Chia sẻ Hướng dẫn tra mã Hs code chính xác nhất

Bài viết
16
Reaction score
2
Thuật ngữ Hs code là gì?
HS Code là mã phân loại của hàng hóa được quốc tế quy chuẩn, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.”

Hiểu đơn giản HS Code hay Mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu. Được quy định theo hệ thống phân loại hàng hóa. Do tổ chức Hải quan thế giới phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).



Cấu trúc mã HS Code
Mã HS có cấu trúc:

  • Phần: Trong bộ mã HS code có tổng cộng 21 hoặc 22 Phần, mỗi phần đều có chú giải phần.
  • Chương: Gồm có 97 chương. Trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hóa.
  • Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung.
  • Phân nhóm: được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm, gồm có 2 ký tự.
  • Phân nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.
Hiện nay Việt Nam áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới có thể dùng mã HS với 10 hoặc 12 số.

Chú giải chương & Tên định danh
Mã HS code dựa vào tên đích danh của loại hàng. Từ đó có thể định hình được mặt hàng của mình thuộc Phần, Chương nào dựa vào tên Phần, Chương và Chú giải Phần, Chú giải Chương.

Dựa vào cách diễn giải ở các chú giải, ta có được các chỉ dẫn để tìm đến Chương. Nhóm chứa mặt hàng ta đang tìm kiếm. Các chú giải Chương và Phân chương (nếu có) có tính chất quyết định đến việc phân loại hàng hóa, áp dụng cho cả 6 quy tắc.

Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm
  • Sản phẩm chưa hoàn thiện: Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện. Có thể thiếu một số bộ phận phụ hoặc phụ kiện. Nhưng cơ bản đã mang đặc trưng của sản phẩm hoàn chỉnh thì được phân loại như sản phẩm đã hoàn thiện. Một số sản phẩm do tính đặc thù, trong Danh mục HS có phân chia theo sản phẩm chưa lắp ráp hoàn chỉnh thì ta có thể dễ dàng áp mã HS ngay.
  • Đối với hợp chất cùng nhóm:
  • TH1: Các đơn chất của hợp chất hoặc các nguyên liệu. Chất liệu tạo thành sản phẩm cuối cùng nếu thuộc cùng một nhóm thì hợp chất hoặc sản phẩm cũng thuộc nhóm đó.
  • TH2: Các đơn chất của hợp chất hoặc các nguyên liệu. Chất liệu tạo thành sản phẩm cuối cùng nếu thuộc các nhóm khác nhau. Thì phân loại theo chất cơ bản nhất mang lại tính chất đặc trưng hơn của sản phẩm.
Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở 2 hoặc nhiều nhóm
– Quy tắc 3a: Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất. Sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.

– Quy tắc 3b: Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm. Mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau => phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặc tính tính nhất của bộ đó.

– Quy tắc 3c: Khi không áp dụng được Quy tắc 3(a) hoặc 3(b). Hàng hóa sẽ được phân loại theo Quy tắc 3(c). Theo Quy tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.



Phân loại phù hợp theo hàng hóa giống chúng nhất
  • So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.
  • Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…
  • Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.
Bao bì, hộp đựng
– Bao đựng, hộp đựng: Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa. Hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán. Được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản. Và nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

– Bao bì: Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì. Thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như cái túi nilon, hộp carton…). Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

Phân loại phù hợp theo nội dung & chú giải của từng phân nhóm
Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm. Phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan. Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

Khi bạn đã có mã HS Code điều tiếp theo là bạn phải biết sản phẩm của mình khi nhập/ xuất sẽ chịu những phí nào, có được ưu đãi về thuế hay không. Về mã Hs là phạm trù khó trong khi làm thủ tục hải quan. Doanh nghiệp nên tìm đến các doanh nghiệp có kinh nghiệm như Công ty Xuất nhập khẩu Đại Dương để được hỗ trợ tốt nhất.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0877 883 388
 

Tìm thành viên

Top