Chia sẻ Lưu ý khi nhập hàng Trung Quốc

nhattao

Active Member
Bài viết
167
Reaction score
151
1. Tìm nguồn ở đâu?
- Các trang TMĐT phổ biến có thể dùng để tìm nguồn hàng:
taobao.com (hàng lẻ)
1688.com (hàng sỉ, đồ buôn)
baidu.com
alibaba.com
Có 2 cách để search thông tin:
- Search theo từ khóa tiếng trung, nếu không biết tiếng trung thì search google dịch từ tiếng anh sang tiếng trung.
- Search theo hình ảnh, nếu tìm chưa ra đúng sản phẩm mình yêu cầu thì chọn chế độ cắt ảnh để tìm kiếm chính xác.
Lưu ý: Khi tìm được nguồn không nên chat trên app của web hoặc ứng dụng, nên xin số điện thoại sau đó add wechat để nói chuyện vì khi giao dịch qua app, người bán sẽ phải trả phí giao dịch cho công ty phát triển ứng dụng cũng như không mặc cả thêm được.
Nếu vẫn muốn giao dịch trên web thì Khi đàm phán xong với NCC trên Wechat thì bảo tạo 1 cái link ảo trên 1688 với đơn giá đã mặc cả được.
Một số thông tin xác định nhà cung cấp uy tín trên 1688.com:
Nhà cung cấp uy tín
- Số năm kinh doanh.
- Số lượng giao dịch.
- Phần trăm quay đầu.
Có thể dùng: Aliwangwang để chat với nhà cung cấp (Hình giọt nước).
- Trang douyin.com (Tiktok Trung quốc), để cài được douyin,
Chuyển ios sang Tiếng Trung để tải, sau đó search từ khóa tiếng trung sẽ ra các video giới thiệu sản phẩm. Kích vào thông tin cá nhân thì sẽ có số điện thoại của xưởng đó.
Add wechat để trao đổi. Đây là kênh hữu hiệu để tìm các sản phẩm trend.
- Tìm từ khóa bằng thanh tìm kiếm trên Wechat, sẽ hiện ra các link bài viết tương ứng. Xưởng sẽ để lại số điện thoại hoặc mã QR. Add wechat => trao đổi.
Bằng cách này, không biết tiếng trung vẫn có thể tìm kiếm được contact của xưởng.

2. Làm thế nào để xác thực nhà cung cấp uy tín?
- Xin giấy đăng kí kinh doanh, sẽ thể hiện xem công ty sản xuất hay công ty thương mại, năm sản xuất
- Yêu cầu quay video toàn cảnh nhà xưởng, bảng tên công ty, dây chuyền sản xuất, văn phòng, kho hàng,..
- Test report của sản phẩm
- báo cáo sản xuất, ví dụ: sản lượng bao nhiêu, sản lượng xuất khẩu đến các thị trường là bao nhiêu
- Hỏi nhà cung cấp xem đã xuất khẩu sang thị trường việt nam bao giờ chưa => xin bộ chứng từ xuất khẩu. nếu chưa thì hỏi họ đã xuất sang thị trường đông nam á bao giờ chưa => xin bộ chứng từ xuất khẩu. Lưu ý: tên trên chứng từ phải là tên công ty mình đang giao dịch.
- Sang thăm trực tiếp nhà máy để đánh giá
- Thuê dịch vụ thẩm định của 1 bên thứ 3 để thẩm định các tiêu chí trên
- Search từ khóa bằng tiếng anh, ví dụ “ Tên công ty + black list “, “ tên công ty + cheat”, hoặc search bằng tiếng trung, ví dụ “ tên công ty = tiếng trung + 作弊”

