Chia sẻ Full bộ chứng từ xuất nhập khẩu gồm những gì?

DoDuc

New Member
Bài viết
2
Reaction score
0
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu tiếng Anh gọi là Set of import and export documents. Mục đích dùng để thanh toán tiền hàng hóa, cũng như đảm bảo cho việc xuất khẩu hay nhập khẩu lô hàng nào đó. Chứng từ xuất nhập khẩu còn dùng để hỗ trợ hoặc khiếu nại về sản phẩm không đúng trong hồ sơ xuất nhập khẩu.

Chứng từ bắt buộc trong hồ sơ xuất nhập khẩu

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) thuộc chứng từ cơ bản nhất, dùng để ghi thông tin hàng hóa và giá trị của sản phẩm, hình thức thanh toán. Mà người mua cần thanh toán cho người bán. Hóa đơn này được lập nhiều bản để dùng cho nhiều việc khác nhau. Khi thanh toán tiền hàng cần xuất trình giấy tờ này cho ngân hàng.

Hóa đơn này được phân ra các loại cơ bản sau:
  • Commercial invoice, tax invoice,
  • Non commercial invoice
  • Proforama invoice
  • Shipping invoice
Hợp đồng thương mại giữa hai bên là văn bản thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, cũng là căn cứ xác định trách nhiệm, rủi ro liên quan tới hàng hóa. Và bản hợp đồng này có thể do bên mua phát hành hoặc ngược lại. Dưới đây, là các bản hợp đồng thường gặp trong xuất nhập khẩu.

Dưới đây, là các bản hợp đồng thường gặp trong xuất nhập khẩu.
  • Sale contracts (hợp đồng bán hàng): được sử dụng với trường hợp mua bán thương mại.
  • Agreemnent (thư trao đổi bán hàng) sử dụng tương tự như hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, không dùng với mục đích thương mại như biếu, tặng.
  • Purchase order (PO): dùng khi người mua đề xuất người bán giá trị hàng hóa thấp hơn hợp đồng. Ngoài ra, có trường hợp PO được sử dụng giống như hợp đồng.
Chú ý: Hợp đồng là chứng từ ràng buộc thanh toán giữa hai bên, chứ không phải chứng từ bắt buộc phải có khi xuất trình bộ chứng từ thông quan.
Packing list: phiếu đóng gói hàng hóa, dùng để thể hiện tình trạng lô hàng (số lượng kiện hàng, cách thức đóng gói, trọng lượng,...). Đây cũng là căn cứ đánh giá thực tế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có đúng như khai báo hay không. Và bên bán sẽ phát hành chứng từ này cho bên mua, sau khi giao hàng thành công.

Bill of lading: Dùng để xác nhận phương thức vận tải cho hàng hóa

Tờ khai hải quan (Customs Declaration): Sử dụng với mục đích kê khai hàng hóa với cơ quan hải quan. Và sẽ có hai tờ khai đối ứng là tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu. Có 3 mức phân loại tờ khai như sau.
  • Luồng xanh: không cần kiểm hóa, người khai chỉ cần xuống cục hải quan để kiểm tra thuế. Sau khi, kiểm tra xong bạn hoàn thành nốt công việc xuống cảng lấy hàng.
  • Luồng vàng: Chủ hàng phải xuất trình tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại. Bên cạnh đó, cần nộp thêm chứng từ vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng.
  • Luồng đỏ: đây là mức độ kiểm tra cao nhất, người khai bị kiểm tra hồ sơ giấy tờ và kiểm tra thực tế hàng hóa. Ngoài ra, sẽ tốn thêm chi phí và thời gian để đợi kết quả. Trường hợp, hàng hóa có nghi vấn, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa theo quy định. Có thể xảy ra ba trường hợp: kiểm hóa 5%, 10% và toàn bộ.
Các chứng thường xuất nhập khẩu tùy theo từng lô hàng

Trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, ngoài chứng từ cơ bản cần bổ sung thêm các giấy tờ sau. Và nó không bắt buộc. Tùy theo từng lô hàng:
  • Thư tín dụng (L/C): Dùng để thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu tương ứng với thời gian trong quy định.
  • CO – Certificate of Origin: giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, dựa vào đó để đánh thuế hàng. Hoặc xác định phương thức giảm thuế, ưu đãi thuế cho hàng hóa khi sản xuất tại các nước nhận được ưu đãi này.
  • Chứng từ bảo hiểm dùng để bảo hiểm hàng hóa, được bên mua hoặc bên bán phụ trách.
  • Chứng từ kiểm dịch dùng trong điều kiện hàng hóa xuất nhập khẩu là động hoặc thực vật.
Những chứng từ khác trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu
  • Chứng nhận kiểm định
  • Chứng nhận vệ sinh
  • Chứng nhận chất lượng
  • Giấy yêu cầu nhập khẩu của Bộ (áp dụng cho hàng hóa phải có giấy phép)
Lưu ý làm thủ tục chứng từ xuất nhập khẩu

Nếu bạn là nhân viên mới trong ngành xuất nhập khẩu, thì quy trình làm chứng từ xuất nhập khẩu sẽ khiến bạn lúng túng. Vậy thực hiện thủ tục hải quan này như thế nào để đảm bảo rằng, hàng hóa được thông quan dễ dàng. Đây là thủ tục áp dụng cho xuất nhập khẩu đường biển.
  • Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ chứng xuất nhập khẩu
  • Đăng ký xuất nhập khẩu với Tổng cục Hải quan
  • Khai báo thủ tục xuất khẩu trên phần mềm khai báo hải quan VNACCS
  • Làm tờ khai và truyền tờ khai hải quan
  • Tiếp nhận lệnh giao hàng
  • Chuẩn bị hồ sơ hải quan
  • Thực hiện thủ tục trực tiếp tại cục Hải quan
Sau khi hoàn tất thủ tục xong, hồ sơ được phê duyệt thì hàng hóa sẽ được thông quan. Bộ phận xuất nhập khẩu, tiến hành vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu. Các doanh nghiệp/forwarder nên cẩn thận từ khâu chuẩn bị hồ sơ đúng hợp lệ, thông tin hàng hóa phải chính xác thì mới được thông quan. Tránh mất thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng.

Nếu bạn đang là người mới bắt đầu làm quen với công việc này, nhất là nhân viên chứng từ xuất nhập thì còn khá bỡ ngỡ. Hy vọng những thông tin hữu trên, giúp đỡ bạn được phần nào trong việc hoàn tất bộ sơ chứng từ xuất nhập khẩu.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

minhquy

New Member
Bài viết
7
Reaction score
0
anh ơi, Liệu anh có thể cho em xin mẫu một bộ hồ sơ hải quan được không ạ? xuất khẩu hoặc nhập khẩu cũng đc a ơi , em là sinh viên muốn xem tham khảo thôi ạ. em cảm ơn.
mail: [email protected]
 

Tìm thành viên

Top