Tâm sự Chuyện những ngày đầu của PURCHASER học việc

Smile

Well-Known Member
Bài viết
292
Reaction score
392
Bài viết của: Ng Linh Ng:

Purchaser (nhân viên mua hàng ) vốn dĩ là một vị trí ‘hot’, đặc biệt với những sinh viên mới ra trường muốn thử sức trong cái ngành xuất nhập khẩu này. Quay trở về với buổi phòng vấn vị trí này tại Cty vô trách nhiệm hữu hạn nhập khẩu XYZ.
Không gian phỏng vấn ấm cúng, công ty thoáng qua đã thấy môi trường chuyên nghiệp. Giám đốc đi luôn vào vấn đề:
- Thôi để tránh mất time nghe các ứng viên văn vở, em cứ giới thiệu luôn tất cả về bản thân.
- Dạ em tên Lê Tít, cao 1 mét sáu mươi tám, tốt nghiệp đại học kinh tế nổi tiếng ABC, chuyên ngành logistics, giải nhất cuộc thi hoc hậu trường đại học ABC, giải nhì sinh viên tìm hiểu khoa học, giải ba cuộc thi tài năng trẻ đại học ABC…sở thích của em là đọc sách, đi du lịch, nghe nhạc đặc biệt là nhạc Trịnh, các bài của Trịnh Thăng Bình luôn làm em cảm thấy có thêm động lực hơn trong cuộc sống, em là người vvv….
- Thôi em bớt xàm đi được rồi, khi nào em đi làm được ?
- Ôi em được nhận rồi ạ, em không nghĩ phỏng vấn lại được nhận luôn như này, dù rất khiêm tốn nhưng em thấy bản thân mình thật bá đạo và xuất sắc hơn mình tưởng. Em cám ơn ạ.
- Uh, vì công ty này chuyên về lắp máy nên toàn đực rựa, ngoài ra có mấy bác kế toán toàn U40 cả rồi, nãy giờ mày chém gió hơi nhiều, nhưng a vẫn kịp nghe thoáng qua là máy giải nhất hoa khôi gì đấy nên bọn anh chọn cho môi trường nó thêm mới mẻ em ạ.
Bên anh có 2 bạn làm purchaser trước đó, nhưng một bạn xin nghỉ về quê lấy chồng , một bạn vì ‘’ đi đêm’’ ăn chia nhiều quá với các nhà cung cấp nên công ty anh cho nghỉ nốt rồi. Nên em cố gắng vừa học vừa làm tốt nhất có thể nhé.
- Anh cứ tin tưởng ở trình độ và tài năng cùng sự tự tin có thừa ở em, mai em đi làm luôn cho nóng.
- Được lắm, mày y như anh hồi mới ra trường cho đến khi…à mà thôi, mai đi làm nhé.
….
- Tít ơi, giọng giám đốc gọi vào ’’tắt facebook, bỏ tai nghe ra rồi vào anh bảo’’. Anh đang thầu dự án cho 12 máy CNC để thay thế cho máy móc nhà xưởng khách hàng đang cần bảo dưỡng. Em phải mua đúng model và nhà sản xuất nhé, cố gắng tìm nguồn hàng giá thật tốt, nhớ phải đúng nhãn hiệu ZINCOM và các thông số kỹ thuật a gửi, báo anh sớm nhất có thể nhé.
- Tít thều thào, anh ơi, em tưởng người bán có sẵn rồi chỉ việc đặt hàng là xong thôi chứ ạ.
Giám đốc lắc đầu
- Ô hay, người bán lúc nào cũng biết , hàng lúc nào cũng có sẵn để mà mua với bán thì a tuyển mày vào chỉ để ngắm thôi à.
- Thời đại công nghệ thông tin phát triển , giao yêu cầu mua mặt hàng gì , chi tiết ra sao cứ lên mạng gõ cụ thể , xem những thằng nào có, rồi vào website tìm thông tin thằng đó mà liên hệ hỏi giá và chi tiết sản phẩm.
Bên china thì lên Alibaba mà tìm, gõ tên hàng model vào thì nó ra cả rổ, quan trọng là phải xem giá thằng nào tốt, website công ty thằng nào uy tín. Đặc biệt trên alibaba, chọn thằng nào được đánh giá cao, có gold member, rank vàng, rank kim cương mà hỏi, chứ làm việc với dăm ba thằng lừa đảo, nhập về mở ra toàn gạch với đá thì anh với mày cũng đóng cửa công ty sớm. Mà kể cả công ty có đối tác làm ăn lâu năm rồi thì vẫn phải không ngừng tìm hiểu giá các thằng khác để có giá tốt hơn hoặc đàm phán lại với đối tác cũ về giá, hiểu chưa đồ ngốc.
