Chia sẻ Các lỗi chấp nhận được trên C/O

Bài viết
236
Reaction score
59
C/O – giấy chứng nhận xuất xứ là loại chứng từ đặc biệt chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhờ có C/O mà chúng ta hiểu được hàng hóa đó đến từ đâu, có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không.

Về cơ bản, thông tin trên C/O không được phép sai hay khác biệt so với hàng hóa thực tế. Tuy nhiên, nhằm linh động cho doanh nghiệp, tránh những chi phí phát sinh không cần thiết, cơ quan Hải Quan đôi khi vẫn chấp nhận những khác biệt và lỗi nhỏ khi chúng không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ

CÁC KHÁC BIỆT NHỎ/ LỖI NHỎ ĐƯỢC CHẤP NHẬN TRÊN CO

Các khác biệt nhỏ, lỗi nhỏ được chấp nhận trên giấy chứng nhận xuất xứ được quy định rõ tại Điều 26 thông tư 38/2015/TT-BTC.

Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
  • Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
  • Lỗi chính tả hoặc đánh máy;
  • Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”, nhầm lẫn trong việc đánh dấu;
  • Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên C/O và chữ ký mẫu;
  • Khác biệt về đơn vị đo lường trên C/O và các chứng từ khác (hóa đơn, vận tải đơn,…);
  • Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;
  • Sự khác biệt về màu mực (đen hoặc xanh) của các nội dung khai báo trên C/O;
  • Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và chứng từ khác;
  • Sự khác biệt mã số trên C/O với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa.
CÁC LỖI NHỎ HIỆN KO ĐƯỢC CHẤP NHẬN TRÊN CO
Công văn số 8382/ TCHQ-GSQL ngày 25/12/2017 về tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa quy định rõ các lỗi không được chấp nhận trên C/O

Các bạn lưu ý những điểm được note trong CV để không bị bác CO
  1. Việc nợ CO : Phải khai báo xin nợ CO trên tờ khai. Nếu ko khai báo thì ko dc bổ sung CO về sau
  2. Thể thức CO : C/O mẫu AK được cấp kể từ ngày 11/10/2017, tại ô số tham chiếu không có dòng chữ “See Notes Overleaf’.
  3. Hóa đơn bên thứ ba/ nước thứ ba
  • Đối với C/O mẫu AANZ có hóa đơn nước thứ 3 không khai báo hóa đơn của người xuất khẩu/ nhà sản xuất theo đuy định tại thông tư số 31/2015/TT-BCT ngay 24/9/2015: Yêu cầu từ chối CO theo quy định
  • Đối với C/O mẫu VK, KV có hóa đơn thương mại không phải thành viên Hiệp định phát hành nhưng khai báo trên CO nội dung “third country/party invoicing” thay vì khai báo “non-party invoicing” theo quy định tại Thông tư số 40/2015/TT-BTC ngày 18/11/2015. C/O không được cấp theo đúng thể thức quy định : Yêu cầu gửi báo cáo về Tổng cục hải quan để tiến hàng xác minh
  1. Chữ ký người xuất khẩu trên CO
Trên CO phải có chữ ký của người xuất khẩu , nếu ko có thì CO không hợp lệ, bị từ chối
  1. Thông tin khai báo về người xuất khẩu ( Ô số 1 trên CO)
Trường hợp này hay gặp trên CO form E China hay để người ủy quyền đứng tên CO

Công văn số 5467/TCHQ-GSQL ngày 16/9/2013 hướng dẫn thông tin người xuất khẩu khai báo trên Ô số 01 của C/O mẫu E. Theo đó không chấp nhận người đứng tên trên Ô số 01 là người ủy quyền.

Trường hợp không phải là mua bán qua bên thứ 3 nhưng người XK đứng tên trên CO không phải là người phát hàng hóa đơn thương mại (Comercial Invoice), không phải là người xuất khẩu đứng tên trên tờ khai hải quan (tờ khai nhập khẩu) thì C/O được cấp không hợp lệ : Yêu cầu từ chối CO theo quy định.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Tìm thành viên

Top