếp theo là khi được nhận vào làm thì môi trường làm việc trong đó khá là nghiêm túc, hầu như không ai chỉ ai nếu có thì người chỉ các bạn sale là người trưởng phòng (vì người đó nắm giá và sẽ được ăn lợi nhuận của các bạn) nên các bạn làm sẽ thấy rất nản. Khó khăn tiếp theo là hầu như công ty nào cũng đợi bạn ký được hợp đồng mới nhận vào làm chính thức mà chỉ cho thời gian thử việc có 3 tháng nên rất khó. Điều các bạn cần học đầu tiên là về sản phẩm mình bán cái đã, hãy tìm hiểu kỹ về sản phẩm, đừng quan tâm đến nhà máy cung cấp ở đâu nếu công ty bạn ko có nhà máy sản xuất vì không ai chỉ cho bạn nhà máy đâu, bạn làm cả năm chắc gì đã làm việc được với nhà máy. Cũng dài rồi mai viết tiếp nhé nói chung bước đầu là học về sản phẩm mình bán cái đã, như mình làm bên nông sản thì mình thích rice,cafe, hạt điều(ví dụ rice thì có nhiều loại như thường ngày chúng ta hay ăn, broken 10%,25%...).

Khi sale export thì khách hàng của chúng ta là ai, đó chính là nhân viên mua hàng Purchaser, thường thì hay gặp broker. Vậy chúng ta phải biết và hiểu được công việc của người mua hàng thì mới hiểu được tâm lý của họ. Công việc của Nhân viên thu mua (Purchaser):những công ty nhập khẩu sẽ có bộ phận thu mua hàng (Purchasing), nhân viên thu mua (Purchaser) để hỗ trợ công ty mua được nguồn cung ứng với giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất, cung ứng kịp thời nhất, cùng phối hợp với bộ phận sản xuất, kinh doanh đem lại nguồn lợi nhuận tối đa cho công ty và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công việc của họ là xác định yêu cầu thu mua từ bộ phận có nhu cầu, Phân tích, xác định rõ những yêu cầu về kích thước, thành phần, màu sắc, và một số các thông số kỹ thuật của hàng hóa,…tiến hành lập kế hoạch thu mua. Nhân viên thu mua gửi bảng kê hàng hóa, cùng các yêu cầu và đặc tính kèm theo đến nhiều nhà cung cấp khác nhau, để nhận lại được bảng báo giá. Nhân viên thu mua có kinh nghiệm luôn lưu giữ cho mình 1 list các danh sách nhà cung cấp để dùng khi cần, vì có khi đối với mặt hàng này nhà cung cấp này đưa ra giá cao nhưng họ lại mạnh về 1 mặt hàng khác mà có lúc bạn sẽ phải cần đến họ. Sau đó lựa chọn ra nhà cung cấp hợp lý và thỏa thuận hợp đồng mua bán. Việc thu mua không những cần phải mua được hàng hóa với giá rẻ nhất, đạt chất lượng tốt nhất mà còn phải cung ứng kịp thời cho việc sản xuất, kinh doanh của công ty, tránh gây trì trệ quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Vì thế, nhân viên thu mua cần phải nhanh nhẹn, nhạy bén, có khả năng đàm phán cao đặc biệt là giá cả, cẩn thận trong soạn thảo chứng từ, giấy tờ, có khả năng giải quyết tình huống tốt. Là một sale export chúng ta phải hiểu được nhu cầu và tâm lý của người thu mua.
  • Tìm kiếm khách hàng
Sau khi tìm hiểu kỹ về sản phẩm mình bán (loại nào, mẫu nào...) các bạn sẽ quan tâm đến làm thế nào để tìm được khách hàng. Đầu tiên các bạn phải chuẩn bị profile để giới thiệu công ty mình :profile công ty không cần quá lan man, dài dòng nhưng cũng không được quá đơn giản. Profile là cái nhìn tổng quát, giúp khách hàng hình dung được về công ty của bạn. Tham gia vào các nhóm xuất nhập khẩu của nước ngoài và phải dùng một số ứng dụng như skype, whatsaaps... Đăng ký tài khoản lên các diễn đàn, website thương mại điện tử B2B như:
http://www.alibaba.com/;
http://www.indiamart.com/;
http://www.globalsources.com/;
http://en.china.cn/
Nghiên cứu thị trường nước nào là tiềm năng và giá thị trường ra sao bằng cách gửi Mail đến các cty khác he he.
Các bạn tham gia vào các trang web trên sẽ có được thông tin của khách hàng.Sau khi có thông tin khách hàng, bạn cần bám sát và đàm phán các vấn đề như mẫu mã, chất lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán… với khách hàng. Một kinh nghiệm của mình là khách hàng rất ưu tiên và có thiện cảm với những đối tác phản hồi thông tin nhanh, đúng và hỗ trợ nhiệt tình. Vì vậy, bạn cần phải check mail/điện thoại thường xuyên và với xu thế công nghệ hiện nay: Viber, Line, Whatsapp… để có thể kết nối với khách hàng ngay lập tức.
Một lời khuyên tốt dành cho các bạn là Sale xuất khẩu phát triển thị trường nước ngoài là một định hướng đúng đắn . Quá trình này đòi hỏi thời gian, công sức và sự quyết tâm, cố gắng lớn và đồng thời, kết quả nhận được cũng không làm bạn thất vọng. Bạn có thể tự hào khoe với bạn bè sản phẩm của công ty mình hiện diện ở Anh, Mỹ Pháp…; bạn sẽ có cơ hội “đi công tác nước ngoài như đi chợ” (rất nhiều người mơ ước đấy)có cơ hội kết nối bạn bè quốc tế, hiểu thêm các nền văn hóa, ẩm thực mới (hehe, được ăn đồ ngon là thích rồi). Vì vậy, nếu bạn đã “trót” theo và đam mê ngành xuất nhập khẩu này thì hãy kiên trì lên, thành công sẽ đến với bạn.
 