- Anh chém nghe cũng lọt ta ạ, mà anh ơi, anh muốn mua hàng của đúng cái hãng ZINCOM đó, sao không để em liên hệ thằng với thằng hãng đó hỏi trực tiếp giá, có phải vừa được giá tốt, vừa uy tín , lại đỡ mất công không anh
.
- Sinh viên mới ra trường như bọn mày như manh chiếu mới, chưa từng trải tí nào. Dẫu nhà sản xuất nó sản xuất ra nó, nhưng trên thị trường bằng cách này hay cách khác vẫn còn nhiều thằng khác có thể đại lý, có thể công ty đối tác hoặc bọn mafina nào đó có hàng đó và có thể bán giá rẻ hơn cả nhà sản xuất, thậm chí là rẻ hơn tương đối, việc em là phải điều tra ra đó là thằng nào, hiểu chưa?
- Hiểu…làm sao được mà hiểu, thôi để em chịu khó lên mạng nghe ngóng tìm hiểu giá cả rồi em báo anh.
Hôm sau:
- Em tìm được 2 thằng có loại hàng anh cần, một thằng bên China và một thằng bên Japan, nhưng giá cũng same same nhau anh ạ, mà trông có vẻ rất uy tín, có khi anh em mình chơi trò tung đồng xu, mặt sấp làm với china còn mặt ngửa ta làm với Japan
- Tung tung cái…
Đâu phải chỉ hỏi giá là báo cáo anh được đâu? Cái cần thiết của Purchaser là phải tính toán hoạch được tất cả các chi phí đầu vào, để làm cơ sở cho anh bán giá đầu ra. Giá hàng chỉ là một phần trong chi phí, nó còn chi phí vận chuyển, hải quan hay nói sang miệng tạm gọi là logistics, rồi chi phí về thuế…Mày tổng hợp tất cả các chi phí đó lại, mới biết được chính xác tổng chi phí đầu vào, để anh còn làm giá bán vào thầu chứ.
- Anh ơi xác định giá vận chuyển bằng cách nào, trường nó không có môn check choắc gì cả?
- Vận chuyển , quá trình lưu thông hàng hóa nói chung tạm gọi là thuộc về vấn đề logistics, đấy là lý do tại sao purchaser bắt buộc phải có kiến thức nhất định trong lĩnh vực này, quan trọng và liên quan mật thiết nhưng lại ít được các bạn purchaser để ý. Nó khiến công việc thường xuyên xảy ra sai sót, trouble khiến phát sinh thời gian thủ tục và chi phí thêm nhiều...
- Cụ thể hơn, muốn check giá vận chuyển, mày phải hỏi thằng bán xem giá nó báo là giá gì, giá tại xưởng EXW, giá FOB hay giá CIF… từ đó mới biết được trách nhiệm vận chuyển thuộc về bên nào, đó chính là các điều kiện Incoterm, không phải thứ gì xa lạ. Căn cứ vào đó mày mới gửi thông tin đầy đủ cho mấy công ty logistics (Fowarder) để các bên báo giá vận chuyển, qua đó mày mới tổng hợp , hoạch định chính xác chi phí đầu vào.
- Đó đều là kiến thức chuyên ngành được học cả, anh không nói nhiều làm gì, các công ty fowarder thì bây giờ đầy rẫy, một mét vuông chục ông FWD cạnh tranh, chọn lấy một vài bên check là biết giá vận chuyển và hải quan như nào. Tất nhiên a vẫn không khuyến khích check nhiều quá như đi chợ, làm một thời gian thấy bên nào service ổn và giá không chênh nhau nhiều thì nên ký hợp đồng dịch vụ lâu dài. Đây là lý do tại sao mấy đứa Purchaser như mày phải hiểu và giỏi được cả nghiệp vụ logistics thì mới gọi là pro được, mới thăng tiến và tư vấn tốt được.
Thôi mày làm việc tiếp với bên bán và tính giá vận chuyển xem đi.


