Chia sẻ L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
L/C chuyển nhượng là loại thư tín dụng không thể hủy ngang, theo đó người hưởng lợi có thể yêu cầu ngân hàng được ủy quyền (ngân hàng chuyển nhượng) thực hiện việc trả tiền, cam kết trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu. Ngân hàng được ủy quyền trong L/C với vai trò là ngân hàng chuyển nhượng sẽ phân bổ toàn bộ hay một phần L/C cho một hay nhiều người hưởng lợi khác. L/C được sử dụng phổ biến trong mua bán trung gian quốc tế, trong đó các doanh nghiệp Việt Nam thường đóng vai trò là người hưởng lợi thứ hai (nhà cung cấp hàng hóa).

1. TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG:

- Khi người hưởng lợi thứ nhất ký hợp đồng xuất khẩu nhưng không đủ hàng nên phải chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo L/C cho một hoặc nhiều người cung cấp hàng hóa khác (những người hưởng lợi thứ
- Khi người hưởng lợi thứ nhất với vai trò đại lý hoặc người cung cấp chủ yếu
- Khi nhà kinh doanh xuất khẩu (trung gian) tìm được thị trường tiêu thụ nhưng không có vốn hoặc ngân hàng không cấp vốn
Nhà nhập khẩu mở L/C cho nhà môi giới (người hưởng lợi thứ nhất), trên cơ sở đó nhà môi giới sẽ chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của L/C cho người cung ứng hàng hóa thực hiện (người hưởng lợi thứ 2). Qua dịch vụ môi giới, nhà môi giới được hưởng hoa hồng.

2. QUY TRÌNH THANH TOÁN:

2.1 Quy trình mở L/C chuyển nhượng

LC CHUYỂN NHƯỢNG.jpg

Các bên tham gia:
1. Euro Eco Food (người mở L/C)
2. Bank of Nertherland (ngân hàng phát hành)
3. FIBEN CO., Ltd (người thụ hưởng thứ 1)
4. Korea Bank (ngân hàng chuyển nhượng)
5. GENTRACO Co., Ltd (người thụ hưởng thứ 2)
6. Vietcombank, Da Nang (ngân hàng thông báo)


B1: Hợp đồng được ký giữa 2 bên
B2: Euro Eco Food yêu cầu Bank of Nertherland mở thư tín dụng
B3: Bank of Nertherland mở L/C có thể chuyển nhượng gửi Korea Bank để thông báo cho FIBEN CO., Ltd
B4: Korea Bank thông báo cho FIBEN CO., Ltd về việc đã có một L/C chuyển nhượng
B5: FIBEN CO., Ltd ra chỉ thị cho Korea Bank sửa đổi L/C gốc và thông báo L/C đã sửa đổi cho GENTRACO Co., Ltd
B6: Korea Bank sau khi kiểm tra tính xác thực các chỉ thị của FIBEN CO.,Ltd sẽ chuyển nhượng L/C cho GENTRACO Co., Ltd (người thụ hưởng thứ 2)

2.2 Quy trình xuất trình chứng từ với L/C chuyển nhượng

LC CHUYỂN NHƯỢNG XUẤT TRÌNH.jpg


B7: GENTRACO Co., Ltd nhận L/C nếu thấy không cần sửa đổi gì thì giao thẳng hàng tới nơi quy định trong L/C
B8: GENTRACO Co., Ltd sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi thẳng đến Korea Bank hoặc gửi qua Vietcombank
B9: Korea Bank thông báo cho FIBEN CO., Ltd về bộ chứng từ để FIBEN CO., Ltd thay thế hóa đơn và hối phiếu (nếu cần)
B10: FIBEN CO., Ltd thay thế hóa đơn, hối phiếu rồi chuyển tới cho Korea Bank
B11: Korea Bank chuyển bộ chứng từ (đã thay thế hóa đơn và hối phiếu) Bank of Nertherland để thanh toán
B12: Bank of Nertherland kiểm tra chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì chuyển cho Euro Eco Food để đi nhận hàng

2.3 Quy trình xuất trình chứng từ với L/C chuyển nhượng

LC CHUYỂN NHƯỢNG THANH TOÁN.jpg

B13: Bank of Nertherland ghi nợ tài khoản của Euro Eco Food
B14: Bank of Nertherland chuyển toàn bộ thu nhập cho Korea Bank
B15: Ghi có lợi nhuận cho FIBEN CO., Ltd (chênh lệch hóa đơn)
B16: Chuyển giá trị còn lại cho Vietcombank
B17: Ghi có giá trị thu nhập còn lại cho GENTRACO Co., Ltd

3. NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:

- Với nhà xuất khẩu
Việc thanh toán sẽ bị từ chối nếu nội dung L/C gốc và L/C chuyển nhượng không giống nhau
Hóa đơn và hối phiếu do người trung gian lập không hoàn chỉnh sẽ bị từ chối thanh toán
Việc xuất trình và lưu trữ của người trung gian chậm trễ

- Với nhà nhập khẩu
Quy trình và thủ tục chuyển nhượng làm cho giao dịch trở nên phức tạp
Nhà nhập khẩu không hề biết nhà xuất khẩu và không có gì đảm bảo cho nhà nhập khẩu về khả năng cũng như thiện chí và sự chân thực của nhà xuất khẩu

- Người trung gian
Chịu chi phí chuyển nhượng L/C
Phụ thuộc vào nhà cung cấp vì nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì không nhận được lợi nhuận
Dễ lộ thị trường cung ứng

Nhìn chung những nhược điểm của L/C chuyển nhượng có thể được khắc phục bằng L/C giáp lưng, vì vậy các bạn đón đọc bài tiếp theo của ad về L/C giáp lưng (Back-to-back L/C) nhé!

Nguồn:
  • Giáo trình thanh toán quốc tế ĐH Ngoại thương (GS. Đinh Xuân Trình)
  • Logistics And Supply Chain Management Enthusiasts
 
Sửa lần cuối:

Tìm thành viên

Top