Chia sẻ C/O giáp lưng – Back to back C/O

Bài viết
236
Reaction score
59
C/O giáp lưng là gì?
C/O giáp lưng hay Back-To-Back Preferential Certificate of Origin, Movement Certificate hay Back-To-Back C/O là loại giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi Nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên C/O của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên. Theo đó, hàng hóa khi tới tới nước nhập khẩu vẫn giữ nguyên xuất xứ nước xuất khẩu ban đầu mà không phải là nước trung gian.

Ví dụ:

Công ty xuất khẩu Thái Lan bán hàng cho 1 công ty ở Việt Nam nhưng hàng hóa của công ty Thái Lan được sản xuất ở Trung Quốc đã vận chuyển qua Thái Lan

Nếu công ty Thái Lan làm C/O form E giáp lưng hơp lệ được cấp bởi Thái Lan thì được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Tại ô số 13 trên C/O, đánh dấu vào “Back to Back” hoặc “Movement Certificate”

Điều kiện cấp C/O giáp lưng
Theo quy định tại Điều 11 Phụ lục VII Thông tư số 22/2016/TT-BCT, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên trung gian có thể cấp C/O giáp lưng nếu có đơn đề nghị cấp C/O giáp lưng của Người xuất khẩu, với điều kiện như sau:
  1. Người đề nghị cấp C/O giáp lưng phải xuất trình bản gốc của C/O ban đầu còn hiệu lực. Nếu không xuất trình được bản gốc, Người đề nghị cấp C/O giáp lưng phải xuất trình bản sao chứng thực của C/O đó.
  2. C/O giáp lưng được cấp phải bao gồm một số thông tin như trên C/O gốc. Các ô trong C/O giáp lưng phải được điền đầy đủ. Giá FOB của Nước thành viên trung gian tại ô số 9 phải được ghi trong C/O giáp lưng.
  3. Đối với các lô hàng xuất khẩu từng phần, trị giá của từng phần xuất khẩu đó sẽ được ghi thay cho trị giá của cả lô hàng trên C/O ban đầu. Khi cấp C/O giáp lưng cho Người xuất khẩu, Nước thành viên trung gian phải đảm bảo tổng số lượng tái xuất khẩu của các lô hàng xuất khẩu từng phần không vượt quá số lượng ghi trên C/O ban đầu nhập khẩu từ Nước thành viên đầu tiên.
  4. Trong trường hợp không đầy đủ thông tin và/hoặc nghi ngờ có vi phạm, cơ quan Hải quan của Nước thành viên nhập khẩu cuối cùng có thể yêu cầu xuất trình C/O ban đầu.
  5. Các thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 18 và Điều 19 Phụ lục VII Thông tư số 22/2016/TT-BCT cũng được áp dụng đối với Nước thành viên cấp C/O giáp lưng.
Quy định về C/O giáp lưng trong ATIGA có nhiều điểm tương đồng với AANZFTA và AJCEP, đó là không bắt buộc nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một.

Thủ tục cấp C/O giáp lưng
Bước 1: Thương nhân nếu chưa khai báo hồ sơ đăng kí thương nhân lần đầu tại Hệ thống quản lý & cấp chứng nhận xuất xứ điện tử – Bộ Công Thương : www.ecosys.gov.vn. Nếu thương nhân đã có thì bỏ qua bước này

Bước 2: Đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại: www.ecosys.gov.vn, nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện hồ sơ đề nghị cấp C/O giáp lưng tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O

Hồ sơ bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp C/O (theo mẫu 04 kèm theo Nghị định 31/2018/ ND-CP)
  • Mẫu C/O tương ứng đã được khai đầy đủ và đóng sẵn dấu “Back to Back C/O”
  • Bản C/O gốc hoặc bản sao đã được chứng thực của nước xuất khẩu đầu tiên cấp.
  • Bản sao B/L hặc giấy tờ tương đương có đóng dấu “sao y bản chính”
  • Bản sao Tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan có xác nhận của hải quan có đóng dấu sao y bản chính
Bước 3: Tổ chức cấp C/O sẽ xem xét hồ sơ đề nghị cấp C/O của thương nhân và trả về một trong những kết quả sau:
  • Hồ sơ hợp lệ, chấp nhận cấp C/O kèm thời gian cụ thể
  • Thiếu chứng từ, đề nghị bổ sung
  • Đề nghị kiểm tra chứng từ: giải trình hoặc sửa chữa nếu cần thiết
  • Từ chối cấp C/O
Bước 4: Cán bộ thuộc tổ chức cấp C/O xác nhận và nhập dữ liệu vào hệ thống.

Bước 5: Tổ chức cấp C/O ký, đóng dấu và trả C/O cho thương nhân
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Tìm thành viên

Top