- Anh ơi, hai thằng này đều đang bán với giá EXW, em tìm được mấy bên logistics giá cũng khá tốt, gửi các thông tin đầy đủ để check giá rồi, nhưng có một bên là LOST CARGO LOGSITCS giá tốt hơn và em còn mặc cả được nữa. Họ báo giá cả đi hàng AIR và SEA. Em thấy đi SEA rẻ hơn nhiều anh ạ.
- Anh biết là với hàng khối lượng lớn, đi SEA sẽ rẻ hơn nhiều. Có nhiều phương thức vận chuyển: hàng air, sea, hàng bộ hay đi chuyển phát nhanh, em trước tiên cũng cần phải hiểu rõ về các phương thức đó, cách thức tính giá như thế nào, nên sử dụng trong trường hợp nào. Khi nào nên đi đi đường biển, khi nào nên đi hàng air cargo và khi nào chỉ nên sử dụng các hãng chuyển phát nhanh (Fedex, DHL, UPS…) Và cái quan trọng nhất là em phải biết cân đối giữa phương thức vận chuyển và tiến độ hàng. Thế nên với lô này, cần check thời gian hàng có thể về đến kho mình cho cả 2 phương thức, để từ đó xây dựng cách thức vận chuyển phù hợp với tiến độ dự án mà lại tiết kiệm chi phí nhất. Đó là một bài toán cần lời giả ngay từ đầu khi hoạch định các phương án vận chuyển.
- Okie anh, để em hỏi thời gian dự kiến nếu đi AIR hoặc SEA nhé. Rồi sao nữa anh?
- Anh nói hôm trước rồi, mày có nghe đâu, chi phí giá và vận chuyển chưa đủ, phải hạch toán cả chi phí thuế cho anh nữa chứ, nội dung của thuế nằm ở Hscode, chỉ cần tìm chính xác Hscode của nó là biết thôi?
- Cái biểu thuế em cũng xem qua rồi, nhưng khó quá, có cả đống Hscode nói về hàng này mà em không làm sao để tìm được.
- Ngồi xuống anh giải thích thêm . Muốn biết được chính xác Hscode sản phẩm thì mày phải hiểu được hết tên hàng, chức năng, đặc tính riêng có của sản phẩm. từ đó tra soát trên biểu thuế mới ra được. Những người mới bắt đầu như em, nếu hàng công ty đã nhập nhiều rồi thì xem lại hồ sơ từng nhập là biết, nếu hàng mới nên nhờ các bên có chuyên môn họ tư vấn trước đã, các bên FWD họ tư vấn thường chính xác, hoặc là để cẩn thận hơn cứ lên các diễn đàn xuất nhập khẩu logistics mà hỏi thêm, hoặc lên google search xem có tư vấn liên quan không. Tuy nhiên, tất cả tư vấn chỉ mang tính tham khảo, em phải lấy biểu thuế làm cốt lõi và check lại với nó.

Muốn check hscode chính xác , em phải hiểu được nội dung từng chương hscode, từng gạch đầu dòng nhỏ, phải đọc và hiểu được 6 quy tắc áp Hscode, phải có file chú giải chi tiết từng chương Hscode.

Em có thể phó mặc cho bên làm dịch vụ làm hết và tự áp, nhưng nhiều khi chính họ cũng sai vì nó còn phụ thuộc vào nghiệp vụ bên họ tư vấn, và làm sao họ có thể hiểu hết bản chất hàng như mình được, đầy là chưa nói nhiều bên còn cố tình đưa ra các chi phí ‘’làm luật’’ vô lý , chi trong chi ngoài. Mình các thiếu hiểu biết, càng dễ rơi vào thế bị động.

