Chia sẻ Khái niệm về gia công một cách dễ hiểu hơn (phần 1)

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
1. Định nghĩa về gia công.

- Bác nông dân vừa bán lúa, tự thưởng cho mình cái áo để mấy hôm nữa sẽ đi đám cưới thằng cu cháu trên Phú Thọ cơ đấy. Bác ra chợ mua của mụ béo bán vải (Mụ béo đây sẽ là supplier nhà cung cấp của bác nông dân) bác mua 1,5m2 vải cotton và đi đến cừa hàng May đo. Tại đây bác đưa vải cho thợ may và yêu cầu thợ may may áo và may theo cái mẫu mà Phan Hải hay mặc. Cô thợ may rút thước đo cho bác ( một phương án tính định mức).

- Sau đó 3 ngày bác nông dân ra lấy áo, bác phải trả tiền công là 100K. Sao đắt thế? Cô thợ may mới giải thích rằng :" Bác đưa cho cháu mỗi vải ( cung ứng). cháu còn phải thêm cúc, thêm chỉ, thêm cồn, thêm mex dựng (đó là tự cung ứng) hết 30k. Còn lai 70k là tiền cắt, tiền may.

Vậy: Ở ví dụ trên chúng ta đã thực hiện 1 hợp đồng gia công. Trong đó bác nông dân là người thuê gia công, cô thợ may là người nhận gia công. Cuộc sống hàng ngày luôn có những hoạt động này nhưng chúng ta ko chú ý không nhận biết được.

=> Gia công : Là hoạt động kinh doanh sản xuất mà người thuê gia công cung cấp 1 phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu (Cung ứng), có thể cả máy móc, thiết bị, tài liệu kỹ thuật, chuyên gia để bên nhận gia công thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm và nhận về thù lao.

Vậy gia công ở đây là hoạt động sản xuất nhé. Để coi là một hoạt động sản xuất các bạn cần chú ý là : Nó làm thay đổi bản chất của nguyên vật liệu đầu vào.
Vậy nếu như ta chỉ lắp ráp thủ công chưa chắc đã được chấp nhận.
  • Vậy bản chất của gia công:
+ Có bên thuê gia công.
+ Có bên nhận gia công.
+ Bên thuê cung cấp 1 phần hoặc toàn bộ NVL (Không căn cứ bao nhiêu % mới được gọi là gia công)
+ Có thể cả máy móc, quy trình sản xuất, chuyên gia.
+ Bên nhận gia công có thể tự cung ứng một số nguyên vật liệu.
+ Kết thúc quá trình gia công bên nhận trả lại sản phẩm và nhận về thù lao (phí gia công)
+ Toàn bộ NVL, máy móc, thiết bị, tài liệu mà bên thuê gia công cung ứng vẫn thuộc sở hữu của bên thuê gia công và thành phẩm sau gia công cũng thuộc sở hữu của bên thuê gia công. Mọi sự thay đổi về mục đích sử dụng đều phải có sự chấp thuận của đối tác thuê gia công.

2. Ai được phép làm gia công.

- Tôi bị đau răng, tôi ra thợ rèn làm răng và bác thợ rèn xuất hóa đơn cho tôi là : Dịch vụ sửa răng. Điều này không thể. Vậy những doanh nghiệp nào có giấy chứng nhận đầu tư về gia công trong một lĩnh vực nào đó thì được thực hiện hợp đồng gia công.

3. Các bước thực hiện hợp đồng gia công:

- Lựa chọn địa điểm thực hiện khai báo theo điều 58 thông tư 38/2015/TT-BTC

+ Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp
+ Chi cục hải quan đầu tư gia công thuộc cục HQ trên địa bản
+ Chi cục hải quan cảng nội địa thuộc cục HQ trên địa bàn.

Ví dụ tôi ở Hà Tây tôi có thể chọn : Chi cục hải quan Hà tây, Chi cục Hải quan đầu tư gia công (Cảng phà đen) hoặc Chi cục hải quan Bắc Hà Nội (ICD Mỹ Đình)

- Tại điều 10 nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định rõ: Gia công được miễn thuế nếu có hợp đồng gia công tuân theo điều 29 nghị định 187/2013/NĐ-CP. Vậy điều đầu tiên chúng ta cần phải có là : Có hợp đồng gia công theo mẫu trên.
+ Nội dung hợp đồng tuân theo điều 29 Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
+ Hợp đồng có thể là bản fax, telex, bản cứng nhưng phải có chữ ký đóng dấu của các bên liên quan.

- Tại điều 10 nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định thêm là HĐGC được miễn thuế nếu chúng ta đạt kiểm tra về cơ sở sản xuất: Vậy khi có hợp đồng rồi chúng ta phải kiểm tra cơ sở sản xuất. Muốn kiểm tra cơ sở sản xuất chúng ta lại phải thông báo cơ sở sản xuất tới cơ quan hải quan. (Đọc quy định tại điều 56 thông tư 38/2015/TT-BTC)
+ Thông báo cơ sở sản xuất khi DN thực hiện hợp đồng gia công theo điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC
+ Thực hiện thông báo trên hệ thống theo công văn 10983/TCHQ-GSQL.