Tony Nguyễn

New Member
Bài viết
1
Reaction score
5
Chào các bạn.

Mình hiện đang làm Sales Export mặt hàng công nghiệp. Chia sẻ với mọi người chút về kinh nghiệm làm việc của mình.

Với nghề sản phẩm dùng cho công nghiệp thì hiểu sản phẩm là điều quan trọng nhất. Những cái con lại học cực kỳ nhanh.

Hiểu sản phẩm ở đây bao gồm:
- Sản phẩm mình là gì ( cấu tạo, cách sử dụng),
- Khách hàng tiềm năng là ai ( sản xuất gì, khu vực vào nhiều khu vực nào ít),
- Tư vấn được cách sử dụng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất ( nếu để họ tư vấn ngược lại về mặt kỹ thuật hoặc chủ động trong đàm phán thì thì tỷ lệ bị ép giá là rất cao).
- Lợi thế cạnh tranh so với đối thủ là gì ( cái này có thể hỏi người đi trước hoặc phải trực tiếp va chạm vào thị trường)

Mình nghĩ là thậm chí khi đủ kiến thức về những điều trên thì bạn hẵng đi phỏng vấn, vì bạn làm sales thì phải biết tiềm năng phát triển của sản phẩm trước khi tham gia bán mặt hàng đó. Nếu bạn bán một sản phẩm không bán tốt, không có tiềm năng phát triển, thị yếu không cao, lợi thế cạnh tranh thấp thì dù bạn có cố gắng đến đâu công ty cũng không thể có budget để chi trả lương thưởng tốt cho bạn được.

Bạn nào cần tư vấn về sales xuất nhập khẩu thì cứ mes mình :D.
 

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
Chào các bạn.

Mình hiện đang làm Sales Export mặt hàng công nghiệp. Chia sẻ với mọi người chút về kinh nghiệm làm việc của mình.

Với nghề sản phẩm dùng cho công nghiệp thì hiểu sản phẩm là điều quan trọng nhất. Những cái con lại học cực kỳ nhanh.

Hiểu sản phẩm ở đây bao gồm:
- Sản phẩm mình là gì ( cấu tạo, cách sử dụng),
- Khách hàng tiềm năng là ai ( sản xuất gì, khu vực vào nhiều khu vực nào ít),
- Tư vấn được cách sử dụng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất ( nếu để họ tư vấn ngược lại về mặt kỹ thuật hoặc chủ động trong đàm phán thì thì tỷ lệ bị ép giá là rất cao).
- Lợi thế cạnh tranh so với đối thủ là gì ( cái này có thể hỏi người đi trước hoặc phải trực tiếp va chạm vào thị trường)

Mình nghĩ là thậm chí khi đủ kiến thức về những điều trên thì bạn hẵng đi phỏng vấn, vì bạn làm sales thì phải biết tiềm năng phát triển của sản phẩm trước khi tham gia bán mặt hàng đó. Nếu bạn bán một sản phẩm không bán tốt, không có tiềm năng phát triển, thị yếu không cao, lợi thế cạnh tranh thấp thì dù bạn có cố gắng đến đâu công ty cũng không thể có budget để chi trả lương thưởng tốt cho bạn được.

Bạn nào cần tư vấn về sales xuất nhập khẩu thì cứ mes mình :D.
Mình xin cảm ơn và rất hoan nghênh những chia sẻ của bạn.
Mình chỉ xin góp ý nhỏ chút là nên hạn chế việc inbox, tư vấn riêng vì mình tin rằng sự chia sẻ, tư vấn của bạn sẽ còn giúp ích cho rất nhiều bạn khác nữa. Nên để sự chia sẻ được công khai bạn nhé ;)
 
Bài viết
236
Reaction score
59
CHia sẻ với các ace logistics 8 mẹo giảm chi phí giao nhận hàng hóa cho shipper và forwarder

1. Đánh giá phương thức vận chuyển của bạn
2. Gửi hàng trong thời gian thấp điểm
3. Trở thành khách hàng thường xuyên và tận hưởng những lợi ích
4. Gửi nhiều sản phẩm hơn, ít thường xuyên hơn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Tìm thành viên

Top