Tâm sự Giao nhận đâu đơn giản như một bác “Xe Ôm"

Bài viết
31
Reaction score
20
Bên cạnh vị trí chứng từ và sales, thì giao nhận phải nói cũng Hot, cũng ngon hà. Hè hè.
Xem thử ngon cơm chỗ nào các bạn nhé.

TẬP 1 – OPS. Bộ phận hàng xuất
Phân tích chút xíu trước ngen. Hiện nay, tùy vào mỗi công ty và cách hoạt động của họ mà phân bổ công việc cho một nhân viên OPS-giao nhận sẽ khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản sẽ gồm những việc chính sương sương như sau:
(Ở đây, mình phân tích và “vạch trần” (vui thôi nhé) qua lăng kính của từ bản thân tui, từ các ACE đồng nghiệp xung quanh mình, dĩ nhiên là sẽ có người làm việc này, có người làm việc khác, có chỗ thì OPS ôm đòm tùm lum, có chỗ OPS chỉ chạy ngồi đường … hiểu rộng dùm tui cái ngen, đừng bắt bẻ mà tậu nghiệp tui nà)
Giờ mình phân tích nhè nhẹ tổng thể công việc ngồi mát ăn bát vàng của mấy Anh giao nhận được cho là xe ôm ngen.
*** Bộ phận hàng xuất :
(Mình nói về hàng xuất trước nhen, mai mốt lại bàn luận vị trí này đối với “hàng nhập” trong bài sau nhé).
1. Nhận và chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu: (Đừng nghĩ cứ việc này là chỉ dành cho dân ngồi máy lạnh)
- Nhận hợp đồng
- Chuẩn bị lên dây cót và mần:
+ Đặt Booking
+ Làm invoice/ packing List
+ Đăng ký kiểm tra (nếu có): Kiểm dịch, hun trùng, kiểm tra chất lượng…
2. Liên hệ nhà xe, sắp xếp đóng hàng với kho và hạ hàng tại cảng:
- Gửi booking cho nhà xe,
- Thông báo và kiểm tra với kho về việc đóng hàng.
- Giám sát việc đóng hàng (nếu cty yêu cầu).
- Khai Eport hoặc làm VGM cho xe hạ cont tại cảng (Việc này nhiều khi nhà xe làm).
3. Lên tờ khai và thông quan hàng hóa:
- Lên tờ khai bằng phần mềm khai báo hải quan điện tử.
- Thông quan, thanh lý và vào sổ tàu cho tờ khai trước giờ closing time trên booking.
4. Gửi thông tin cho bộ phận chứng từ để làm Bill và khai VGM
- Gửi số cont, số seal, NW, GW, số kiện, số khối, mã số HS….
- Nhận lại Bill từ chứng từ để lưu trữ.
5. Hoàn thành lô hàng xuất
- Nhận lại các chứng thư đã đăng ký ở phần 1.
- Lưu hoặc trả lại chứng từ lưu cho khách hàng.
- Lấy hóa đơn từ các bên liên quan và thanh toán.
- Quyết toán chi phí với công ty.
.....................
Như chúng ta thấy ở trên, đa phần công việc giao nhận sẽ đi tới nhiều nơi như: hải quan, cảng, kho bãi, nhà xe, cơ quan chuyên ngành… Do tính chất linh động và đòi hỏi nhiều sức khỏe, sức chịu đựng (này lý giải vì sao da mặt của Nam hay dày hơn của nữ, heee.) Nên đa phần các công việc này do nam đảm nhận, tuy nhiên, đôi khi đẹp trời các Bác Hải Quan vẫn ưu tiên và du di cho nữ hơn xí (mà cũng tùy vào may mắn nữa ngen).
À Quên, một công việc nhẹ nhàng nữa mà quên kể - tiếp khách hàng, tiếp Hải Quan, tiếp đồng nghiệp nếu có nhờ vả … bẳng tửu lượng sương sương …
Công việc khá nhành hạ các bạn nhỉ.
Nói vui thôi chứ công việc nào cũng vậy, có khổ sẽ có sướng mà, nói như vậy để các bạn là lính mới dễ hình dung được công việc của dân OPS, và có thể thấm dần được cái mà các anh "Giao Nhận" vẫn hay thở dài, có thể hiểu được kỹ hơn - không phải cứ giao nhận là chỉ biết chạy ngoài đường.
Gớt nước mắt luôn chứ không đùa à. hiii
-----------------
Tập 2 – OPS hàng nhập