- Tiếp đó tại điều 39 Nghị định 08/2015/NĐ-CP khoản 1 quy định rõ : DN thực hiện hợp đồng gia công lần đầu phải kiểm tra cơ sở sản xuất. Trình tự kiểm tra theo điều 57 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Nó hơi lòng vòng nhưng chúng ta cần tư duy 1 chút chỗ này để chúng ta thực hiện đúng quy định của pháp luật:
===> Thông báo hợp đồng gia công ( Điều 56 TT 38) ===> Thông báo trên V5 (Công văn 10983/TCHQ-GSQL) ====> Kiểm tra cơ sở sản xuất ( Điều 39 Nghị định 08/2015/NĐ-CP) ===> Trình tự kiểm tra (theo điều 57 Thông tư 38).
+ Kiểm tra đạt - được phép thực hiện gia công.
+ Kiểm tra không đạt, không được phép thực hiện, trường hợp DN đã nhập khẩu theo HĐGC một số tờ khai thì buộc phải tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với những tờ khai đó)

4. Phân biệt các hình thức gia công
  • Gia công xuôi : DN nhận gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc DNCX.
  • Gia công ngược: DNCX hoặc DN nước ngoài ( Ngoài việt Nam) làm thuê cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Gia công lại : A nhận gia công cho B, nhưng A không làm mà thuê lại C làm.
  • Gia công ngoài: Hai DN nội địa làm gia công với nhau, không phát sinh thủ tục XNK.
  • Gia công chuyển tiếp : Thành phẩm của HĐ GC này là NVL của HĐGC khác.
5. Nhập liệu hợp đồng gia công trên VINACSS.
  • Tại giao diện Ecus chúng ta chọn : Gia công
  • Sau khi chọn gia công chúng ta chọn : Hợp đồng gia công.
  • Tiến hành nhập liệu các tiêu chí quan trọng:
a. Tên đơn vị thuê gia công (Cần chính xác so với hợp đồng bản cứng)
b. Tên đơn vị nhận gia công
c. Phương thức thanh toán: TTR (Thanh toán 1 phần; thanh toán phí gia công và không thanh toán phí nguyên vật liệu được cung ứng)
d. Sản phẩm gia công ( Theo danh sách và phù hợp với chứng nhận đầu tư)
e. Số lượng , phí gia công ( Chỉ là ước tính, không quan trọng, có thể bỏ trống)
f. Đăng ký mã NVL, SP, Máy móc thiết bị trên các Tab của giao diện hợp đồng gia công.

6. Xây dựng mã Nguyên vật liệu, mã thành phẩm khai báo hải quan.

- Đây là bước cực kỳ quan trọng, vết xe đổ của rất nhiều doanh nghiệp đã phải chi hàng chục tỷ, trăm tỷ đồng; sau đây tôi đưa ra các hạn chế của các doanh nghiệp tôi đã gặp phải:
+ Mã NVL là số : Rất khó để nhận biết, rất khó áp công thức excel khi thực hiện quyết toán.
+ Mã NVL có dạng NVL01,.. rất khó để định hình đó là nguyên vật liệu gì, suy ra cũng không khoa học.
+ Sử dụng mã của nhà cung cấp để xây dựng mã NVL, dẫn tới tình trạng là 1 nguyên vật liệu lại quá nhiều mã NVL. Ví dụ 1 con ốc vít nhưng 10 nhà cung cấp khác nhau thì cũng có 10 mã NVL dẫn tới tình trạng quá nhiều nguyên vật liệu không thể kiểm soát được nhập xuất tồn và khó trong việc xây dựng định mức.

- Nguyên tắc xây dựng mã NVL để khai báo hải quan:
+ Không ngắn quá không dài quá thường gồm từ 3 đến 6 chữ cái và 3 số đằng sau ví dụ : VAI005 : Vải dệt.
+ Xây dựng bằng các chữ cái có thể mô tả bản chất NVL như VAI005 để khi nhìn vào chúng ta nhận biết ngay được nó là nguyên vật liệu gì.
+ Gộp mã : Như ta đã biết trong quá trình sản xuất thì việc sử dụng nhiều nhà cung cấp sẽ mang lại tính ổn định cho nvl đầu vào chủ động trong việc sản xuất. Do đó phát sinh trường hợp là nội bộ nhà máy hoặc kế toán đặt mã cho mỗi nhà cc khác nhau đối với từng nvl. Ví dụ cùng là vải nhưng nhà cung cấp A mã là vai001 thì nhà cung cấp b là vai002.

Như vậy bản chất là 1 nvl chẳng có gì khác nhau nhưng chúng ta quen làm rắc rối thêm tình hình với việc loạn mã, không hệ thống dẫn tới hậu quả tất yếu xảy ra như sau:
* Quá nhiều mã nvl.
* Khó khăn trong việc làm định mức. Ví dụ gọi Sp1 là áo sơ mi và cấu tạo từ vải cotton từ ta có A1 đến A10 là mã NVL. Nếu chúng ta thay đổi các Mã NVL này theo nhà cung cấp đồng nghĩa ta phải dùng định mức gối hoặc tạo ra 10 mã sản phẩm.

Nguồn : Tổng Hợp từ Vmt Logistic
 

Tìm thành viên

Top