Chia sẻ ĐỊNH MỨC VÀ TỶ LỆ HAO HỤT NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG HÀNG GIA CÔNG

Chaien

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết
1,008
Reaction score
939
  • ĐỊNH MỨC HÀNG GIA CÔNG
1. Khái niệm:
Định mức là gì? Là lượng nguyên vật liệu sử dụng tính trên 1 đơn vị thành phẩm.
Ví dụ:
+/ May 1 chiếc áo sơ mi chúng ta cần 1m2 vải. Đó là thực tế số lượng vải chúng ta cần phải dùng trong việc sản xuất ra 1 chiếc áo.
+/ Một xe máy chạy 100 km hết 2.8 lít xăng, do đó định mức trên 1km nó là 0.028 Lít.
+/ Một điện thoại dùng 1 cục pin vậy định mức sử dụng NVL Pin là : 1

2. Những chú ý trong việc xây dựng định mức:

+/ Định mức phải sát với thực tế theo điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC
+/ Định mức của XNK phải phù hợp với định mức của kế toán : Điều này bạn phải làm định mức từ mã NVL của kế toán( Sẽ được hướng dẫn trong phần sau).
+/ Không phải truyền định mức, phải khai báo định mức với cơ quan hải quan, chỉ lưu bản cứng khi có cơ quan kiểm tra. Theo điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC.
+/ Khi xây dựng định mức cần xây dựng phương án giải trình định mức: Bằng quy trình sản xuất thực tế hoặc bằng bản vẽ, mẫu sản phẩm. Nên lưu trữ mỗi model sản phẩm 1 mẫu để giải trình khi có cơ quan chuyên ngành kiểm tra.
+/ Đối với hàng may mặc cần phải làm riêng biệt theo các Size : S,M,XL… vì định mức sử dụng nguyên vật liệu của chúng không giống nhau.
+/ Cần xây dựng đơn vị tính chuẩn xác để thực hiện định mức đúng.
  • TỶ LỆ HAO HỤT NGUYÊN VẬT LIỆU HÀNG GIA CÔNG
1. Định nghĩa:
Là tỷ lệ nguyên vật liệu mất đi hoặc chuyển hóa thành phế liệu trong quá trình thực hiện sản xuất ra sản phẩm được tính trên đơn vị 1 sản phẩm.
+ Giải thích từ ngữ: Mất đi nghĩa là hao hụt này biến mất 1 cách tự nhiên : Như xăng bay hơi, nước bị ngấm, cồn bay hơi, … Bị chuyển hóa thành phế liệu : nghĩa là các nguyên vật liệu sẽ bị loại bỏ, bị loại bỏ thành phế liệu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
+/ Phế liệu phát sinh trong hao hụt mang tính chất mặc định, chu kỳ và sẽ chắc chắn bị mất đi trong quá trình sản xuất, sẽ bị lỗi hỏng trong quá trình thực hiện. Nó không mang tính chất bột phát, tai nạn.

Ví dụ:
- Nếu định mức 1 chiếc áo hết 1m2 vải, chúng ta chắc chắn sẽ phải dung > 1m2 vải vì quá trình cắt vải sinh ra hao hụt, đầu thừa đuôi thẹo . Cái đầu thừa đuôi thẹo ở đây chính là hao hụt.
6.3.4: Những chú ý khi đăng ký tỷ lệ hao hụt:
+/ Tỷ lệ hao hụt không cứ là 3% như nhiều bạn lầm tưởng mà tuân theo thực tế sản xuất ( Ví dụ mua cái đũa xe về để mài 1 cây kim thì tỷ lệ hao hụt nó lên tới 500%)
+/ Tỷ lệ hao hụt là tỷ lệ thường xuyên, gần như cố định sẽ mất đi trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chứ ko mang tính tình huống ( Ví dụ : Nhập 10000 cái kính về sản xuất nhưng do công nhân làm đổ vỡ hết 10000 cái kính đó => Phế liệu ngoài định mức chứ ko phải là phế liệu trong định mức do hao hụt sinh ra).
+/ Cần cân đối với kế toán, đưa ra tỷ lệ hao hụt cố định cho 1 sản phẩm và cân đối phế liệu trong định mức và ngoài định mức để giải trình.
+/ Có các phương án giải trình đối với tỷ lệ hao hụt này.

Tác giả : Phạm Thành Nam - www.xnkvietnam.net
 

Cherry

New Member
Bài viết
2
Reaction score
2
+/ Đối với hàng may mặc cần phải làm riêng biệt theo các Size : S,M,XL… vì định mức sử dụng nguyên vật liệu của chúng không giống nhau.==> định mức xưởng xây dựng đi sơ đồ ra định mức bình quân thì sao mình làm định mức từng size được anh?
 

DaTruKi

New Member
Bài viết
21
Reaction score
11
+/ Đối với hàng may mặc cần phải làm riêng biệt theo các Size : S,M,XL… vì định mức sử dụng nguyên vật liệu của chúng không giống nhau.==> định mức xưởng xây dựng đi sơ đồ ra định mức bình quân thì sao mình làm định mức từng size được anh?
Theo mình họ thường lấy 1 đến 2 size ở tầm giữa rồi tính. Sau đó lấy đó làm đm trung bình cho cả mã hàng
https://thietkerap.com.vn/cach-tinh-dinh-muc-so-do/
 

camvan2512

New Member
Bài viết
1
Reaction score
0
bên công ty e có lượng hàng xuất để chạy thử máy móc ( xuất hàng ngày để test máy) sau đó sẽ thành phế liệu thì lượng Nguyên vật liệu này được tính trong định mức hay ngoài định mức ah ?
 

Tìm thành viên

Top