Tập 1 chúng ta đã phân tích sương sương công việc của OPS hàng xuất (Link tập 1, mình để cuối bài nha), nay mình trả tập 2- hàng nhập, như đã hứa nhé.
Vậy, trong bộ phận hàng nhập thì OPS cụ thể - chi tiết và tổng quan hết là mần tất tần tật những công việc cũng nhẹ nhàng không kém bên hàng xuất như sau.
1. Nhận và chuẩn bị bộ chứng từ nhập khẩu:
- Tư vấn trước cho khách hàng về thủ tục nhập khẩu (nếu có).
- Nhận và kiểm tra bộ chứng từ gửi từ khách hàng hoặc công ty.
- Đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa (nếu có)
2. Lên tờ khai hải quan và thông quan cho hàng hóa:
- Lên tờ khai bằng phần mềm khai báo hải quan.
- Chuẩn bị bộ chứng từ nếu là luồng vàng hoặc đỏ.
- Ứng tiền và nộp thuế cho lô hàng.
- Thông quan tờ khai tại chi cục hải quan.
Bước này chạy như dịt ở tại Cảng - (Ad hứa sẽ chia sẻ một bài thật chi tiết về việc chạy như Dịt này sau ngen.)
3. Lấy lệnh từ hãng tàu hoặc đại lý: (Nay xài EDO cũng đỡ chạy hơn)
- Nếu là hàng FCL thì sẽ ứng tiền và cược cont.
- Một số lô thì cần Bill gốc để lấy lệnh, lưu ý cất giữ Bill gốc cẩn thận cũng là một công việc chính.
4. Liên lạc nhà xe sắp xếp lấy hàng:
- Nhận hàng tại kho của cảng nếu là hảng lẻ, và trước khi nhận hàng cũng phải canh thời gian, điều xe vào lấy hàng cho đúng giờ.
Còn Nếu là hàng nguyên container thì liên lạc với nhà xe để book xe kéo cont, sau đó đưa nhà xe phiếu Eir và xe tự lấy hàng.
- Giám sát và ký biên bản giao hàng cho khách (nếu cty yêu cầu)
5. Hoàn thành lô hàng nhập:
- Lưu hoặc trả lại chứng từ lưu cho khách hàng
- Lấy lại cược cont của hàng tàu nếu là hàng #FCL như phần 3 đã cược.
- Quyết toán chi phí với công ty.
Ngoài ra còn có các công việc không tên khác, mà liệt kê ra hết sợ các bạn chuẩn bị vào nghề bị ngộp ó.hiii,
Thui thì mai mốt có đi làm thì biết thêm các bạn ngen. Lúc đó nhớ kể cho tụi mình nghe với nhé.
-------------
Ôi, Trong bộ phận hàng nhập thì công việc OPS cũng "nhẹ nhàng" không kém hàng xuất nhỉ? nhẹ đến mức nhiều bạn muốn bỏ nghề luôn í. Nói vui vậy thôi chứ không gì gọi là "ngon cơm" các bạn hén. Các bạn cứ nhịu khó học và làm thì thành quả sẽ đến thui hà.
Thui thì chúng ta lại cũng phải cố gắng, cái nghề - cái nghiệp mà.
Chúc các bạn may mắn, an toàn và vững tin ở vị trí “làm dâu trăm họ này ngen”

Chân tềnh.
 

Tìm thành viên

Top