Biết thuế chính xác của nó còn chưa đủ, nhiệm vụ của purchaser còn phải tư vấn làm sao để tối thiểu hóa được cả chi phí thuế một cách hợp lý. Công cụ của nó chính là những giấy chứng nhận xuất xứ theo hiệp định thương mại của Việt Nam và các nước khác , để có thể miễn giảm số thuế phải nộp. Biểu thuế đã chỉ rất rõ mức thuế của hàng và trong TH có chứng nhận xuất xứ , thuế sẽ được giảm còn bao nhiêu. Ví dụ như hàng này chẳng hặn, anh xem qua thì thuế của nó khoảng 10-20%, tuy nhiên nếu nhà sản xuất có C/O form E , sẽ giảm còn 0%. Em có thể check và kiểm tra lại cho chắc chắn.
À còn một vấn đề nữa em không được quên, đó là giấy phép nhập khẩu. Không phải hàng nào cũng nhập như bình thường được, anh đã gặp nhiều lần khi về đến đây mới phát hiện ra hàng nhập khẩu cần xin giấy phép, nó dẫn đến mất thời gian để xin giấy phép và chi phí thử nghiệm , xin giấy phép. Có những trường hợp bên mình phát sinh xin giấy phép hơn 30 ngày mới xong, tốn quá nhiều thời gian và chi phí, dẫn đến phạt hợp đồng , chi phí giấy phép, lưu kho bãi phát sinh, dẫn đến lỗ nặng.
Điều này em phải chú ý, đối với hàng mới phải tham khảo thủ tục nhập khẩu cho hàng đó, có cần giấy phép gì không, giấy phép là giấy phép gì, căn cứ vào thông tư nghị định nào và thời gian và chi phí dự kiến hoàn thành trong bao lâu, thủ tục cụ thể như thế nào…
Em có thể thuê lại bên nào đó chuyên, nhưng tốt nhất em nên tự học , tự làm sẽ vừa tiết kiệm chi phí cho công ty , lại nâng thêm nghiệp vụ cho chính bản thân mình, nó giúp ích em về sau rất nhiều.

Còn một vấn đề nữa cần chú ý đối với các lô hàng là vấn đề thanh toán, thực ra thanh toán là vấn đề không khó, nhưng không nên được xem nhẹ đặc biệt thanh toán L/C. Hiểu về thanh toán không đơn giản là biết được nội dung từng phương thức thế nào, khi nào nên chọn phương thức thanh toán T/T, khi nào cần sự đảm bảo từ phương thức L/C mà còn liên quan đến việc hoàn thiện hồ sơ sau thanh toán , tránh các vấn đề phát sinh liên quan đến thuế hay ngân hàng sau này.
Sinh viên bọn em bây giờ rất giỏi, nhưng khi đi làm lại chỉ giỏi những công việc được giao, chứ tinh thần học hỏi và hiểu biết thêm các mang liên quan khác thì lại hạn chế, biết sâu một chút là tốt nhưng thời nay, biết sâu chưa đủ, nên biết rộng ra thì sẽ tốt hơn.
Nói chung , em không có ai chỉ dẫn trực tiếp , nên đòi hòi sự tập trung và tự học và làm của em phải cao hơn các bạn khác. Công ty anh trả lương cao, nhưng bù lại trách nhiệm của em cũng cao hơn, bất cứ sai lầm nào lớn do tính toán hay sai sót chủ quan của em, em đều phải chịu trách nhiệm thiệt hại trong đó. Thôi muộn rồi về nghỉ thôi.
Tít cám ơn sếp , rồi lặng lẽ về phòng ra về. ‘’Không biết theo cái nghề này, gặp vài lô hàng dự án mà phát sinh chắc đuổi việc sớm quá’’ .
Cô bước ra ngoài, trời mưa không ngớt, bầu trời tối mù mịt y như tương lai của cái vị trí này vậy.
...
Thồi xàm vậy đủ ròi, bên dưới mình tập hợp link các bài viết có liên quan cho mấy bà Purchaser học thêm ít vậy, hi vọng có thể giúp đỡ phần nào công việc các bạn.
 

anhtuan195

New Member
Bài viết
2
Reaction score
1
Hay quá, em cảm ơn ạ, em là sinh viên năm nhất nên đang gắng tìm hiểu trước sau này ít bỡ ngỡ với kiến thức chuyên nghành
 

Lê Trực

New Member
Bài viết
1
Reaction score
0
Cảm ơn sự chia sẻ của anh về bài viết này nha. Bài viết chi tiết đến từng thứ mà một Purchaser cần phải biết.
 

Tìm thành viên

Top