3. Đàm phán giá.
Cách 1: Hỏi số lượng thật lớn. Ví dụ nhu cầu thực tế mua 2000 sản phẩm. Hỏi giá số lượng 10,000 sản phẩm. Sau đó chia sẻ thật là “ hiện tôi chưa rõ chất lượng sản phẩm của bạn là như thế nào, nên sẽ nhập trước 2000 sản phẩm, sau đó nếu chất lượng tốt, tôi sẽ mua đều hơn. Bạn vẫn để giá này cho tôi đúng không?”
Cách 2: Hỏi số lượng nhỏ. Ví dụ nhu cầu thực tế mua 2000 sản phẩm. Hỏi giá số lượng 1000 sản phẩm. Sau khi nhà cung cấp bao giá, Đề xuất tăng gấp đôi số lượng và yêu cầu giảm giá, Bạn vẫn để giá này cho tôi đúng không?”
- Lưu ý, khi báo giá mà nhà cung cấp có khả năng xuất khẩu, thì họ sẽ được chính phủ Trung Quốc hoàn thuế, mức hoàn cao nhất là 13% vì vậy yêu cầu họ giảm giá cho mình.
- Nếu nhà cung cấp không thể xuất khẩu, thì hỏi họ “ giá này có thuế VAT chưa, nếu có rồi thì yêu cầu họ trừ đi % VAT vì nếu công ty thương mại xuất khẩu, thì k cần mua VAT, chỉ cần mua chứng từ xuất khẩu là được. chi phí ít hơn tiền VAT rất nhiều.
- Việc vận chuyển nội địa Trung Quốc rất thuận tiện do đó chi phí vận chuyển cũng tối ưu và nhanh hơn so với vận chuyển ở Việt Nam, vì vậy yêu cầu họ freeship hoặc giảm giá ship, nếu hàng container mà người mua tự vận chuyển thì yêu cầu họ giảm giá vào trong giá thành sản phẩm.
- Với đơn hàng số lượng đủ lớn (đạt số lượng tối thiểu họ đưa ra), thì nhà cung cấp cũng sẽ hỗ trợ free in ấn bao bì, logo theo yêu cầu.

4. Lựa chọn kinh doanh TIỂU NGẠCH hay CHÍNH NGẠCH?
- Thực tế cho thấy, do mua bán tiểu ngạch nên nhiều doanh nghiệp, tư thương Việt Nam hiện nay đã gặp rất nhiều rủi ro trong giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa như: rủi ro trong thanh toán, chậm giao nhận hàng, bị ép giá sản phẩm; bị trừ tiền, trả lại hàng do mẫu mã, chất lượng không bảo đảm, không đáp ứng đúng yêu cầu….
- Đối với các đơn hàng cần đảm bảo tiến độ hay yêu cầu chất lượng đầu ra thì mua bán tiểu ngạch thật sự chỉ như một lời mời gọi lúc đầu nhưng các rủi ro nhược điểm kéo theo sau đó rất nhiều, bởi:
+ Tính ổn định kinh doanh rất thấp, không phù hợp với hàng hóa cao cấp, hàng hóa đặc biệt.
+ Giá trị giao dịch thấp (tối đa 2 triệu/người/ngày), chỉ phù hợp với người bán nhỏ lẻ.
+ Hàng hóa tiểu ngạch thường không có giấy tờ, hóa đơn thanh toán, hợp đồng ngoại thương. Vì vậy, rất dễ xảy ra tranh chấp về chất lượng, giá cả và các thỏa thuận khác.
+ Nếu hàng hóa phục vụ cho đơn hàng thương mại điện tử thường sẽ chịu nhiều rủi ro, bị kiểm soát và thu giữ, tịch thu bởi cơ quan quản lý thị trường do hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng, không có chứng từ, hóa đơn đỏ.
+ Không kiểm soát được thời gian giao nhận hàng (Những lô hàng giá trị lớn về chậm thời điểm có thể hoàn toàn mất giá và thua lỗ)
- Mỗi người kinh doanh sẽ có cái nhìn sáng suốt nhất cho hình thức kinh doanh của mình: cần thức thời, nhạy bén và khéo léo tính toán các chi phí để giảm thiểu tối đa đầu vào cho sản phẩm của mình.
Các doanh nghiệp hiện nay chuyển dần sang nhập khẩu chính ngạch vì những lợi ích thực tiễn mà nó mang lại:
+ Giá trị nhập khẩu không giới hạn.
+ Hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, đầy đủ giấy tờ, hóa đơn chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật, hạn chế rủi ro bị thu giữ bởi cơ quan quản lý thị trường.
+ Mức độ ổn định cao, quyền lợi được đảm bảo bằng hợp đồng thương mại khi có tranh chấp phát sinh.
+ Vận chuyển quốc tế an toàn và đảm bảo hơn với các mặt hàng giá trị cao, hàng hóa cao cấp.
+ Vận chuyển xuyên biên giới từ tất cả các quốc gia có kí kết giao thương với Việt Nam và ngược lại.
- Sau khi nắm được về 2 hình thức vận chuyển, ưu và nhược điểm của nó thì hình thức nào là tối ưu nhất cho người kinh doanh? Điều này không có câu trả lời chính xác, vì tùy theo từng trường hợp kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp cũng như ý định của nhà kinh doanh để đưa ra những quyết định khác nhau.
Tuy nhiên, nếu vận chuyển tiểu ngạch không còn hợp lí với hình thức và dự định kinh doanh của bạn, hi vọng những thông tin và kiến thức về vận chuyển chính ngạch dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Nguồn: Ms Thương.
 

Tìm thành viên

Top