Chia sẻ Case study trong thanh toán quốc tế

luuvanbi

Well-Known Member
Bài viết
330
Reaction score
413
1. Trường hợp thực tế liên quan giữa thanh toán quôc tê và dịch vu logistics luôn, mới đây một số anh chị đã bị : Bán Cif thanh toán 70% trước or 50% trước. 30% or 50% còn lại thanh toán trước khi hàng đến , thế nào ông shipper tự tin dùng HBL Surrender quên báo ông FWD hold hàng khi nào nhận đủ tiền mới release. Hàng đến consignee chưa thanh toán phần còn lại = > Surrender thì nhận hàng luôn => Shipper khóc như mưa vì chưa đòi được phần còn lại.
Thường thi FWD tai VN không dại gì ma vi 1 lô hàng ma hủy sư nghiêp của mình. nếu cấu kết là thường FWD ( agent ) tại destination thông đồng vơi consignee để chiêm đoạt hàng , nhưng trường hợp như thế này có xảy ra, và thường găp ở các quốc gia Châu Phi.

2. Em góp một case cơ bản về rủi ro thanh toán quốc tế :
- Doanh nghiệp sử dụng email trao đổi xác nhận thông tin thanh toán.
- Một bên khác hack đc server của một bên thanh toán tiền hàng và theo dõi email quá trình trao đổi.
Đến thời điểm xác nhận thanh toán thì giả mạo email bằng một email gần giống kí tự với email đã trao đổi ( khác biệt gần giống nếu như ko kiểm tra kĩ như kí tự chữ rn với chữ m, hoặc tên email giống y chang email thật nhưng tên miền (Domain) của email lại như gần giống hoàn toàn nếu không soi).
Và tiền thanh toán chỉ đi qua tới kế toán, còn chủ doanh nghiệp sẽ ko biết đc điều này ( tài khoản thanh toán có thay đổi trong email nhưng kế toán là người submit hồ sơ chuyển tiền, cho phép thanh toán thì kế toán làm thôi)
- Ngân hàng nhận tiền y chang thỏa thuận, tên tài khoản nhận tiền y chang, Khác số tài khoản nhận tiền và chi nhánh nhận tiền ở nước khác, và Swift code cũng khác ban đầu.
--> Doanh nghiệp Vn mất tiền khi bán hàng. Còn người bán ở nước ngoài thì kiện vì mãi chưa cho người ta nhận hàng

3. Các bên mình từng làm qua thì 3 công ty dính lừa. 2 công ty nhập thì thanh toán TT in advance rồi nhà cung nó lấy ngàn vạn tỷ cái lý do để không giao hàng. Thế là mất tiền. 1 công ty bán thì nhờ thu trả chậm, bên mua cũng đưa ra cả tấn lý do bao gồm cả chiến tranh bạo động ra, rồi cũng bùng tiền luôn.

4. CAD shipper bán hàng qua trung gian. Ông trung gian phá sản. Ông consignee đòi hàng vì đã ký quỹ chuyển tiền cho ngân hàng rồi trong khi shipper chưa nhận được tiền. Hàng đang trên đường đi shipper bán cho người khác được giá cao đòi hãng tàu chuyển hướng. Hãng tàu k chịu vì service contract ký với consignee, chưa được trả cước . Cuối cùng cãi qua cãi lại hàng tới cảng đến bị dem/dent cả tháng. Shipper phải ngậm đắng nuốt cay giao hàng, trả 1 đống charge từ hãng tàu. Ông trung gian có thiện chí trả tiền cho shipper nhưng người chết thì k thể sống lại để trả vì đã tuyên bố phá sản. Mình k biết shipper lấy lại tiền bằng cách nào, đang chờ kết quả.

5. Rủi ro DP method là khách bùng k lấy hàng nữa trong khi hàng ship rồi, kéo về lòi bảng họng luôn. Rủi ro LC về phần chứng từ k cẩn thận bị từ chối thanh toán và đầu nhập k chấp nhận bất hợp lệ, bỏ hàng. Rủi ro TT cọc k đủ nhiều, khách so sánh trượt giá với việc mất cọc thì bỏ hàng hoặc ép giá. Rủi ro làm với fw chỉ định là thằng cùng hội cùng thuyền với consignee, Rủi ro k am hiểu bản chất việc sử dụng các loại BL khiến consignee lấy hàng dễ dàng... rất nhều,...

6. Thanh toán LC nhưng khi hàng về mở cont không đúng loại hàng như trong hợp đồng. Chứng từ đã khớp và tiền đã được thanh toán.

Nguồn: tổng hợp
 

Chin Chin

Member
Bài viết
48
Reaction score
7
Theo e , mặc dù loại bill là Surrender thì hàng vẫn được hold nếu không có yêu cầu release của shipper chứ nhỉ. TRường hợp ở trên , shipper không báo Hold thì nó vẫn phải được hold chứ sao forwarder thả hàng cho khách lun
 

Tìm thành viên

Top